Chương II Luật Căn cước 2023: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước
Số hiệu: | 26/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 08/01/2024 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời điểm Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng
Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 vào ngày 27/11/2023 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), trong đó quy định thời điểm Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng.
Thời điểm Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng
Cụ thể, Luật Căn cước 2023 quy định thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
Còn đối với Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa:
-Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.
- Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước 2023.
Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước
- Thẻ căn cước có thông tin được in trên thẻ và bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
- Thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm:
+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;
+ Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;
+ Ảnh khuôn mặt;
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính;
+ Nơi đăng ký khai sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nơi cư trú;
+ Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;
+ Nơi cấp: Bộ Công an.
- Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân, các thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều 9, khoản 2 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 Luật Căn cước 2023.
Xem chi tiết Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Căn cước công dân 2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
4. Bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân trong các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
2. Tên gọi khác.
3. Số định danh cá nhân.
4. Ngày, tháng, năm sinh.
5. Giới tính.
6. Nơi sinh.
7. Nơi đăng ký khai sinh.
8. Quê quán.
9. Dân tộc.
10. Tôn giáo.
11. Quốc tịch.
12. Nhóm máu.
13. Số chứng minh nhân dân 09 số.
14. Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.
15. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.
16. Nơi thường trú.
17. Nơi tạm trú.
18. Nơi ở hiện tại.
19. Tình trạng khai báo tạm vắng.
20. Số hồ sơ cư trú.
21. Tình trạng hôn nhân.
22. Mối quan hệ với chủ hộ.
23. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
24. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
25. Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.
1. Thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này được thu thập, cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư do lực lượng Công an nhân dân quản lý và Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp thông tin quy định tại các khoản 1, 4, 5, 7, 8, 9 và 11 Điều 9 của Luật này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì cơ quan quản lý căn cước yêu cầu người dân cung cấp.
3. Cơ quan quản lý căn cước phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra thông tin khi thu thập, cập nhật, điều chỉnh để bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
4. Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, pháp luật về an ninh mạng và pháp luật về an toàn thông tin mạng.
5. Phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
a) Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;
c) Văn bản cung cấp thông tin;
d) Ứng dụng định danh quốc gia;
đ) Nền tảng định danh và xác thực điện tử;
e) Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó.
7. Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
8. Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này khi khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
9. Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
10. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra, thống nhất thông tin về cá nhân.
11. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 5 và 9 Điều này; quy định trình tự, thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
1. Cơ quan, tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khi có một trong các thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thực hiện kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Cơ quan quản lý căn cước chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan, tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Cơ quan quản lý cổng dịch vụ công hoặc cơ quan quản lý hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với các thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này có trách nhiệm chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước; cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đầy đủ, chính xác, kịp thời.
4. Trường hợp thông tin của cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan hoặc cá nhân đó để kiểm tra các thông tin và cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo đảm chính xác, thống nhất.
5. Việc kết nối, chia sẻ, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
2. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
4. Chính phủ quy định việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy trình cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu;
b) Bảo đảm việc cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời;
c) Thông báo kịp thời thông tin của người dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác cho cơ quan quản lý căn cước.
2. Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, tài liệu của người dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật, điều chỉnh thông tin;
b) Giữ gìn, bảo vệ thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật, điều chỉnh.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức quản lý việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu;
b) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ.
1. Cơ sở dữ liệu căn cước được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu căn cước được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoạt động ổn định, liên tục.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
4. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân tại các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
4. Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
5. Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:
a) Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
b) Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;
c) Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
2. Chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác do Bộ Công an quản lý để phục vụ công tác quản lý dân cư, quản lý căn cước và đấu tranh phòng, chống tội phạm;
b) Việc chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu khác ngoài cơ sở dữ liệu quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông qua việc chia sẻ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này hoặc thông qua hình thức gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước;
b) Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua hình thức gửi yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này khi khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước phải gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước, cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản này;
d) Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 3 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Chia sẻ, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo quy định của Luật này;
b) Thông báo kịp thời thông tin, tài liệu về căn cước của người dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác cho cơ quan quản lý căn cước;
c) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì phải chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh.
