Chương 6 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004: Kiểm lâm
Số hiệu: | 29/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2005 |
Ngày công báo: | 02/01/2005 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
3. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
5. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.
7. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
8. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Lực lượng kiểm lâm được tổ chức theo hệ thống thống nhất, bao gồm:
a) Kiểm lâm trung ương;
b) Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Chính phủ quy định cụ thể về:
a) Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa kiểm lâm các cấp với các tổ chức có liên quan ở địa phương;
b) Tiêu chuẩn, chức danh của công chức kiểm lâm;
c) Trang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, giấy chứng nhận kiểm lâm; trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ và các phương tiện chuyên dùng cho kiểm lâm;
d) Lương, phụ cấp ưu đãi nghề, chế độ thương binh, liệt sĩ và các chế độ đãi ngộ khác cho kiểm lâm.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm;
b) Kiểm tra, chỉ đạo việc thanh tra hoạt động của kiểm lâm;
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho kiểm lâm các cấp theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ quy định về các chế độ, chính sách đối với kiểm lâm, định mức biên chế kiểm lâm;
đ) Điều động lực lượng kiểm lâm trong trường hợp cần thiết;
e) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức kiểm lâm.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của kiểm lâm trên địa bàn;
b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn;
c) Quản lý công chức kiểm lâm địa phương; bảo đảm kinh phí hoạt động cho kiểm lâm theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của kiểm lâm trên địa bàn;
b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn.
Article 79.- Functions of forest rangers
Forest rangers constitute a specialized force of the State, that has the functions of protecting forests, assisting the Minister of Agriculture and Rural Development and the presidents of the People’s Committees of all levels in exercising the State management over forests, ensuring the observance of forest protection and development legislation.
Article 80.- Tasks of forest rangers
1. To work out forest protection programs and plans, schemes on prevention and combat of acts of violating the legislation on forest protection and development, and on forest fire prevention and fighting.
2. To guide forest owners in elaborating and implementing forest protection schemes; to foster forest protection skills for forest owners;
3. To inspect and control the forest protection, exploitation and use as well as the circulation, transportation and trading of forest products; to prevent and fight acts of violating the legislation on forest protection and development.
4. To conduct propaganda among, and mobilize, people to protect and develop forests; to coordinate with commune/ward/township People’s Committees in building and professionally fostering mass forces to protect forests.
5. To organize the forecasting of forest fire dangers and organize a forest fire prevention and fighting specialized force.
6. To protect the forest owners’ legitimate rights and interests when such rights or interests are infringed upon by others.
7. To organize the protection of key special-use forests and protection forests.
8. To join international cooperation in the domain of forest protection and control of the trading of forest plants and animals.
Article 81.- Powers and responsibilities of forest rangers
1. While performing their duties, forest rangers shall have the following powers:
a/ To request concerned organizations, households and individuals to provide necessary information and documents for inspection and investigation; to conduct site inspection and gather evidences according to law provisions;
b/ To sanction administrative violations and apply measures to prevent acts of administrative violation, to take legal action against, and conduct criminal investigation of, acts of violating the legislation on forest protection and development according to the provisions of the legislation on handling of administrative violations, the criminal legislation and criminal procedure legislation;
c/ To use weapons and supportive instruments according to law provisions.
2. Forest rangers who fail to fulfill their assigned tasks and powers, letting forest destruction or forest fires occur shall have to bear responsibilities under law provisions.
Article 82.- Organization, equipment, regimes and policies for forest rangers
1. The forest ranger force shall be organized in a unified system, consisting of:
a/ The central forest rangers;
b/ The provincial/municipal forest rangers;
c/ The forest rangers of rural districts, urban districts, provincial towns and cities.
2. The Government shall specify:
a/ The tasks, powers, responsibilities, organizational system, operation mechanism and coordination mechanism between forest rangers of all levels and relevant agencies in localities;
b/ Criteria and positions of forest rangers;
c/ Forest ranger uniforms, badges, stripes, pennants and certificates; equipment of weapons, supportive instruments and specialized means for forest rangers;
d/ Wages, occupational preferential treatment allowances, war invalids, martyrs and other treatment regimes for rangers.
Article 83.- Direction and administration of forest rangers
1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall have the following tasks and powers:
a/ To uniformly direct the professional activities of forest rangers;
b/ To supervise and direct the inspection of forest rangers’ activities;
c/ To direct and organize the equipment of weapons, supportive instruments, specialized means, uniforms, badges, insignias, pennants for forest rangers at all levels under law provisions;
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries and ministerial-level agencies in submitting to the Government for promulgation regimes and policies for forest rangers and their payroll quotas;
dd/ To mobilize and transfer forest rangers when necessary;
e/ To organize the training and fostering of a contingent of public employee-forest rangers.
2. The presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have the following tasks and powers:
a/ To direct and inspect activities of forest rangers in their respective localities;
b/ To direct the coordination of activities between forest rangers and relevant agencies
in their respective localities;
c/ To manage forest rangers in their respective localities; ensure operation funding for forest rangers according to law provisions.
3. The presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns and cities shall have the following tasks and powers:
a/ To direct and inspect operations of forest rangers in their respective localities;
b/ To direct the coordination of activities between forest rangers and relevant agencies in their respective localities.