Chương 1 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004: Những quy định chung
Số hiệu: | 29/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2005 |
Ngày công báo: | 02/01/2005 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng (sau đây gọi chung là bảo vệ và phát triển rừng); quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
1. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
2. Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng.
3. Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
4. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.
5. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự.
7. Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc chủ rừng đăng ký để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
8. Công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
9. Giá trị quyền sử dụng rừng là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng rừng đối với một diện tích rừng xác định trong thời hạn sử dụng rừng xác định.
10. Giá trị rừng sản xuất là rừng trồng là giá trị bằng tiền của quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với một diện tích rừng trồng xác định.
11. Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
12. Tiền sử dụng rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả đối với một diện tích rừng xác định trong trường hợp được Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
13. Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.
14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ.
15. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng.
16. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng.
17. Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên.
18. Phân khu dịch vụ - hành chính của rừng đặc dụng là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý rừng đặc dụng, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.
19. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
20. Thống kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về diện tích và chất lượng các loại rừng tại thời điểm thống kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần thống kê.
21. Kiểm kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về diện tích, trữ lượng và chất lượng các loại rừng tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần kiểm kê.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:
1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;
d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
b) Rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
1. Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
3. Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
4. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
5. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng.
7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.
1. Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng.
2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với rừng quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Quyết định mục đích sử dụng rừng thông qua việc phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
b) Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng;
c) Quyết định giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng;
d) Định giá rừng.
3. Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua các chính sách tài chính như sau:
a) Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng;
b) Thu thuế chuyển quyền sử dụng rừng, chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
4. Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
3. Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
4. Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để phát triển rừng.
5. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
6. Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng; tổ chức đăng ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng.
7. Cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
8. Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan hệ hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.
9. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
11. Giải quyết tranh chấp về rừng.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.
Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng.
1. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
3. Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.
4. Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.
5. Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.
2. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
5. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
6. Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
1. Ngân sách nhà nước cấp.
2. Nguồn tài chính của chủ rừng và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
3. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng, mức đóng góp, trường hợp được miễn, giảm đóng góp và việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
1. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
3. Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.
4. Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
5. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.
7. Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
8. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.
9. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
11. Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.
12. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
14. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.
15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.
16. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
This Law provides for the management, protection, development and use of forests (hereinafter referred collectively to as forest protection and development); and forest owners’ rights and obligations.
Article 2.- Application subjects
1. This Law applies to State agencies, domestic organizations, households and individuals, overseas Vietnamese as well as foreign organizations and individuals involved in forest protection and development in Vietnam.
2. In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from the provisions of this Law, the provisions of such international agreements shall apply.
Article 3.- Term interpretation
In this Law the following terms are construed as follows:
1. Forest means an ecological system consisting of the populations of forest fauna and flora, forest microorganisms, forestland and other environmental factors, of which timber trees and bamboo of all kinds or typical flora constitute the major components with the forest canopy cover of 0.1 or more. Forests include planted forests and natural forests on production, protective and special-use forestland.
2. Forest canopy cover means the degree of coverage of forest canopy over forestland, which is indicated by the decimal fraction of the forestland covered by the forest canopy to the forestland acreage.
3. Forest development means the plantation of new forests, post-exploitation afforestation, the zoning off for forest regeneration and restoration, the improvement of poor forests and the application of other bio-forestrial techniques to increase forest areas, raise the value of bio-diversity, the forest product-supplying capacity, the protection capacity and other values of forests.
4. Forest owners mean organizations, households or individuals that are assigned or leased forests or land for afforestation and have their forest use rights as well as the ownership right over planted production forests recognized by the State; or that are transferred forests from other forest owners.
5. Ownership right over planted production forests means the forest owners’ right to possess, use and dispose of trees, animals and property associated with planted forests, which have been invested by forest owners during the forest-assignment or -lease terms for afforestation according to the provisions of forest protection and development legislation and other relevant law provisions.