2. Người được giao nhiệm vụ cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, tài liệu của người dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật, điều chỉnh thông tin;
b) Giữ gìn, bảo vệ thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật, điều chỉnh.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức quản lý việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu;
b) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ.
NATIONAL POPULATION DATABASE AND IDENTIFICATION DATABASE
Section 1. NATIONAL POPULATION DATABASE
Article 8. Requirements for establishment and management of the national population database
1. The national population database shall be established and managed in a centralized and unified manner at the identification-managing agency of the Ministry of Public Security.
2. The national population database shall be established according to standards and technical regulations on information technology and socio-economic norms, thereby ensuring that the database operates stably and continuously.
3. Assuring information safety and security, protecting personal data and facilitating the collection, update, adjustment, extraction and use of information.
4. Connecting and sharing information or data with the national database, specialized database, other database, national data center, public service portal, and information system for handling administrative procedures.
5. Protecting agencies, organizations or individuals’ rights to extract information according to regulations of law.
6. Storing adequate information of citizens upon collecting, updating and adjusting it on the database.
Article 9. Information on the national population database
1. Family name, middle name and first name.
2. Other names.
3. Personal identification number.
4. Date of birth.
5. Gender.
6. Place of birth.
7. Place of birth registration.
8. Place of origin.
9. Ethnic group.
10. Religion.
11. Nationality.
12. Blood group.
13. 9-digit ID card.
14. Date and place of issuance, date of expiry of the ID card, the citizen ID card, or the 12-digit ID card which has been issued.
15. Family name, middle name and first name, personal identification number, 09-digit ID card number, nationality of parents, spouses, children, legal representative(s) and the represented person.
16. Place of permanent residence.
17. Place of temporary residence.
18. Current place of residence
19. Declaration of temporary absence.
20. Residence document number.
21. Marital status.
22. Relationship with the household owner.
23. Family name, middle name and first name, personal identification number, 09-digit ID card number of the household owner and each member.
24. Date of death or going missing.
25. Phone number and email.
26. Other information as regulated by the Government.
Article 10. Collecting, updating, adjusting, managing, connecting, sharing and extracting information on the national population database
1. The information specified in Article 9 of this Law shall be collected, adjusted and updated on the national population database from the archive managed by the people’s public security forces, the identification database, the residence database, the civil status database, the national database, the specialized database, and other database according to regulations of law.
2. If the information specified in Clauses 1, 4, 5, 7, 8, 9 and 11 Article 9 of this Law is unavailable or inadequate, the identification-managing agency shall request citizens to provide it.
3. The identification-managing agency shall connect with relevant agencies, organizations and individuals in inspecting information when collecting, updating, and adjusting it in order to ensure the accuracy and consistency.
4. The information infrastructure of the national population database shall be protected by the State in accordance with regulations of the law on protection of key works related to national security, the cybersecurity law and the law on cyberinformation security.
5. Methods of extracting information on the national population database include:
a) Direct connection and exchange between the national database, the specialized database, other database, the national data center and the national population database or other methods of the Vietnam’s E-Government Architecture Framework;
b) The national public service portal or the public service portal of the Ministry of Public Security;
c) Written information provision;
d) National identification application;
d) Electronic identification and authentication platform;
g) Other methods as regulated by the Government.
6. State agencies, political organizations, and socio-political organizations are entitled to extract information on the national population database in conformity with their functions and tasks.
7. Individuals are entitled to extract their information on the national population database.
8. Organizations and individuals other than those specified in Clause 6 and Clause 7 of this Article shall obtain consent from the identification-managing agency and owners of personal information when extracting it on the national population database. In case of extraction of information of incapacitated persons, persons with limited recognition and behavioral control as specified in Civil Code, persons under 14 years of age, and persons declared missing or dead, the consent from the identification-managing agency and one of the legal representatives or heirs shall be granted according to regulations in Clause 9 of this Article.
