Chương 2 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004: Quyền của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
Số hiệu: | 29/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2005 |
Ngày công báo: | 02/01/2005 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và từng địa phương. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các cấp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
2. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đồng bộ với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp phải chuyển đổi đất có rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng rừng mới để bảo đảm sự phát triển rừng bền vững ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
3. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
4. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm dân chủ, công khai.
5. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
6. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được lập và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trong năm cuối kỳ quy hoạch, kế hoạch trước đó.
1. Việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược phát triển lâm nghiệp;
b) Quy hoạch sử dụng đất của cả nước và của từng địa phương;
c) Kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;
d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;
đ) Hiện trạng, dự báo nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
2. Việc lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Kế hoạch sử dụng đất;
c) Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;
d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;
đ) Nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
1. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
a) Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng;
b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản;
c) Xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong kỳ quy hoạch;
d) Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch;
đ) Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng;
e) Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
g) Dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
2. Nội dung kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;
b) Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp;
c) Xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
d) Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm năm đến từng năm.
1. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với kỳ quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và của từng địa phương.
2. Kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là mười năm.
3. Kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là năm năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;
b) Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Thẩm quyền quyết định xác lập các khu rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ở địa phương theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.
1. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Khi có sự điều chỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
b) Khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp trên trực tiếp mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
c) Do yêu cầu cấp bách để thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng nào thì có quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dung của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung điều chỉnh kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập khu rừng nào thì có quyền điều chỉnh việc xác lập khu rừng đó.
Trong thời hạn không quá ba mươi ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được công bố công khai theo các quy định sau đây:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương;
2. Việc công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân được thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp dưới trực tiếp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
2. Diện tích rừng, đất để phát triển rừng ghi trong quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đã được công bố phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì chủ rừng được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã được xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Trường hợp chủ rừng không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi rừng, đất để trồng rừng và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau ba năm không thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phải huỷ bỏ kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch và công bố công khai.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này định kỳ ba năm một lần phải kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch; hàng năm phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp.
1. Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đúng thẩm quyền.
2. Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phải phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định;
2. Quỹ rừng, quỹ đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
3. Nhu cầu, khả năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng.
1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, quyết định.
2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật đất đai.
3. Việc giao rừng sản xuất được quy định như sau:
a) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định của Luật đất đai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý;
b) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế;
c) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;
d) Chính phủ quy định cụ thể việc giao rừng sản xuất.
1. Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.
2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.
3. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.
4. Nhà nước cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.
Chính phủ quy định việc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng tự nhiên.
1. Nhà nước thu hồi rừng trong những trường hợp sau đây:
a) Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia;
b) Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừng và đất để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;
c) Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê rừng trả tiền hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng rừng;
d) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
đ) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn;
e) Sau mười hai tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;
g) Sau hai mươi bốn tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất để phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch, phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
h) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
i) Rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
k) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Khi Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng thì chủ rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng được thực hiện bằng các hình thức giao rừng, cho thuê rừng khác có cùng mục đích sử dụng; giao đất để trồng rừng mới; bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi rừng.
Trong trường hợp thu hồi rừng của chủ rừng trực tiếp sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này mà không có rừng để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền, người bị thu hồi rừng còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề.
3. Những trường hợp sau đây không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng:
a) Trường hợp quy định tại các điểm e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
b) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước gồm tiền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; tiền đầu tư ban đầu để bảo vệ và phát triển rừng.
1. Việc chuyển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất sang mục đích sử dụng khác và việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
2. Việc chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác phải dựa trên tiêu chí và điều kiện chuyển đổi do Chính phủ quy định.
1. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
c) Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó.
2. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác lập.
1. Điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau:
a) Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng;
b) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương.
2. Cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng sau đây:
a) Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả;
b) Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
c) Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.
3. Thẩm quyền giao rừng, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn;
b) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng đồng dân cư thôn theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h và i khoản 1 Điều 26 của Luật này hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác.
1. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các quyền sau đây:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng;
b) Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy định của Luật này và quy chế quản lý rừng;
c) Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao;
d) Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại;
đ) Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
2. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
d) Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng;
đ) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
1. Chủ rừng được đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
2. Việc đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng rừng phải tiến hành đồng thời với đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
3. Việc đăng ký quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định về đăng ký tài sản của pháp luật dân sự.
1. Việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được quy định như sau:
a) Việc thống kê rừng được thực hiện hàng năm và được công bố vào quí I của năm tiếp theo;
b) Việc kiểm kê rừng được thực hiện năm năm một lần và được công bố vào quí II của năm tiếp theo;
c) Việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện thường xuyên;
d) Đơn vị thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là xã, phường, thị trấn.
2. Trách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được quy định như sau:
a) Chủ rừng có trách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trong nước;
b) Chủ rừng có trách nhiệm kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng theo biểu mẫu quy định với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
c) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng đối với những diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do mình trực tiếp quản lý;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
đ) Uỷ ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm báo cáo kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng lên Uỷ ban nhân dân cấp trên; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tổng hợp kết quả thống kê rừng hàng năm, kiểm kê rừng năm năm;
g) Chính phủ định kỳ báo cáo Quốc hội về hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan thống kê trung ương quy định nội dung, biểu mẫu và hướng dẫn phương pháp thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
1. Việc xác định giá rừng, công khai giá rừng được quy định như sau:
a) Chính phủ quy định nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
b) Căn cứ vào nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá rừng cụ thể tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi quyết định và công bố công khai.
2. Giá rừng được hình thành trong các trường hợp sau đây:
a) Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;
b) Giá rừng do đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Giá rừng do chủ rừng thoả thuận với những người có liên quan khi thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.
3. Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được sử dụng làm căn cứ để:
a) Tính tiền sử dụng rừng và tiền thuê rừng khi Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
b) Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính giá trị quyền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng;
d) Bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng;
đ) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.
1. Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng;
b) Xử lý tài sản là rừng khi thi hành án;
c) Xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng để thu hồi nợ;
d) Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không được thấp hơn giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
3. Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân theo quy định của pháp luật về đấu giá.
1. Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng thì giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được tính vào giá trị tài sản giao cho tổ chức đó.
2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng mà tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì số tiền đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà doanh nghiệp cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng thì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc tính giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
THE STATE’S RIGHTS REGARDING FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT
Section 1. FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT PLANNINGS AND PLANS
Article 13.- Principles for elaboration of forest protection and development plannings and plans
1. Forest protection and development plannings and plans must be compatible with the national and local overall socio-economic, defense and security development plannings and plans; the forestry development strategies, the land-use plannings and plans. Forest protection and development plannings and plans of all levels must ensure consistency and synchronism.
2. Forest protection and development plannings and plans must be elaborated in line with land-use plannings and plans. In cases where it is necessary to convert land under natural forests into land for other use purposes, new forest-planting plans shall be required to ensure the sustainable development of forests in each locality and across the country.
3. In order to raise their efficiency, feasibility and quality, forest protection and development plannings and plans must ensure the thrifty, sustainable and efficient exploitation and use of forest resources; the protection of forest ecosystems, historical and cultural relics as well as scenic places and landscapes; and the building of infrastructure and development of human resources.
4. The elaboration of forest protection and development plannings and plans must ensure democracy and publicity.
5. Forest protection and development plans must be compatible with forest protection and development plannings already approved and decided by competent State agencies.
6. Forest protection and development plannings and plans must be elaborated and approved or decided by competent State agencies in the final year of the preceding planning or plan period.
Article 14.- Bases for elaboration of forest protection and development plannings and plans
1. The elaboration of forest protection and development plannings must be based on the following:
a/ The socio-economic, defense and security development strategies and overall plannings, and the forestry development strategies;
b/ The land-use plannings of the whole country and of each locality;
c/ The results of implementation of forest protection and development plannings in the preceding period;
d/ The natural, living and socio-economic conditions as well as financial capabilities;
dd/ The current status and forecasts on the demand for, and capabilities of using, forests and land for afforestation, of organizations, households and individuals.