6. Forest use rights mean the forest owners’ rights to exploit the utilities of, and enjoy yields as well as profits from, forests; to lease the forest use right via contracts in accordance with the provisions of forest protection and development legislation and civil legislation.
7. Registration of forest use rights and ownership right over planted production forests means the registration made by forest owners in order to have such rights recognized by competent State agencies.
8. Recognition of forest use rights and ownership right over planted production forests means the competent State agency recognizes such rights by way of inscribing them in land use right certificates or cadastral dossiers in order to establish the forest owners’ rights and obligations.
9. Forest use right value means the pecuniary value of forest use rights over a definite forest acreage during a certain forest use term.
10. Value of planted production forest means the pecuniary value of the ownership right over a definite acreage of planted production forest.
11. Forest price means the money amount calculated on a forest acreage unit, either prescribed by the State or formulated in the process of transactions on forest use rights or ownership right over planted production forests.
12. Forest use levy means the money amount payable by a forest owner for a certain forest acreage in cases where such owner is assigned forests by the State with collection of forest use levy.
13. Village population community means all households and individuals living in the same village, hamlet or equivalent unit.
14. Endangered, precious and rare forest plant and animal species mean plant and animal species of special economic, scientific and environmental value, which exist in small quantities in the nature or are threatened to extinction and which are on the lists of endangered, precious and rare forest plant and animal species subject to management and protection regime prescribed by the Government.
15. Buffer zone means the forest area, land area or water-surface land area bordering on a special-use forest that has the effect of preventing or reducing the encroachment upon that special-use forest.
16. Strictly-protected zones of special-use forests mean the areas subject to intact preservation, strict management and protection to oversee natural developments of the forests.
17. Ecological restoration zones of special-use forests mean the areas subject to strict management and protection for natural rehabilitation and regrowth of forests.
18. Service-administrative zones of special-use forests mean the areas used for construction of working offices and facilities for daily-life activities of special-use forest management boards, research and testing institutions, as well as tourism, recreation and entertainment facilities.
19. Forest products mean products exploited from forests, covering forest plants and animals and other forest organisms. Forest products include timbers and non-timber products.
20. Forest statistics means the cadastral dossier-based synthesization and assessment of the acreage and quality of assorted forests at the time of conducting the statistical work and of forest changes at the interval between two statistical times.
21. Forest inventory means the cadastral dossier-based and field synthesization and assessment of the acreage, reserves and quality of assorted forests at the time of inventory and of forest changes at the interval between two inventories.
Article 4.- Forest classification
Based on their major use purposes, forests are classified into three following kinds:
1. Protection forests, which are used mainly to protect water sources and land, prevent erosion and desertification, restrict natural calamities and regulate climate, thus contributing to environmental protection, including:
a/ Headwater protection forests;
b/ Wind- and sand-shielding protection forests;
c/ Protection forests for tide shielding and sea encroachment prevention;
d/ Protection forests for environmental protection.
2. Special-use forests, which are used mainly for conservation of nature, specimens of the national forest ecosystems and forest biological gene sources; for scientific research; protection of historical and cultural relics as well as landscapes; in service of recreation and tourism in combination with protection, contributing to environmental protection, including:
a/ National parks;
b/ Nature conservation zones, including nature reserves and species-habitat conservation zones;
c/ Landscape protection areas, including forests of historical or cultural relics as well as scenic landscapes;
d/ Scientific research and experiment forests.
3. Production forests, which are used mainly for production and trading of timber and non-timber forest products in combination with protection, contributing to environmental protection, including:
a/ Natural production forests;
b/ Planted production forests;
c/ Seeding forests, including the selected and recognized planted forests and natural forests.
1. The protective forest or special-use forest management boards, which are assigned forests or land by the State for forest development.
2. Economic organizations which are assigned or leased forests or land by the State for forest development or which have their forest use rights and ownership right over
planted production forests recognized by the State or which are transferred with such rights.
3. Domestic households and individuals that are assigned or leased forests or land by the State for forest development or that have their forest use rights and ownership right over planted production forests recognized by the State or that are transferred with such rights.
