Chương V Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005: Khởi kiện, thanh tra và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 49/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 25/01/2006 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi gửi thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng, người thụ hưởng có quyền khởi kiện tại Toà án đối với một, một số hoặc tất cả những người có liên quan để yêu cầu thanh toán số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này. Hồ sơ khởi kiện phải có đơn kiện, công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
2. Người thụ hưởng không xuất trình công cụ chuyển nhượng để thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 69 của Luật này hoặc không gửi thông báo về việc bị từ chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 50 của Luật này thì mất quyền khởi kiện đối với những người có liên quan, trừ người phát hành, người chấp nhận hoặc người ký phát, người bảo lãnh cho người bị ký phát trong trường hợp hối phiếu đòi nợ chưa được chấp nhận.
Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quyền khởi kiện người chuyển nhượng trước mình, người chấp nhận, người phát hành, người ký phát hoặc người bảo lãnh cho những người này về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này, kể từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng.
1. Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận yêu cầu thanh toán số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
2. Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng.
3. Trường hợp người thụ hưởng không xuất trình công cụ chuyển nhượng để thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 43 và Điều 69 của Luật này hoặc không gửi thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 50 của Luật này thì chỉ có quyền khởi kiện người chấp nhận, người phát hành, người ký phát, người bảo lãnh cho người bị ký phát trong thời hạn hai năm, kể từ ngày ký phát công cụ chuyển nhượng.
4. Trong thời hiệu khởi kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu xẩy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền khởi kiện của người thụ hưởng và người có liên quan thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
1. Tranh chấp về công cụ chuyển nhượng có thể được giải quyết tại Toà án hoặc Trọng tài thương mại.
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng. Toà án nhân dân giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng một cách độc lập với các giao dịch cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng và chỉ dựa trên hồ sơ khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này. Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng tại Toà án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
3. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng, nếu trước hoặc sau khi xẩy ra tranh chấp các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thoả thuận trọng tài và trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng trong các giao dịch công cụ chuyển nhượng có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trực tiếp hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng trong phạm vi quản lý của mình.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp thanh tra theo Điều này.
1. Cá nhân vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
INITIATION OF LEGAL ACTION, INSPECTION AND DEALING WITH BREACHES
Article 76. Initiation of legal action by beneficiary
1. After sending a notice that a negotiable instrument is dishonoured by non-acceptance or by non-payment of all or part of the sum of money stated in the negotiable instrument, the beneficiary shall have the right to initiate legal action in court against one, several or all of the related persons in order to claim payment of the sum stipulated in article 52 of this Law. The pleadings shall include a statement of claim and the negotiable instrument which was dishonoured by non-acceptance or by non-payment and the notice that the negotiable instrument was dishonoured by non-acceptance or by non-payment.
2. A beneficiary not presenting a negotiable instrument for payment within the period stipulated in articles 43 and 69 of this Law, or not sending notice that acceptance was refused or that payment was refused within the period stipulated in article 50 of this Law, shall lose the right to initiate legal action against all related persons, except the drawer, the accepter or the issuer and the guarantor of the drawee in the case where a bill of exchange has not been accepted.
Article 77. Initiation of legal action by related persons
Any related person against whom legal action is initiated pursuant to article 76 of this Law shall have the right to initiate legal action against the previous endorser, the issuer, the drawer or their guarantors in respect of any of the sums stipulated in article 52 of this Law as from the date of fulfilment of all payment obligations with respect to the negotiable instrument.
Article 78. Limitations of actions
1. A beneficiary shall have the right to initiate legal action against the drawer, the issuer, a guarantor, an endorser or an accepter of the request for payment of the sums stipulated in article 52 of this Law within three years from the date on which the negotiable instrument is dishonoured by non-acceptance or by non-payment.
2. Any related person against whom legal action is initiated pursuant to article 76 of this Law shall have the right to initiate legal action against the drawer, the issuer, the previous endorser, the guarantor or an accepter in respect of the sums stipulated in article 52 of this Law within two years from the date of fulfilment of the payment obligations in respect of the negotiable instrument.
3. Where a beneficiary does not present a negotiable instrument for payment on time in accordance with the provisions of articles 43 and 69 of this Law, or does not send notice that the negotiable instrument was dishonoured by non-acceptance or by non-payment within the period stipulated in article 50 of this Law, the beneficiary shall only have the right to initiate legal action against an accepter, the issuer, the drawer or the guarantor of the drawee within two years from the date of drawing and issuance of the negotiable instrument.
4. If, during the limitation periods stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article, there arises any event of force majeure or an objective impediment affecting the exercise of the right of the beneficiary and related persons to initiate legal action, the time period of such event of force majeure or objective impediment shall not be included in the limitation period for initiation of legal action.
Article 79. Settlement of disputes
1. Disputes in relation to negotiable instruments may be settled at a court or a commercial arbitration body.
2. People's courts of provinces or cities under central authority shall have jurisdiction to resolve disputes in relation to negotiable instruments. People's courts shall resolve disputes in relation to negotiable instruments independently from the transaction which is the basis for issuance of the negotiable instruments and shall only rely on the pleadings set out in article 76.1 of this Law. The procedures for resolution of disputes in relation to negotiable instruments at courts shall be performed in accordance with the provisions of the Civil Proceeding Code.
3. A commercial arbitration body shall have jurisdiction to resolve disputes in relation to negotiable instruments if the parties have agreed on the resolution of disputes by arbitration before or after occurrence of the disputes. The arbitration agreement and arbitration proceedings shall be performed in accordance with the provisions of the laws on arbitration.
Article 80. Inspection of implementation of provisions of the laws on negotiable instruments
1. The State Bank of Vietnam shall, depending on its responsibilities and powers, be obliged to inspect and examine the implementation of the provisions of the laws on negotiable instruments in negotiable instrument transactions related to banking activities.
2. Ministries and ministerial equivalent bodies shall, within on the scope of their respective responsibilities and powers, be obliged to directly inspect and examine or coordinate in inspecting and examining the implementation of the provisions of the laws on negotiable instruments in the sphere under their respective authority.
3. The Government shall specify the coordination in inspection referred to in this article.
Article 81. Dealing with breaches
1. Any individual in breach of the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to administrative penalty or prosecution for criminal liability; and, if such breach causes loss, shall be liable to pay compensation in accordance with law.
2. Any organization in breach of the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to administrative penalty; and, if such breach causes loss, shall be liable to pay compensation in accordance with law.