2. The elaboration of forest protection and development plans must be based on the following:
a/ The forest protection and development plannings already approved by competent
State agencies;
b/ The land-use plans;
c/ The results of implementation of forest protection and development plans in the preceding period;
d/ The natural, living, socio-economic conditions and financial capabilities;
dd/ The demand for, and capabilities of using, forests and land for afforestation, of organizations, households and individuals.
Article 15.- Contents of forest protection and development plannings and plans
1. The contents of forest protection and development plannings cover:
a/ Study, synthesis and analysis of natural, socio-economic, defense and security conditions, land-use plannings and current status of forest resources;
b/ Assessment of the situation on implementation of forest protection and development plannings in the preceding period, and forecast of demands for forests and forest products;
c/ Orientations and objectives of forest protection, development and use in each planning period;
d/ The area and distribution of assorted forests in the planning period;
dd/ Measures for management, protection, use and development of assorted forests;
e/ Solutions to implementation of forest protection and development plannings;
g/ Forecast of the efficiency of forest protection and development plannings.
2. The contents of forest protection and development plans cover:
a/ Analysis and assessment of the implementation of forest protection and development plans in the preceding period;
b/ Demands for assorted forest areas as well as for forestry products and services;
c/ Solutions to, programs and projects on, the implementation of forest protection and development plans;
d/ Implementation of the five-year and annual forest protection and development plans.
Article 16.- Forest protection and development planning and plan periods
1. Forest protection and development planning and plan periods must correspond to the socio-economic, defense and security development strategy and planning periods of the whole country and of each locality.
2. A forest protection and development planning period shall be 10 years.
3. A forest protection and development plan period shall be five years and each plan shall be concretized into annual forest protection and development plans.
Article 17.- Responsibilities for elaboration of forest protection and development plannings and plans
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize the elaboration of national forest protection and development plannings and plans.
2. The provincial/municipal People’s Committees shall organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their localities.
3. The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns and cities shall organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their respective localities.
4. The commune/ward/township People’s Committees shall organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their respective localities under the guidance of the immediate superior People’s Committees.
Article 18.- Competence to approve and decide on forest protection and development plannings and plans, and decide on the establishment of forests
1. The competence to approve forest protection and development plannings is prescribed as follows:
a/ The Prime Minister shall approve national forest protection and development plannings, submitted by the Minister of Agriculture and Rural Development;
b/ The presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall approve forest protection and development plannings of their respective provinces or centrally-run cities, after getting the written evaluation opinions of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the approval by the People’s Councils of the same level;
c/ The provincial/municipal People’s Committees shall approve forest protection and development plannings of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities;
d/ The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities shall approve forest protection and development plannings of commune/ward/township People’s Committees.
2. The competence to approve and decide on forest protection and development plans is prescribed as follows:
a/ The Prime Minister shall approve the national plans on forest protection and development, submitted by the Minister of Agriculture and Rural Development;
b/ The People’s Committees of all levels shall elaborate forest protection and development plans of their respective localities and submit them to the People’s Councils of the same level for decision.
3. The competence to decide on the establishment of forests is prescribed as follows:
a/ The Prime Minister shall decide on the establishment of protection forests and special-use forests, which are of national or inter-provincial importance and submitted by the Minister of Agriculture and Rural Development;
b/ The presidents of provincial/municipal People’s Committees shall decide on the establishment of protection forests, special-use forests and production forests in their localities according to the approved forest protection and development plannings.
Article 19.- Adjustment of forest protection and development plannings and plans, establishment of forests
1. The adjustment of forest protection and development plannings and plans must be based on the following:
a/ The adjustment, if any, of socio-economic development, defense or security targets or adjustment of land-use plannings and plans by competent State agencies, which affects forest protection and development plannings and plans;
b/ The adjustment, if any, of forest protection and development plannings and plans by the immediate superior authorities, which affects forest protection and development plannings and plans;
c/ The urgent requirements for performance of socio-economic, defense or security tasks.
2. The State agencies which are competent to approve or decide on forest protection and development plannings and plans shall also be competent to adjust such plannings and plans.
3. The contents of adjustment of forest protection and development plannings shall constitute part of such plannings. The contents of adjustment of forest protection and development plans shall constitute part of such plans.
4. The State agency which is competent to decide on the establishment of a forest shall also be competent to adjust the establishment of such forest.