9. Incapacitated persons, persons having limited recognition or behavioral control as specified in Civil Code and persons under 14 years of age may extract their information via their legal representatives.
The extraction of information of persons declared missing shall be decided by their legal representatives.
The extraction of information of persons declared dead shall be decided by their heirs.
10. The information on the national population database is the basis for inspection and unification of personal information conducted by agencies, organizations and individuals.
11. The Government shall elaborate Clauses 1, 2, 3, 5 and 9 of this Article; and procedures for extracting information on the national population database.
Article 11. Relation between the national population database and the national database, specialized database, national data center, public service portal, and information system for handling administrative procedures.
1. When having one of the pieces of information about a person on the national population database, the agency or organization managing the national database or the specialized database shall connect and share such information with the national population database.
2. The identification-managing agency shall share information on the national population database with the agency or organization managing the national database and the specialized database in order to perform functions and tasks that have been assigned.
3. When obtaining results of handling of administrative procedures with regard to information specified in Article 9 of this Law, the agency managing the public service portal or information system for handling administrative procedures at ministerial or provincial level shall share such results with the identification-managing agency. The identification-managing agency shall be responsible for fully, accurately, and promptly updating and adjusting information on the national population database.
4. If the information of a person on the national database or the specialized database is not consistent with that on the national population database, the identification-managing agency shall connect with a relevant agency or that person in inspecting the information, and updating and adjusting it on the national population database, the national database or the specialized database, thereby ensuring the accuracy and consistency.
5. Connection, sharing, update, adjustment, extraction and use of pieces of information between the national population database and the national data center, the national database, the specialized database shall be effective, safe and suitable to functions, tasks, and entitlement of agencies and organizations that perform the above-mentioned actions according to regulation of this Law and relevant laws.
Article 12. Personal identification number of Vietnamese citizen
1. The personal identification number of a Vietnamese citizen is a numerical string including 12 digits, set up by the national population database and is granted to a Vietnamese citizen.
2. Personal identification numbers shall be uniformly managed nationwide by the Ministry of Public Security; each Vietnamese citizen shall be granted one number which is not identical to another’s number.
3. The personal identification number of a Vietnamese citizen is used to issue an ID card to such citizen and extract his/her information on the national population database, national database, specialized database, national data center, public service portal, and information system for handling administrative procedures.
4. The Government shall provide for establishment, cancellation and re-establishment of a personal identification number of a Vietnamese citizen.
Article 13. Responsibilities of relevant agencies, organizations and individuals for collection, provision, update and adjustment to information and documents on the national population database.
1. Agencies, organizations and individuals shall:
a) Comply with the process of collection, provision, update and adjustment to information and documents;
b) Ensure sufficient, accurate and prompt collection and provision of information and documents;
c) Promptly notify citizen’s information upon occurrence of any change or inaccuracy to the identification-managing agency.
2. Persons assigned to collect, update and adjust information and documents shall:
a) Check information and documents on citizens; and regularly monitor, update and adjust information;
b) Preserve and keep relevant information and documents confidential; refrain from altering, erasing or damaging documents, and be responsible for the accuracy and sufficiency of updated and adjusted information.
3. The head of the identification-managing agency shall:
a) Organize management of collection, update, adjustment and storage of information and documents;
b) Check and take responsibility for information and documents already updated, adjusted and stored.
Section 2. IDENTIFICATION DATABASE
Article 14. Requirements for establishment and management of the identification database
1. The identification database shall be established and managed in a centralized and unified manner at the identification-managing agency of the Ministry of Public Security.
2. The identification database shall be established according to standards and technical regulations on information technology and socio-economic norms, thereby ensuring that the database is connected with the national population database and operates stably and continuously.
3. Ensuring information safety and security, protecting personal data and facilitating collection, update, adjustment, extraction and use of information.
