Chương III Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005: Hối phiếu nhận nợ
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 49/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 25/01/2006 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
1. Hối phiếu nhận nợ có các nội dung sau đây:
a) Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ;
b) Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán;
d) Địa điểm thanh toán;
đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;
e) Địa điểm và ngày ký phát hành;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
2. Hối phiếu nhận nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ của người phát hành.
b) Trường hợp địa điểm phát hành không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người phát hành.
3. Khi số tiền trên hối phiếu nhận nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu nhận nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
4. Trong trường hợp hối phiếu nhận nợ không có đủ chỗ để viết, hối phiếu nhận nợ đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ đính kèm được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu. Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ với hối phiếu nhận nợ và ký tên trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu nhận nợ.
Người phát hành có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu nhận nợ cho người thụ hưởng khi đến hạn thanh toán và có các nghĩa vụ khác như người chấp nhận hối phiếu đòi nợ theo quy định của Luật này.
Việc thanh toán hối phiếu nhận nợ được coi là hoàn thành trong các trường hợp sau đây:
1. Khi người phát hành trở thành người thụ hưởng của hối phiếu nhận nợ vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày đó;
2. Người phát hành đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu nhận nợ cho người thụ hưởng;
3. Người thụ hưởng huỷ bỏ hối phiếu nhận nợ.
Các quy định từ Điều 24 đến Điều 52 của Luật này về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu đòi nợ cũng được áp dụng tương tự đối với hối phiếu nhận nợ.
Article 53. Contents of promissory notes
1. A promissory note must include the following contents:
(a) The words "Promissory Note" written on the front of the promissory note;
(b) An undertaking to make unconditional payment of a fixed sum of money;
(c) The period for payment;
(d) The place for payment;
(dd) The name of the beneficiary being an organization or the full name in the case of the beneficiary being an individual designated by the issuer or in whose favour [the issuer] has made the request for payment of the promissory note to the order of the beneficiary or the request for payment of the promissory note to the bearer2 .
(e) The place and date of signing and issuance;
(g) The name of the issuer being an organization or the full name in the case of the issuer being an individual, and the address and signature of the issuer.
2. A promissory note which omits any one of the contents stipulated in clause 1 of this article shall be invalid, except for the following cases:
(a) Where the place for payment is not recorded on the promissory note, the place for payment shall be the address of the issuer;
(b) Where the place of signing and issue is not recorded on the promissory note, the place of signing and issuance shall be the address of the issuer.
3. When the amount of money written in figures on a promissory note is different from the amount of money written in words, the amount of money written in words shall be valid for payment. Where the amount of money in a promissory note is written twice or more in words or in figures and they are different, the smallest amount of money written in words shall be valid for payment.
4. Where a promissory note does not have sufficient space for writing, it may have an additional sheet attached. The sheet shall be used for recording details of a guarantee, endorsement, pledge or collection. The person who is the first to prepare an additional sheet must attach it to the promissory note and sign across the edges of the additional sheet and the promissory note.
Article 54. Obligations of issuers
The issuer of a promissory note shall be obliged to pay the sum stated in the promissory note upon maturity to the beneficiary and shall have other obligations as an acceptor of a bill of exchange in accordance with this Law.
Article 55. Obligations of first endorsers of promissory notes
The first endorser of a promissory note shall have the obligations as the drawer of a bill of exchange specified in article 17 of this Law.
Article 56. Payment in full of promissory notes
A promissory note shall be deemed to have been paid out in full in the following circumstances:
1. When the issuer becomes the beneficiary of the promissory note upon the date of maturity or after that date.
2. The issuer has paid the beneficiary the full sum stated in the promissory note.
3. The beneficiary cancels the promissory note.
Article 57. Guarantee, endorsement, pledge, collection, payment and recourse of promissory notes
The provisions of articles 24 to 52 of this Law on guarantee, endorsement, pledge, collection, payment and recourse of bills of exchange shall also apply in a similar way to promissory notes.