Article 20.- Publicization of forest protection and development plannings and plans
Within 30 days after they are approved by competent State agencies, forest protection and development plannings and plans must be publicized according to the following stipulations:
1. The People’s Committees at all levels shall have to publicize forest protection and development plannings and plans of their respective localities;
2. Forest protection and development plannings and plans shall be publicized at the People’s Committees’ offices throughout their effective period.
Article 21.- Implementation of forest protection and development plannings and plans
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize and direct the implementation of national forest protection and development plannings and plans; inspect and evaluate the implementation of provincial/municipal forest protection and development plannings and plans.
The People’s Committees of provinces and centrally-run cities, rural and urban districts, provincial towns and cities shall organize and direct the implementation of forest protection and development plannings and plans of their respective localities; inspect and evaluate the implementation of forest protection and development plannings and plans of the immediate subordinates.
The commune/ward/township People’s Committees shall organize and direct the implementation of forest protection and development plannings and plans of their respective localities.
2. For forest and afforestation land areas stated in the publicized local forest protection and development plannings and plans, which must be recovered but have not yet recovered by the State, the forest owners may continue using them for the purposes which have already been determined before the publicization of forest protection and development plannings and plans. In cases where forest owners have no demand for further use, the State shall recover forests or afforestation land and pay compensations or supports according to law provisions. After three years, if a forest protection and development plan cannot be implemented, the State agency competent to approve that plan must cancel it, adjust the planning and make public announcement thereon.
3. The competent agencies defined in Clause 1 of this Article shall inspect and evaluate the results of implementation of forest protection and development plannings and plans once every three years and every year, respectively.
Section 2. FOREST ASSIGNMENT, LEASE AND RECOVERY, CHANGE OF FOREST USE PURPOSES
Article 22.- Principles for forest assignment, lease and recovery and change of forest use purposes
1. The assignment, lease and recovery of forests as well as the change of forest use purposes must be effected by the right competent authorities.
2. The forest assignment, lease or recovery or the change of forest use purposes must be effected simultaneously with the land assignment, lease or recovery or change of land use purposes or grant of land-use right certificates.
3. The forest assignment or lease terms and limits must correspond to the land assignment or lease terms and limits prescribed by land legislation.
Article 23.- Bases for forest assignment and lease and forest use-purpose change
The forest assignment and lease as well as forest use-purpose change must be based on the following:
1. The forest protection and development plannings and plans already approved and decided by competent State agencies;
2. The forest fund, the land fund for production forests, protection forests and special- use forests;
3. The demands and capacities of organizations, households and individuals, as reflected in the investment projects or the applications for land or forest assignment, land or forest lease, land- or forest-use purpose change.
Article 24.- Assignment of forests
1. The State shall assign special-use forests without the collection of forest use levies to special-use forest management boards, scientific research and technological development institutions and forestry-training and vocational training establishments for special-use forest management, protection and development according to the approved and decided plannings and plans.
2. The State shall assign protection forests without the collection of forest use levies to protective forest management boards, economic organizations, people’s armed force units, households and individuals living therein for management, protection and development according to the plannings and plans approved and decided in accordance with protective-forest land assignment under the provisions of the Land Law.
3. The assignment of production forests is prescribed as follows:
a/ The State shall assign natural production forests and planted production forests without the collection of forest use levies to households and individuals living therein and directly involved in forestrial labor in line with the assignment of land for production forest development according to the provisions of the Land Law; to economic organizations for production of forest plant saplings; to people’s armed force units for use in combination with defense and security tasks; and to protective forest management boards in cases where production forests are intermingled with protection forests already assigned to them;
b/ The State shall assign natural production forests or planted production forests with the collection of forest use levies to economic organizations;
c/ The State shall assign planted production forests with the collection of forest use levies to overseas Vietnamese who invest in Vietnam for execution of forestry investment projects according to law provisions on investment;
d/ The Government shall prescribe in detail the assignment of production forests.
1. The State shall lease protection forests to economic organizations with the annual rent payment, for forest protection and development in combination with forestry- agricultural-fishery production, landscape business, convalescence and/or eco- environmental tourism.