4. Protecting agencies, organizations or individuals’ rights to extract information according to regulations of law.
5. Fully, accurately, and promptly collecting, updating and adjusting information; storing adequate information of citizens upon collecting, updating and adjusting it on the database.
Article 15. Information on the identification database
1. Information specified in Clause 1 through Clause 18, Clause 24 and Clause 25 of Article 9 of this Law.
2. Identity information.
3. Biometric identifiers, including portrait pictures, fingerprints, irides, ADN, voice.
4. Occupations, except for People's Armed forces, People's Public Security forces, and ciphers.
5. E-identification status. The e-identification status is the current level of e-identification.
Article 16. Collecting, updating, adjusting, managing, connecting, sharing and extracting information on the identification database
1. Information on the identification database is collected, updated, and adjusted from the following sources:
a) Information connection and exchange with the national population database, the national database and the specialized database;
b) Identification archive; dossiers on issuance and management of ID cards/certificates;
c) Persons who are information owners, except for the case specified in Point d of this Clause;
d) Biometrics identifiers that are ADN and voices voluntarily provided by each citizen or collected by the criminal proceedings agency or the supervisory agency of persons against whom administrative measures are taken during the performance of its functions and tasks, in which case these biometric identifiers will be shared with the identification-managing agency for update on the identification database.
2. Information on the identification database shall be shared as follows:
a) Information on the identification database may be shared with the national population database and the specialized database managed by the Ministry of Public Security to serve management of population and identification, and prevention and control of crimes;
b) Sharing information on the identification database with a database other than those specified in Point a of this Clause shall comply with the Government’s regulations.
3. Information on the identification database shall be extracted as follows:
a) State agencies, political organizations, and socio-political organizations are entitled to extract information on the identification database to perform their functions and tasks by sharing information specified in Clause 2 this Article or sending written information requests to the identification-managing agency;
b) Individuals are entitled to extract their information on the identification database by sending written information requests to the identification-managing agency;
c) Organizations and individuals other than those specified in Point a and Point b of this Clause shall send written information requests to the identification-managing agency and obtain consent from the agency and owners of personal information when extracting it on the identification database. In case of extraction of information of incapacitated persons, persons with limited recognition and behavioral control as specified in Civil Code, persons under 14 years of age, and persons declared missing or dead, the consent from the identification-managing agency and one of the legal representatives or heirs shall be granted according to regulations in Point d of this Clause.
d) Incapacitated persons, persons having limited recognition or behavioral control as specified in Civil Code and persons under 14 years of age may extract their information via their legal representatives.
The extraction of information of persons declared missing shall be decided by their legal representatives.
The extraction of information of persons declared dead shall be decided by their heirs.
4. The head of the identification-managing agency of the Ministry of Public Security has authority to give permission for extraction of information on the identification database.
5. The Government shall elaborate Clause 1 and Clause 3 of this Article.
Article 17. Responsibilities of relevant agencies, organizations and individuals for sharing, providing, updating and adjusting information and documents on the identification database.
1. Agencies, organizations and individuals shall:
a) Fully, accurately, and promptly share and provide information and documents according to regulations of this Law;
b) Promptly notify information and documents on identification of citizens upon occurrence of any change or inaccuracy to the identification-managing agency.
c) If the criminal proceedings agency or the supervisory agency of persons against whom administrative measures are taken has information about biometric identifiers, including ADN and voices, of any citizen, it shall transfer them to the identification-managing agency for update and adjustment.
2. Persons assigned to update and adjust information and documents shall:
a) Check information and documents on citizens; and regularly monitor, update and adjust information;
b) Preserve and keep relevant information and documents confidential; refrain from altering, erasing or damaging documents, and be responsible for the accuracy and sufficiency of updated and adjusted information.
3. The head of the identification-managing agency shall:
a) Organize management of collection, update, adjustment and storage of information and documents;
b) Check and take responsibility for information and documents already updated, adjusted and stored.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Điều 12. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam
Điều 22. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp
Điều 23. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước
Điều 25. Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước