Chương 2 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Số hiệu: | 05/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp.
2. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm.
3. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
6. Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
2. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
5. Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng.
7. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.
8. Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này.
13. Chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này.
1. Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa do mình nhập khẩu.
2. Yêu cầu người xuất khẩu cung cấp hàng hóa đúng chất lượng đã thoả thuận theo hợp đồng.
3. Lựa chọn tổ chức giám định để giám định chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa nhập khẩu theo quy định.
5. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình nhập khẩu.
6. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
7. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hóa.
5. Thông báo điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản hàng hóa theo quy định của pháp luật.
6. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
7. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành hàng hóa cho người bán hàng, người sử dụng.
8. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng trả lại.
9. Kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
10. Tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
11. Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được; chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
12. Thu hồi, xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
13. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
14. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Trả chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này.
1. Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa xuất khẩu.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa cho đến thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người nhập khẩu.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
5. Yêu cầu người nhập khẩu hàng hóa hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo thoả thuận.
6. Khiếu nại quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 32 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
2. Thực hiện các biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không phù hợp theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
3. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31, chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này.
1. Quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định hàng hóa.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa.
4. Được giải quyết tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này và yêu cầu người sản xuất, người nhập khẩu đã cung cấp hàng hóa bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này.
5. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 38 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
2. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hóa trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản.
5. Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng hóa.
6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua.
7. Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hóa bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
8. Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
9. Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
10. Hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại.
11. Hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thu hồi, xử lý hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
12. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
13. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
14. Trả chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này.
1. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
2. Được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
3. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật.
4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực hiện trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa trong quá trình sử dụng theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Tuân thủ quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
3. Tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
1. Tiến hành thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
2. Được thanh toán chi phí theo thoả thuận với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu đánh giá sự phù hợp hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánh giá sự phù hợp tương ứng.
4. Cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy đã cấp cho các đối tượng được giám định hoặc chứng nhận tương ứng.
5. Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
7. Thu chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; thu chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 37; thu chi phí thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; thu chi phí thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này.
1. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật này.
2. Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lý do chính đáng.
3. Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức được đánh giá sự phù hợp, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Bảo đảm trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
6. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
7. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp.
9. Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả đánh giá sự phù hợp. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá, trường hợp các bên không thoả thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặc toà án quyết định, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá.
10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này.
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.
2. Hỗ trợ, nâng cao nhận thức và vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Đào tạo, bồi dưỡng về phương thức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và phản biện xã hội trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Khiếu nại, khởi kiện trong tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại cho thành viên, tổ chức nghề nghiệp.
1. Đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi nhận được khiếu nại, phản ánh về chất lượng hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, định lượng ghi trên nhãn hoặc không bảo đảm chất lượng theo hợp đồng.
2. Nhận thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa không phù hợp, mức độ không phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và cung cấp thông tin này cho các cơ quan thông tin đại chúng, đồng thời chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp theo quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị cơ quan kiểm tra, thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc giải quyết các vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
5. Tổ chức hướng dẫn, tư vấn về quyền lợi người tiêu dùng liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS TOWARDS PRODUCT AND GOODS QUALITY
Section I. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PRODUCTION AND BUSINESS ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
Article 9. Rights of producers
1. To decide on and announce the quality of products they manufacture or supply.
2. To decide on internal control measures in order to ensure product quality.
3. To select appropriate evaluation organizations for testing, verifying, inspecting and certifying product and goods quality.
In case of certification of regulation conformity, examination of product quality according to state management requirements, producers shall select designated conformity evaluation organizations.
4. To use standard- or regulation- conformity stamps and other signs for products according to law.
5. To request sellers to cooperate in the withdrawal and handling of goods of poor quality.
6. To complain about conclusions of examination teams or decisions of examination agencies or competent state management agencies.
7. To be entitled to compensation under the provisions of Section 2, Chapter V of this Law and relevant provisions of law.
Article 10. Obligations of producers
1. To observe the conditions for ensuring the quality of products before they are put on the market according to Article 28 of this Law and take responsibility for products they manufacture.