2. The State shall lease special-use forests being landscape protection zones to economic organizations with the annual rent payment, for forest protection and development in combination with landscape business, convalescence and/or eco- environmental tourism.
3. The State shall lease production forests to domestic economic organizations, households and individuals with the annual rent payment, for forestry production, for combined forestry-agricultural-fishery production, landscape business, convalescence and/or eco-environmental tourism.
4. The State shall lease planted production forests to overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals with the lump-sum rent payment for the whole lease term or with the annual rent payment, for execution of forestry investment projects according to the provisions of investment legislation, for combined forestry-agricultural-fishery production, landscape business, convalescence and/or eco-environmental tourism.
The Government shall prescribe the lease of natural forests to overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals.
Article 26.- Recovery of forests
1. The State shall recover forests in the following cases:
a/ The State uses forests and afforestation land for defense, security purposes or national interests;
b/ The State needs to use forests and afforestation land for public interests or economic development under the approved plannings and plans;
c/ The organizations assigned forests by the State without the collection of forest use levies or with the collection of forest use levies of the State budget origin or with the annual rent payment are dissolved, go bankrupt, move to other places, reduce or no longer have the forest use demand;
d/ Forest owners return forests on their own will;
dd/ Forests are assigned or leased by the State for definite terms that have expired without extension;
e/ For twelve consecutive months after being assigned or leased protection forests, special-use forests or production forests for forest protection and development, forest owners fail to conduct forest protection and development activities;
g/ For twenty four consecutive months after being assigned or leased land for forest development, forest owners fail to conduct forest development activities according to plannings and plans already approved by competent State agencies;
h/ Forest owners use forests for wrong purposes, intentionally not fulfilling their obligations toward the State or seriously violating law provisions on forest protection and development;
i/ Forests are assigned or leased ultra vires or to the wrong subjects;
k/ Forest owners are individuals who die without heirs as prescribed by law.
2. When the State recovers the entire or part of their forests, forest owners shall be compensated for their labor fruits, investment results or recovered property, except for cases prescribed in Clause 3 of this Article.
The compensation upon forest recovery by the State shall take the form of assignment or lease of other forests for the same use purpose; assignment of land for the plantation of new forests; compensation in kind or cash at the time of issuance of forest recovery decisions.
In cases where forests are recovered from forest owners directly engaged in production according to the provisions of Points a and b, Clause 1 of this Article but no forests are available for compensation, apart from compensations in kind or cash, the persons having recovered forests shall also enjoy the State’s supports for life stabilization, training for job change.
3. The following cases shall not be entitled to compensation upon forest recovery by the State:
a/ Cases specified at Points f, g, h, i and j, Clause 1 of this Article;
b/ Forests are assigned or leased by the State with the investment capital originating from the State budget, including forest use levies, proceeds from the transfer of forest use rights, proceeds from the transfer of the ownership right over planted production forests; and money invested for forest protection and development.
Article 27.- Change of forest use purposes
1. The change of the use purposes of protection forests, special-use forests or production forests to other use purposes and the conversion of the use purpose of a kind of forest to that of another kind of forest must accord with the approved forest protection and development plannings and plans and be permitted by the competent State agencies defined in Clause 2, Article 28 of this Law.
2. The change of the use purpose of natural forests to another use purpose must be based on the conversion criteria and conditions prescribed by the Government.
Article 28.- Competence to assign, lease and recover forests, and change forest use purposes
1. The competence to assign, lease and recover forests is prescribed as follows:
a/ The provincial/municipal People’s Committees shall decide on assignment and lease of forests to domestic organizations and overseas Vietnamese; and lease of forests to foreign organizations and individuals;
b/ The People’s Committees of rural and urban districts, provincial towns and cities shall decide on assignment and lease of forests to households and individuals;
c/ The competent People’s Committees that assign or lease forests shall also be competent to recover such forests.
2. The competence to change the forest use purposes is prescribed as follows:
a/ The Prime Minister shall decide to change the use purposes of the entire or part of forests he/she has established;
b/ The presidents of provincial/municipal People’s Committees shall decide to change the use purposes of the entire or part of forests they have established.
