Chương 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004: Bảo vệ rừng
Số hiệu: | 29/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2005 |
Ngày công báo: | 02/01/2005 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
1. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ rừng không thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này mà để mất rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý, bảo vệ rừng trong phạm vi địa phương;
b) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
c) Tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng ở địa phương; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức việc khai thác rừng theo quy định của Chính phủ;
d) Chỉ đạo việc tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng trên địa bàn;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;
b) Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
c) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật;
d) Huy động và phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;
b) Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng;
d) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn;
đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng và có kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;
e) Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt;
g) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng ở địa phương.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảm việc thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này; tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và quy định của Luật này; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác bảo vệ rừng tại các vùng biên giới, hải đảo và vùng xung yếu về quốc phòng, an ninh; huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứu nạn; tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ rừng trong các khu rừng đặc dụng có liên quan đến di sản văn hoá.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường rừng.
6. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ rừng.
1. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có những hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1. Việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định và quy trình, quy phạm về khai thác rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã.
3. Những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt.
Chính phủ quy định Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động vật rừng, công cụ và phương tiện bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; chủng loài, kích cỡ tối thiểu thực vật rừng, động vật rừng và mùa vụ được phép khai thác, săn bắt; khu vực cấm khai thác rừng.
1. Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừng như đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng.
4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.
Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Chính phủ quy định chi tiết về phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc phục hậu quả sau cháy rừng.
1. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.
2. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ.
Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về việc để lan truyền dịch gây hại rừng nếu không thực hiện các biện pháp về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.
3. Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật có trách nhiệm tổ chức dự báo sinh vật gây hại rừng; hướng dẫn, hỗ trợ chủ rừng các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; tổ chức phòng, trừ sinh vật gây hại rừng trong trường hợp sinh vật gây hại rừng có nguy cơ lây lan rộng.
4. Nhà nước khuyến khích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
1. Việc kinh doanh, vận chuyển thực vật rừng, động vật rừng và các sản phẩm của chúng phải tuân theo quy định của pháp luật.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng và các sản phẩm của chúng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
3. Việc nhập nội giống thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y, pháp luật về giống cây trồng, pháp luật về giống vật nuôi.
Chính phủ quy định, công bố công khai Danh mục thực vật rừng, động vật rừng được nhập khẩu; thực vật rừng, động vật rừng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện.
Section 1. RESPONSIBILITIES FOR FOREST PROTECTION
Article 36.- Forest protection responsibilities of the entire people
1. State agencies, organizations, village population communities, households and individuals shall have to protect forests and strictly abide by forest protection regulations under the provisions of this Law, the legislation on fire prevention and fighting, the legislation on plant protection and quarantine, the legislation on veterinary and other relevant law provisions.
2. Organizations, households and individuals operating in or by the forests shall have to observe the forest protection regulations; promptly notify competent State bodies or forest owners of forest fires, organisms harmful to forests and acts of violating the regulations on forest management and protection; and submit to human resource and means mobilization by competent State bodies in case of forest fires.
Article 37.- Forest protection responsibilities of forest owners
1. Forest owners have to protect their forests; work out and implement plans and measures to protect forest ecosystems; prevent and fight forest logging; prevent and fight the illegal hunting, catching and trapping of forest animals; prevent and fight forest fires; prevent and eliminate forests’ harmful organisms under the provisions of this Law, the land legislation, the legislation on fire prevention and fighting, the legislation on plant protection and quarantine, the legislation on veterinary and other relevant law provisions.
2. Forest owners that fail to abide by the provisions of Clause 1 of this Article, causing loss of forests assigned or leased by the State shall be held responsible therefor according to law provisions.
