Chương 4 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007: Kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Số hiệu: | 05/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật này và hàng hóa trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 5 Điều 68 và khoản 2 Điều 70 của Luật này.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật này và hàng hóa trong nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi của địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
4. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác có liên quan trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có các quyền sau đây:
1. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra hoặc phân công kiểm soát viên chất lượng thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;
2. Cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng của sản phẩm, hàng hóa;
3. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại các điều 30, 36 và 40 của Luật này;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nhiệm vụ sau đây:
1. Xác định chủng loại hàng hóa cụ thể để tiến hành kiểm tra chất lượng;
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;
4. Xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu;
5. Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc xây dựng đội ngũ kiểm soát viên chất lượng, trang bị phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
6. Ra quyết định xử lý trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra hoặc kiểm soát viên chất lượng về việc tạm đình chỉ sản xuất, niêm phong, tạm dừng bán hàng;
7. Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
8. Bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức và thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra và các kết luận liên quan.
1. Đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thành lập trên cơ sở chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra đột xuất.
2. Đoàn kiểm tra phải có ít nhất năm mươi phần trăm số thành viên là kiểm soát viên chất lượng.
Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 30 và Điều 40 của Luật này; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;
2. Lấy mẫu để thử nghiệm khi cần thiết;
3. Niêm phong hàng hóa, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường;
4. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
5. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này.
6. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
7. Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
8. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
1. Kiểm soát viên chất lượng là công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Tiêu chuẩn, chế độ và việc bổ nhiệm kiểm soát viên chất lượng do Chính phủ quy định.
Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kiểm soát viên chất lượng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 40 của Luật này; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;
2. Niêm phong, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường;
3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
4. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này;
5. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
6. Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
7. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
1. Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là thanh tra chuyên ngành.
2. Việc thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối tượng của thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
EXAMINATION, INSPECTION OF PRODUCT AND GOODS QUALITY
Section 1. EXAMINATION OF PRODUCT AND GOODS QUALITY
Article 45. Assignment of responsibilities among product and goods quality examination agencies
1. Product and goods quality examination agencies under line ministries shall examine the quality of products in production within their assigned scope defined in Clause 1, Article 70 of this Law and goods in import, export, circulation on the market or use process within their assigned scope defined in Clause 5, Article 18, and Clause 2, Article 70 of this Law.
2. Product and goods quality examination agencies under the Ministry of Science and Technology shall examine the quality of products in production within their assigned scope prescribed in Clause 1, Article 70 of this Law as well as goods imported, exported or circulated on the market and goods in the use process within their assigned scope prescribed in Clause 4, Article 69 of this Law.
3. Product and goods quality examination agencies under provincial/municipal Peoples Committees shall examine product and goods quality in their respective localities according to regulations of line ministries.
4. Product and goods quality examination agencies defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall coordinate with product and goods quality examination agencies under provincial/municipal Peoples Committees and concerned agencies in examining product and goods quality.
Article 46. Powers of product and goods quality examination agencies
Within the scope of their tasks and powers, product and goods quality examination agencies have the following powers:
1. To decide on setting up examination teams or assign quality controllers to conduct regular or extraordinary examination.
2. To warn about the failure to ensure product and goods quality.
3. To handle violations during the examination according to Articles 30, 36 and 40 of this Law.
4. To settle complaints and denunciations about decisions of examination teams or quality controllers in accordance-with the law on complaints and denunciations.
Article 47. Tasks of product and goods quality examination agencies
Within the ambit of their tasks and powers, product and goods quality examination agencies have the following tasks:
1. To identify specific categories of goods in order to examine their quality.
2. To work out annual examination plans to be submitted to competent state agencies for decision.
3. To receive importers dossiers of registration for quality examination.
4. To certify conditions for ensuring the quality of imported goods.
5. To make and submit to competent state agencies decision on building a contingent of quality controllers and equipping technical facilities to meet the requirements of product and goods quality examination.
6. To issue handling decisions within 3 working days after receiving reports from examination teams or quality controllers on production suspension, sealing of goods or sale suspension.