4. People’s armed force units which are assigned forests or land by the State for forest development.
5. Organizations involved in forestry-related scientific research and technological development, training or vocational training, which are assigned forests or land by the State for forest development.
6. Overseas Vietnamese investing in Vietnam and assigned or leased forests or land by the State for forest development.
7. Foreign organizations and individuals investing in Vietnam and leased forests or land by the State for forest development.
Article 6.- The State’s rights over forests
1. The State uniformly manages and disposes of natural forests and forests developed with the State’s capital, forests being planted forests over which the ownership right has been transferred from forest owners to the State; forest wild animals; forest microorganisms; forest landscapes and environment.
2. The State exercises the right to dispose of the forests prescribed in Clause 1 of this Article as follows:
a/ To decide on forest use purposes by approving and deciding on forest protection and development plannings and plans;
b/ To stipulate forest assignment quotas and forest use terms;
c/ To decide on forest assignment, lease and recovery and permit the change of forest use purposes;
d/ To evaluate forests.
3. The State regulates forest benefit sources through the following financial policies:
a/ To collect forest use levies and forest rents;
b/ To collect tax on forest use right transfer and transfer of the ownership right over planted production forests.
4. The State renders forest use rights to forest owners in the forms of forest assignment, forest lease, recognition of forest use rights or ownership right over planted production forests; and prescribes forests owners’ rights and obligations.
Article 7.- Contents of State management over forest protection and development
1. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on forest protection and development.
2. Elaborating, and organizing the implementation of, forestry development strategies as well as forest protection and development plannings and plans nationwide and in each locality.
3. Organizing surveys, determination and delimitation of boundaries of forests of all kinds on maps and on field, detailed to the administrative units of communes, wards and townships.
4. Conducting forest statistical and inventory work, monitoring changes in forest resources and land for forest development.
5. Assigning, leasing and recovering forests, changing forest use purposes.
6. Compiling and managing dossiers on forest and land assignment and lease for forest development; organizing registration and recognition of ownership right over planted production forests and forest use rights.
7. Granting and withdrawing permits of all kinds according to the provisions of forest protection and development legislation.
8. Organizing advanced scientific and technological research and application, international cooperative relations and human resource training for forest protection and development.
9. Disseminating and popularizing forest protection and development legislation.
10. Examining, inspecting and handling violations of forest protection and development legislation.
11. Settling forest disputes.
Article 8.- State management responsibilities for forest protection and development
1. The Government exercises the unified State management over forest protection and development.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development takes responsibility before the Government for exercising the State management over forest protection and development nationwide.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense and the other ministries as well as ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in exercising the State management over forest protection and development.
4. The People’s Committees at all levels shall have to exercise the State management over forest protection and development in their respective localities according to their competence.
The Government shall prescribe the organization, tasks and powers of specialized forestry agencies from central to district levels and of forestry officers in communes, wards and townships with forests.
Article 9.- Forest protection and development principles
1. Forest protection and development activities must ensure sustainable economic, social, environmental, defense and security development; be in line with the socio- economic development strategy and forestry development strategy; comply with the national and local forest protection and development plannings and plans; and comply with the forest management regulation issued by the Prime Minister.
2. To protect forests is the responsibility of all agencies, organizations, households and individuals. Forest protection and development must ensure the principles of managing forests in a sustainable manner; combining forest protection and development with rational exploitation so as to promote the efficiency of forest resources; closely combining afforestation, zoning off for forest tending, regeneration and enrichment with protection of the existing forest acreage; combining forestry with agriculture and fishery; boosting the economic-forest plantation in association with development of the forest-product processing industry with a view to raising the value of forest products.
3. Forest protection and development must be in line with the land-use plannings and plans. The forest and land assignment, lease, recovery and use-purpose change must comply with the provisions of this Law, the Land Law and other relevant law provisions, ensuring long-term stability along the direction of socialization of forestry.