2. To display quality information on goods labels, packing or in documents accompanying goods in accordance with legal provisions on goods labeling.
3. To supply truthful information on product and goods quality.
4. To warn about the products capability of causing unsafe and notify preventive methods to sellers and consumers.
5. To announce the requirements on transportation, storage, preservation and use of products and goods.
6. To supply purchasers and consumers with information on warranty and warranty services for products and goods.
7. To repair, refund money or exchange for new goods or receive back defective ones which are returned by sellers or consumers.
8. To promptly stop production, notify such to, concerned parties and take remedies when detecting that products or goods cause unsafe or fail to conform to announced applicable standards or relevant technical regulations.
9. To withdraw and handle products and goods of poor quality. If the goods must be destroyed, to bear all costs of goods destruction and be liable for its consequences in accordance with law.
10. To pay compensation under the provisions of Section 2, Chapter V of this Law and relevant provisions of law.
11. To observe competent state agencies regulations and decisions on inspection and supervision.
12. To pay costs of testing, standard- or regulation- conformity certification according to Article 31; sample-taking and testing costs according to Article 41; sample-taking, testing and inspection costs according to Article 58 of this Law.
13. To prove wrong results and faults of conformity evaluation organizations according to Clause 2. Article 63 of this Law.
Article 11. Rights of importers
1. To decide to select the level of quality of goods they import.
2. To request exporters to supply goods of proper quality as agreed upon in contracts.
3. To select inspection organizations to inspect the quality of goods they import.
4. To use standard- or regulation-conformity stamps and other signs for imported goods according to regulations.
5. To decide on internal control measures in order to maintain the quality of products and goods they import.
6. To request sellers to cooperate in withdrawing and handling goods of inferior quality.
7. To complain about conclusions of quality controllers or examination teams, or decisions of examination agencies or competent state management agencies.
8. To be entitled to compensation under the provisions of Section 2, Chapter V of this Law and relevant provisions of law.
Article 12. Obligations of importers
1. To observe the conditions for ensuring the quality of imported goods according to Article 34 of this Law.
2. To take responsibility for the quality and labeling of goods they import in accordance with law.
3. To supply truthful information on product and goods quality.
4. To organize and control the process of transportation, storage and preservation in order to maintain goods quality.
5. To announce conditions which must be complied with during the transportation, storage and preservation of goods in accordance with law.
6. To warn sellers and consumers about the goods capability of causing unsafe and notify them of preventive measures.
7. To supply information on warranty and provide warranty service to sellers and consumers.
8. To repair, refund money or exchange for new goods or receive back defective ones returned by sellers or consumers.
9. To promptly stop the import, notify such to concerned parties and take remedies when detecting that the goods cause unsafe or fail to conform to announced applicable standards or relevant technical regulations.
10. To re-export imported goods which fail to conform to relevant technical regulations.
11. To destroy imported goods which fail to conform with relevant regulations but cannot be re-exported; to bear all costs of goods destruction and be liable for its consequences in accordance with law.
12. To withdraw and handle goods of poor quality.
13. To pay compensation under the provisions of Section 2, Chapter V of this Law and relevant provisions of law.
14. To observe competent state agencies regulations and decisions on inspection and supervision.
15. To pay goods quality examination costs and fees according to Article 37; sample-taking and testing costs according to Article 41; sample-taking, testing and expertise costs according to Article 58 of this Law.
Article 13. Rights of exporters
1. To decide to select the level of quality of goods they export.
2. To select appropriate conformity evaluation organizations in order to test, inspect and certify the quality of export goods.
3. To decide on internal control measures in order to maintain the quality of goods till the time of transfer of ovnership of those goods to importers.
4. To use standard- or regulation-conformity stamps and other signs for exported goods according to regulations.
5. To request importers to cooperate in withdrawing and handling goods which fail to ensure the quality as agreed upon.
6. To complain about decisions of examination agencies or competent state management agencies.
7. To be entitled to compensation under the provisions of Section 2, Chapter V of this Law and relevant provisions of law.
Article 14. Obligations of exporters
1. To observe the conditions for ensuring the quality of exported goods according to Article 32 of this Law and take responsibility for goods quality.
2. To take measures for handling exported goods which fail to comply with Article 33 of this Law. If the goods must be destroyed, to bear all costs of goods destruction and take responsibility for its consequences in accordance with law.
3. To comply with competent state agencies regulations and decisions on inspection and supervision.
4. To pay costs of testing and standard- or regulation-conformity certification according to Article 31; sample-taking and testing costs according to Article 41 and sample-taking, testing and inspection costs according Article 58 of this Law.
1. To decide on modes of examination of goods quality.
2. To select appropriate evaluation organizations for testing and inspecting goods.
3. To decide on internal control measures in order to maintain goods quality.
4. To settle disputes under the provisions of Section 1, Chapter V of this Law and request producers or importers that have supplied goods to pay compensation for damage according to Clause 1, Article 61 of this Law.
5. To complain about conclusions of quality controllers, examination teams and decisions of examination agencies or competent state management agencies.
6. To be entitled to compensations under the provisions of Section 2, Chapter V of this Law and relevant provisions of. law.
Article 16. Obligations of sellers
1. To observe the conditions for ensuring the quality of goods circulated on the market according to Article 38 of this Law and take responsibility for goods quality.
2. To check the origin of goods, goods labels, standard- or regulation-conformity stamps and documents related to goods quality.
3. To supply truthful information on product and goods quality.
4. To apply measures to maintain the quality of goods during their transportation, storage and preservation.
5. To notify purchasers of conditions to be ensured during the transportation, storage, preservation and use of goods.
6. To supply purchasers with information on goods warranty.
7. To supply documents and information on goods subject to examination to quality controllers, and product and goods quality examination teams and agencies.
8. To promptly supply purchasers with information on the goods capability of causing unsafe and preventive measures upon receiving warnings from producers or importers.
9. To promptly stop selling goods and notifying producers, importers and purchasers when detecting unsafe goods or goods which fail to conform to announced applicable standards or relevant technical regulations.
10. To refund money or exchange goods for new ones or receive back defective goods returned by purchasers.
11. To cooperate with producers and importers in withdrawing and handling goods which fail to conform to announced applicable standards or relevant technical regulations.
12. To pay compensation under the provisions of Section 2, Chapter V of this Law and relevant provisions of law.
13. To comply with competent state agencies regulations and decisions on inspection and supervision.
14. To pay sample-taking and testing costs according to Article 41, and sample-taking and inspection costs according Article 58 of this Law.
Section 2. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CONSUMERS
Article 17. Rights of consumers
1. To be supplied with truthful information on the safety and quality of products and goods and provided with instructions on their transportation, storage, preservation and use.
2. To be supplied with information on warranty for goods, their capability of causing unsafe and preventive measures upon receiving warnings from producers or importers.
3. To request sellers to repair, refund money for. exchange or receive back defective goods.
4. To be entitled to compensations under the provisions of Section 2, Chapter V of this Law and relevant provisions of law.
5. To request organizations and individuals producing and/or trading in goods to fulfill their responsibility for the protection of consumer interests according to the law on protection of consumer interests.
6. To request consumer interest-protecting organizations to protect their lawful interests according to the law on protection of consumer interests.
Article 18. Obligations of consumers
1. To observe the conditions for assurance of good quality in the course of using goods according to Article 42 of this Law.
2. To comply with producers, importers and sellers regulations and instructions on the transportation, storage, preservation and use of products and goods.
3. To comply with regulations on verification of the quality of products and goods quality in the process of using those on the lists issued by line ministries.
4. To observe legal provisions on environmental protection in the process of using products and goods.
Section 3. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CONFORMITY EVALUATION ORGANIZATIONS AND CONSUMER INTEREST-PROTECTING ORGANIZATIONS
Article 19. Rights of conformity evaluation organizations
1. To test, inspect, verify and certify product and goods quality on the basis of contracts signed with organizations and individuals requesting conformity evaluation in their registered operation domain or under designation by competent state agencies.