Section 3. ASSIGNMENT OF FORESTS TO VILLAGE POPULATION COMMUNITIES; RIGHTS AND OBLIGATIONS OF VILLAGE POPULATION COMMUNITIES WITH ASSIGNED FORESTS
Article 29.- Assignment of forests to village population communities
1. The conditions for assignment of forests to village population communities are prescribed as follows:
a/ The village population communities have the same customs, practices and traditions of close community association with forests in their production, life, culture and belief; are capable of managing forests; have demand and file applications for forest assignment;
b/ The assignment of forests to village population communities must be in line with the approved forest protection and development plannings and plans; and match the capacity of the local forest funds.
2. Village population communities shall be assigned the following forests:
a/ Forests which they are managing or using efficiently;
b/ Forests which hold water sources in direct service of the communities or other common communal interests and cannot be assigned to organizations, households or individuals.
c/ Forests which lie in the areas adjoining villages, communes or districts and cannot assigned to organizations, households or individuals and must be assigned to village population communities for the sake of the communal interests.
3. The competence to assign forests to and recover forests from village population communities is prescribed as follows:
a/ The People’s Committees of rural or urban districts, provincial towns or cities shall, basing themselves on the approved forest protection and development plannings and plans as well as the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, decide on forest assignment to village population communities;
b/ The People’s Committees of rural or urban districts, provincial towns or cities shall have the competence to recover forests from village population communities according to the provisions of Points a, b, d, e, f, h and i, Clause 1, Article 26 of this Law or when such communities move to other places.
Article 30.- Rights and obligations of village population communities with assigned forests
1. Village population communities with assigned forests shall have the following rights:
a/ To have the forest use rights recognized by competent State bodies for stable and long term corresponding to the forest assignment term;
b/ To exploit and use forest products and other forest yields for public purposes and domestic use for community members; to conduct combined forestry-agricultural- fishery production according to this Law’s provisions and forest management regulation;
c/ To enjoy their labor fruits and investment results from the assigned forest areas;
d/ To be provided with technical guidance and capital supports according to the State’s policies for forest protection and development and benefit from forest protection and improvement works;
dd/ To be compensated for their labor fruits and investment results for forest protection and development according to the provisions of this Law and other relevant law provisions when the State issues forest recovery decisions.
2. Village population communities with assigned forests shall have the following obligations:
a/ To formulate forest protection and development rules compatible with this Law’s provisions and other relevant law provisions, submit them to the People’s Committees of rural or urban districts, provincial towns or cites for approval and organize the implementation thereof;
b/ To organize forest protection and development, periodically report to competent State agencies on changes of forest resources and activities related to forests under the guidance of commune/ward/township People’s Committees;
c/ To fulfill financial obligations and other obligations under law provisions;
d/ To return forests when the State issues forest recovery decisions or upon the end of the forest assignment term;
dd/ Not to divide forests among their members; not to convert, transfer, donate, lease, mortgage, provide guarantee or contribute business capital with, the value of the use rights over the assigned forests.
Section 4. REGISTRATION OF FOREST USE RIGHTS, OWNERSHIP RIGHT OVER PLANTED PRODUCTION FORESTS; FOREST STATISTICS AND INVENTORY, MONITORING OF FOREST RESOURCE DEVELOPMENTS
Article 31.- Registration of forest use rights and ownership right over planted production forests
1. Forest owners may register forest use rights and ownership right over planted production forests.
2. The first-time registration and registration of changes in forest use rights must be conducted simultaneously with the land use right registration according to the provisions of land legislation and forest protection and development legislation.
3. The registration of ownership right over planted production forests shall comply with the civil legislation’s provisions on property registration.
Article 32.- Forest statistics and inventory, monitoring of forest resource developments
1. The forest statistics and inventory and monitoring of forest resource developments are prescribed as follows:
a/ The forest statistical work shall be conducted annually and publicized in the first quarter of the subsequent year;
b/ The forest inventory shall be conducted once every five years and publicized in the second quarter of the subsequent year;
c/ The monitoring of forest resource developments shall be conducted regularly;
d/ The units subject to forest statistics and inventory as well as monitoring of forest resource developments are communes, wards and townships.