4. To ensure the harmony between the State’s and forest owners’ interests; between the economic benefits of forests and the interests of protection, environmental protection and nature conservation; between the immediate and long-term interests, ensuring that forestry practitioners can live mainly on forestry.
5. Forest owners shall exercise their rights and perform their obligations in the forest- use terms according to the provisions of this Law and other law provisions, causing no harms to other forest owners’ legitimate interests.
Article 10.- State’s policies on forest protection and development
1. The State adopts investment policies for forest protection and development in association and synchronism with other socio-economic policies, prioritizing investment in infrastructure construction, human resource development, sedentarization and settlement, stabilization and improvement of the life of high-landers.
2. The State invests in activities of protecting and developing special-use forests, protection forests and national seeding forests; protecting and developing endangered, precious and rare forest plant and animal species; conducting scientific research and application, technological development and human resource training for forest protection and development; building a modern system for forest management, forest statistics and inventory and forest-resource change monitoring; building a specialized forest fire-fighting force; investing in material and technical foundations and providing equipment for forest fire fighting, prevention and elimination of organisms harmful to forests.
3. The State adopts policies to support the protection and enrichment of production forests being poor natural forests and the plantation of production forests of big and precious timber as well as specialty trees; to support infrastructure construction in raw material forests; to promote forestry and support people in areas that meet with many difficulties in forest development, production organization, forest product processing and sale.
4. The State encourages organizations, households and individuals to receive land for forest development in the areas of uncultivated land and bare hills; prioritizes the development and plantation of raw material forests in service of various economic branches; diversifies forms of land lease and bidding for afforestation; adopts policies on tax reduction and exemption for forest planters as well as policies for credit institutions to lend capital for afforestation at preferential interest rates, with grace terms or lending terms suitable to plants of different species and ecological characteristics of each region.
5. The State adopts policies to develop forest product markets, to encourage organizations, households and individuals of all economic sectors to invest in development of the forest product processing industry and traditional craft villages that process forest products.
6. The State encourages insurance for planted forests and a number of forestry production activities.
Article 11.- Financial sources for forest protection and development
1. The State budget allocations.
2. Financial sources of forest owners, organizations, households and other individuals investing in forest protection and development.
3. The forest protection and development funds which are formed from the sources of financial supports of domestic organizations, households and individuals, foreign organizations and individuals as well as international organizations; contributions of domestic organizations, households and individuals as well as foreign organizations and individuals that exploit or use forests, process, purchase, sell, import and/or export forest products, benefit from forests or directly affect forests; and other revenue sources prescribed by law.
The Government shall specify subjects and levels of contribution, cases entitled to contribution exemption or reduction as well as the management and use of forest protection and development funds.
1. Illegally logging or exploiting forests.
2. Illegally hunting, shooting, catching, trapping, caging or slaughtering forest animals.
3. Illegally collecting specimens in forests.
4. Illegally destroying forest resources or ecosystems.
5. Violating regulations on forest fire prevention and fighting.
6. Violating regulations on prevention and elimination of organisms harmful to forests.
7. Illegally encroaching upon, appropriating, or changing use purposes of, forests.
8. Illegally exploiting forest landscapes and environment as well as forestry services.
9. Illegally transporting, processing, advertising, trading in, using, consuming, storing, exporting or importing forest plants and animals.
10. Abusing one’s positions and/or powers to act against the regulations on forest management, protection and development.
11. Grazing cattle in the strictly-protected zones of special-use forests, newly-planted forests or coppices.
12. Raising or releasing animals or planting trees, which are of species other than the native ones in special-use forests without permission of competent State agencies.
13. Illegally exploiting biological resources, mineral resources and other natural resources; altering natural landscapes and developments of forests; exerting adverse impacts on the natural life of forest wildlife; illegally bringing toxic chemicals, explosives or inflammables into forests.
14. Illegally assigning, leasing forests; exchanging, transferring, inheriting, donating, mortgaging, providing guarantee or contributing capital with forest use right value or value of planted production forests.
15. Destroying works in service of forest protection and development.
16. Other acts of harming forest resources and ecosystems.