2. To get paid according to agreements with organizations or individuals producing and/or trading in products and goods that request conformity evaluation or at the request of competent state agencies.
3. To supply testing results to corresponding subjects of conformity evaluation.
4. To grant, re-grant, expand, narrow the scope or suspend and withdraw conformity evaluation certificates, the right to use standard - or regulation-conformity stamps already granted to corresponding subjects of verification or certification.
5. To refuse to supply information related to goods-quality test, inspection, verification and certification results to third parties, unless it is requested by a competent state agency.
6. To have their conformity evaluation results recognized by competence state agencies in accordance with law.
7. To collect costs of test and certification of standard or regulation conformity according to Article 31; charges and fees for examination of the quality of imported goods according to Article 37; testing costs according to Article 41; and testing and inspection costs according to Article 58 of this Law.
Article 20. Obligations of conformity evaluation organizations
1. To meet the conditions set in Clause 5. Article 25 of this Law.
2. Not to refuse to supply services unless they can give plausible reasons.
3. To keep secret conformity evaluation information, data and results of organizations subject to conformity evaluation, unless they are requested by competent state agencies.
4. To ensure publicity, transparency, independence, objectivity, accuracy and no discrimination based on goods origin and organizations and individuals conducting product and goods quality-related activities.
5. To ensure the conformity evaluation order and procedures according to the law on standards and technical regulations.
6. To announce on the mass media the grant, re-grant, expansion, narrowing down of the scope, suspension or revocation of conformity certificates and the right to use standard - or regulation-conformity stamps.
7. To be subject to supervision or inspection of their conformity evaluation activities by competent state agencies.
8. To take responsibility before law for conformity evaluation results.
9. To pay fines to organizations and individuals with evaluated products and goods in case of supplying wrong conformity evaluation results. Fine levels shall be agreed upon by concerned parties but must not exceed 10 times the evaluation cost; if concerned parties cannot reach agreement, fine levels shall be decided by arbitration or a court but must not exceed 10 times the evaluation cost.
10. To pay compensation according to Clause 1, Article 63 of this Law.
Article 21. Rights and obligations of professional organizations
1. To propagate and disseminate to production and business organizations and individuals knowledge about the application of the law on product and goods quality: to form a sense of responsibility for producing and trading in quality-products and goods for consumer interests, which save energy and are environment-friendly; to raise social awareness about consumption, form civilized consumption habits.
2. To support, and raise the awareness of, production and business organizations and individuals about and encourage them to apply the law on product and goods quality.
3. To organize training and retraining in the modes of product and goods quality control and social debate in the control of product and goods quality.
4. To comment on draft legal documents on product and goods quality.
5. To lodge complaints or initiate lawsuits concerning disputes over product and goods quality which cause harms to their or their members interests.
Article 22. Rights and obligations of consumer interest-protecting organizations
1. To represent consumers in protecting their lawful rights and interests when receiving complaints or reports on the quality of goods which fail to conform to announced applicable standards, relevant technical regulations, the quantity indicated on goods labels or the quality prescribed in contracts.
2. To receive information relating to organizations and individuals producing unconformable products or trading in unconformable goods, the degree of the goods non-conformity with announced applicable standards or corresponding technical regulations, and supply this information to mass media agencies, and concurrently take responsibility for their supplied information.
3. To propose supervision and inspection agencies or competent state agencies to handle production and business organizations for their violations related to product and goods quality.
4. To lodge complaints or initiate lawsuits about the quality of products or goods which cause harms to consumers.
5. To provide guidance and advise on consumer interests related to product and goods quality.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 7. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 27. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
Điều 29. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
Điều 30. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
Điều 32. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu
Điều 33. Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu
Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều 35. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều 36. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều 39. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Điều 40. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Mục 6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Điều 42. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng
Mục 1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 45. Phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 50. Kiểm soát viên chất lượng
Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành, lĩnh vực
Điều 5. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 7. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều 39. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Điều 40. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Điều 45. Phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 50. Kiểm soát viên chất lượng
Điều 66. Xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành, lĩnh vực