2. The responsibilities for forest statistics and inventory as well as monitoring of forest resource developments are prescribed as follows:
a/ Forest owners shall have to make forest statistics and inventory and monitor forest resource developments under the guidance of, and submit to the inspection by, specialized forestry agencies of the provinces and centrally-run cities, if they are domestic organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations or individuals investing in Vietnam; or specialized forestry agencies of urban districts, rural districts, provincial towns or cities, if they are domestic households or individuals;
b/ Forest owners shall have to declare data of forest statistics and inventory as well as forest resource developments according to the forms set by commune/ward/township People’s Committees;
c/ The commune/ward/township People’s Committees shall have to declare forest statistical and inventory data for forest areas under their direct management, which have not yet been assigned or leased;
d/ The People’s Committees at all levels shall have to organize and inspect forest statistics and inventory as well as the monitoring of forest resource developments;
dd/ The People’s Committees of lower level shall have to report on the results of forest statistics and inventory and forest resource developments to the People’s Committees of higher level; the provincial/municipal People’s Committees shall report on the results of forest statistics and inventory and forest resource developments to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, inspecting and synthesizing the annual forest statistical results and five-year forest inventory results.
g/ The Government shall periodically report to the National Assembly on the status and changes of forest resources.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and the Central Statistical Agency in, prescribing the contents and forms and guiding the methods of forest statistics and inventory as well as monitoring of forest resource developments.
1. The determination and publicization of forest prices are prescribed as follows:
a/ The Government shall prescribe principles and methods for determination of prices of forests of all kinds;
b/ Based on the Government-prescribed principles and methods for determination of prices of forests of all kinds, the provincial/municipal People’s Committees shall set specific prices of forests in their localities, submit them to the People’s Councils of the same level for approval before decision and publicization.
2. Forest prices shall be formulated in the following cases:
a/ They are prescribed by the provincial/municipal People’s Committees;
b/ They are the results of auction of forest use rights or ownership right over planted production forests;
c/ They are agreed upon by forest owners and relevant persons when exercising the right to transfer, lease, sublease, mortgage or contribute capital with the value of forest use rights or value of planted production forests.
3. Forest prices prescribed by the provincial/municipal People’s Committees shall be used as basis for:
a/ Calculation of land use levies and land rents when the State assigns or leases forests without going through auctions of forest use rights or ownership right over planted production forests;
b/ Calculation of assorted taxes, charges and fees according to law provisions;
c/ Calculation of the forest use right value when the State assigns forests without the collection of forest use levies;
d/ Compensation when the State recovers forests;
dd/ Calculation of compensation money payable by persons committing acts of violating the legislation on forest protection and development, causing harms to the State.
Article 34.- Auction of forest use rights and ownership right over planted production forests
1. The auction of forest use rights and ownership right over planted production forests shall be conducted in the following cases:
a/ The State assigns forests with the collection of forest use levies or lease forests for forest protection and development;
b/ For the handling of property being forests upon judgment execution;
c/ For the handling of contracts on mortgage of, or guarantee provision with, forest use right value or value of planted production forests for debt recovery;
d/ Other cases prescribed by the Government.
2. The winning prices of auctions of forest use rights and ownership right over planted production forests must not be lower than the forest prices prescribed by the provincial/municipal People’s Committees.
3. The auction of forest use rights and ownership right over planted production forests prescribed in Clause 1 of this Article must comply with the provisions of the auction legislation.
Article 35.- Value of forest use rights, value of planted production forests in the assets of organizations assigned forests by the State without the collection of forest use levies, and in the assets of State enterprises
1. For organizations which are assigned forests by the State without the collection of forest use levies, the value of forest use rights and the value of planted production forests shall be accounted into the value of assets assigned to such organizations.
2. For State enterprises which are assigned forests by the State with the collection of forest use levies or transferred with forest use rights and have paid the forest use levies
or forest transfer money originating from the State budget, such money amounts shall be included in the value of the State capital at the enterprises.
3. Upon the equitization of State enterprises in the cases prescribed in Clause 2 of this Article, if the equitized enterprises opt for the form of assignment of forests with the collection of forest use levies, the value of forest use rights and the value of planted production forests must be re-determined.
4. The Government shall prescribe in detail the calculation of the forest use right value and the value of planted production forests in the cases defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.