7. To ensure objectivity, accuracy, publicity, transparency and non-discrimination in the examination of product and goods quality.
8. To keep secret inspection results pending the release of official conclusions, information and documents related to inspected production and business organizations or individuals.
9. To take responsibility before law for examination results and related conclusions.
1. Examination teams are set up under decisions of heads of product and goods quality examination agencies, based on the examination programs or plans already approved by competent state agencies or upon extraordinary examination request.
2. An examination team must have at least 50% of its members who are quality controllers.
Article 49.Tasks and powers of examination teams
During the examination of product and goods quality, an examination team has the following tasks and powers:
1. To request production and business organizations or individuals to produce documents related to products and goods according to examination contents specified in Article 27 and handle violations during the examination according to Articles 30 and 40 of this Law; when necessary, to request production and business organizations or individuals to supply copies of documents specified-in this Clause.
2. To take samples for testing when necessary.
3. To seal goods and suspend the sale of unconformable goods on the market in the process of examination.
4. To request organizations or individuals producing and/or trading in goods which fail to conform to announced applicable standards or relevant technical regulations to take remedies or repair the goods.
5. To propose the product and goods quality examination agency to handle violations according to their competence prescribed in Article 46 of this Law.
6. To ensure the principles of objectivity, accuracy and non-discrimination while conducting examination.
7. To keep secret examination results and information related to inspected production and business organizations or individuals.
8. To report accurately and promptly examination results to the product and goods quality examination agency.
9. To take responsibility before law for examination results, conclusions and the handling of violations.
Article 50. Quality controllers
1. Quality controllers are public employees appointed to the rank of quality controller in product and goods quality examination agencies.
2. Criteria, mechanisms for and appointment of quality controllers shall be prescribed by the Government.
Article 51. Tasks and powers of quality controllers
During the examination of product and goods quality, quality controllers have the following tasks and powers:
1. To request production and business organizations or individuals to produce documents related to products and goods according to examination contents specified in Clause 2 of Article 27 and handle violations during the examination according to Article 40 of this Law; when necessary, to request production and business organizations of individuals to supply copies of documents specified in this Clause.
2. To seal, suspend sale of. unconformable goods on the market during the examination.
3. To request organizations and individuals that produce and/or trade in products or goods which fail to conform to announced applicable standards or relevant technical regulations to take remedies or repair the goods.
4. To propose product and goods quality examination agencies to handle violations according to their competence defined in Article 46 of this Law.
5. To ensure the principles of objectivity, accuracy and non-discrimination while conducting examination.
6. To keep secret examination results and information related to inspected production and business organizations or individuals.
7. To report accurately and promptly examination results to product and goods quality examination agencies.
8. To take responsibility before law for examination results, conclusions and handling of violations.
Section 2. PRODUCT AND GOODS QUALITY INSPECTORATE
Article 52. Product and goods quality inspectorate
1. The product and goods quality inspectorate is a specialized inspectorate.
2. Inspection is conducted in accordance with the inspection law.
3. The Government shall specify the organization and operation of the product and goods quality inspectorate.
Article 53. Tasks and subjects of product and goods quality inspection
1. The product and goods quality inspectorate is tasked to inspect the observance of law by organizations and individuals producing and/or trading in products and goods and organizations and individuals conducting product and goods quality-related activities.
2. Subject to product and goods quality inspection are production and business organizations and individuals, consumers, conformity evaluation organizations, professional organizations, consumer interest-protecting organization and product and goods inspection agencies.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 7. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 27. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
Điều 29. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
Điều 30. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
Điều 32. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu
Điều 33. Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu
Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều 35. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều 36. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều 39. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Điều 40. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Mục 6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Điều 42. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng
Mục 1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 45. Phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 50. Kiểm soát viên chất lượng
Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành, lĩnh vực
Điều 5. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 7. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều 39. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Điều 40. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Điều 45. Phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 50. Kiểm soát viên chất lượng
Điều 66. Xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành, lĩnh vực