Article 38.- Forest protection responsibilities of the People’s Committees at all levels
1. The provincial/municipal People’s Committees shall have to:
a/ Promulgate legal documents falling within their competence on management and protection of forests in localities;
b/ Organize the forest protection and development legislation dissemination, popularization and education;
c/ Organize and direct forest fire prevention and fighting, prevention and elimination of organisms harmful to forests in localities; direct and examine the protection of special-use forests and protection forests; and organize forest exploitation according to the Government’s regulations;
d/ Direct the organization of forest protection networks, mobilize and coordinate forces to prevent all acts that cause harms to forests in localities;
dd/ Inspect and examine the observance of forest protection and development legislation in localities; and sanction administrative violations in the domain of forest management and protection according to law provisions.
2. The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities shall have to:
a/ Guide and direct the implementation of the State’s laws, policies and regimes on forest management, protection and exploitation within their respective localities;
b/ Direct and organize the forest protection and development legislation dissemination, popularization and education;
c/ Direct commune/ward/township People’s Committees in applying measures for forest protection and forest-product exploitation according to law provisions;
d/ Mobilize and coordinate forces in localities in order to prevent all acts that cause harms to forests to prevent and fight forest fires and prevent organisms harmful to forests;
dd/ Inspect and examine the observance of laws, policies and regimes on forest management and protection in localities; and sanction administrative violations in the domain of forest management and protection according to law provisions.
3. The commune/ward/township People’s Committees shall have to:
a/ Guide and direct the implementation of the State’s laws, policies and regimes on forest management, protection and exploitation in their respective localities;
b/ Direct villages, hamlets and equivalent units in formulating and observing rules on forest protection and development in localities in accordance with law provisions;
c/ Coordinate with ranger, police, military forces and mass organizations in protecting forests in localities; detect and prevent in time acts that encroach upon or destroy
forests;
d/ Organize the forest protection legislation dissemination and education; guide people to apply measures on fire prevention and fighting, and mobilize fire-fighting forces in localities;
dd/ Organize forest management and protection and adopt plans to be submitted to higher-level People’s Committees for putting in use those forest areas which have not yet been assigned or leased by the State;
e/ Guide people in implementing forest protection and development plannings and plans, combining forestry-agricultural and fishery production, milpa farming, sedentarization, intensive farming, crop rotation and pasturing according to the approved forest protection and development plannings and plans;
g/ Inspect the observance of laws, policies and regimes on forest management and protection by organizations, households, individuals and rural population communities in localities; and sanction administrative violations in the domain of forest management and protection according to law provisions.
4. The presidents of lower-level People’s Committees shall be answerable to the presidents of higher-level People’s Committees and the presidents of provincial/municipal People’s Committees shall be answerable to the Prime Minister, for the occurrence of forest destruction and forest fires in their respective localities.
Article 39.- Ministries’ and ministerial-level agencies’ responsibilities for forest protection
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to assume the prime responsibility for, and coordinate with the other ministries and ministerial-level agencies in, directing the provincial/municipal People’s Committees to ensure the compliance with forest protection regulations according to the provisions of this Law; organizing the forecasting of forest fire danger; and building a forest fire prevention and fighting specialized force.
2. The Ministry of Public Security shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing the provincial/municipal People’s Committees in forest fire prevention and fighting according to the provisions of forest fire prevention and fighting legislation and this Law; prevention of and fight against violations of the forest protection and development legislation.
3. The Ministry of Defense shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing the provincial/municipal People’s Committees to protect forests in border and island areas as well as key defense and security areas; mobilizing forces to participate in forest fire fighting, rescue and salvage; and participating in the prevention of and fight against violations of the forest protection and development legislation.
4. The Ministry of Culture and Information shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing the provincial/municipal People’s Committees to organize the management and protection of special-use forests related to cultural relics.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing the provincial/municipal People’s Committees to organize the management and protection of biodiversity and forest environment.
6. The other ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in protecting forests.
Section 2. CONTENTS OF FOREST PROTECTION
Article 40.- Protection of forest ecosystems
1. All production and business activities or other activities that directly affect forest ecosystems as well as the growth and development of forest organisms must comply with the provisions of this Law, the environmental protection legislation, the plant protection and quarantine legislation, the veterinary legislation and other relevant law provisions.
2. All activities of building, alteration or dismantlement of works that affect forest ecosystems as well as the growth and development of forest organisms must be accompanied with the assessment of environmental impacts according to the provisions of environmental protection and commence only when they are permitted by competent State agencies.
Article 41.- Protection of forest plants and animals
1. The exploitation of forest plants must comply with the forest management regulation issued by the Prime Minister as well as forest exploitation processes and regulations promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. The hunting, catching, trapping and caging of forest animals must be permitted by competent State bodies and comply with law provisions on wildlife conservation.
3. The endangered, precious and rare forest plant and animal species; and their gene sources must be managed and protected under special regimes.
The Government shall prescribe regimes for management and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and lists of endangered, precious and rare forest plant and animal species.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall prescribe the exploitation of forest plants, hunting of forest animals, tools and means banned or restricted from use; species, minimum sizes of forest plant and animal species and seasons allowed for exploitation and hunting; and areas where forest exploitation is banned.
Article 42.- Forest fire prevention and fighting
1. In concentrated and fire-prone forests, forest owners must adopt plans on forest fire prevention and fighting; when planting new concentrated forests, they must design and build firebreak boundaries, canals, watchtowers, signboards and information systems according to law provisions on fire prevention and fighting; and submit to the guidance as well as inspection by competent State bodies.
2. In case of being permitted to build a fire in or close to forests to clear off hills or fields to prepare land for afforestation, or to build a fire before the dry season or to use flame in daily-life activities, the persons building fires must apply fire prevention and fighting measures.
3. Organizations, households and individuals that build or conduct activities on works crossing forests such as railways, roads, power transmission lines as well as eco-tourist activities and other activities in or by forests must abide by regulations on forest fire prevention and fighting; and comply with the forest fire prevention and fighting measures set by competent State bodies and forest owners.
4. In case of outbreak of forest fires, forest owners must promptly extinguish the fires and immediately report them to competent State bodies; if necessary, the People’s Committees of all levels shall have the responsibility and competence to mobilize all necessary forces and means in localities, and coordinate various forces in order to extinguish forest fires in a timely and efficient manner.
In cases where a forest fire breaks out in a vast area, threatening to cause disaster and entailing the emergency state, the forest fire fighting must comply with the law provisions on emergency.
The Government shall prescribe in detail the forest fire prevention and fighting and overcoming of forest fire consequences.
Article 43.- Prevention and elimination of organisms harmful to forests
1. The prevention and elimination of organisms harmful to forests must comply with the provisions on plant protection and quarantine legislation as well as veterinary legislation.
2. Forest owners must take measures to prevent and eliminate organisms harmful to forests; when detecting such organisms in the forest areas assigned or leased to them, they must immediately notify such to the nearest plant or animal protection and quarantine agencies for guidance and support in prevention and elimination measures.
Forest owners shall take responsibility for the spread of epidemics harmful to forests if they fail to take measures to prevent and eliminate organisms harmful to forests according to the provisions of this Law as well as the legislation on plant protection and quarantine and legislation on veterinary.
3. The agencies in charge of plant and animal protection and quarantine shall have to organize the forecasting of organisms harmful to forests; guide and support forest owners in taking measures to prevent and eliminate such organisms; organize the prevention and elimination of organisms harmful to forests in case of their potential spread.
4. The State encourages the application of bio-forestry and biological measures to the prevention and elimination of organisms harmful to forests.
Article 44.- Trading, transportation, export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import and transit of forest plants and animals
1. The trading and transportation of forest plants and animals as well as their products must comply with laws.
2. The export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import and transit of forest plants and animals and their products must comply with the provisions of Vietnamese law and international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
3. The importation of forest plant varieties and animal breeds must comply with the provisions of the legislation on biodiversity conservation, legislation on plant protection and quarantine, legislation on veterinary, legislation on plant varieties and legislation on animal breeds.
The Government shall prescribe and promulgate the lists of forest plants and animals permitted for import; forest plants and animals banned from export or subject to conditional export.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực