Chương 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004: Phát triển rừng, sử dụng rừng
Số hiệu: | 29/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2005 |
Ngày công báo: | 02/01/2005 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng.
2. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.
3. Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.
1. Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng.
2. Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.
1. Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
2. Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được quy định như sau:
a) Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng;
b) Được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3. Việc khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng được quy định như sau:
a) Được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng;
b) Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng;
c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng.
1. Đối với những diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ thì chủ rừng được quản lý, sử dụng theo quy định về rừng sản xuất tại mục 3 Chương IV của Luật này.
2. Đối với đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong rừng phòng hộ không thuộc quy hoạch khu rừng phòng hộ thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đúng mục đích được giao theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Việc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng phải bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng.
2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải được xác định rõ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính và vùng đệm.
3. Mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy chế quản lý rừng.
1. Các khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng đặc dụng là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.
2. Đối với những khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Ban quản lý; trường hợp không thành lập Ban quản lý thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
3. Đối với những khu rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý.
Việc khai thác lâm sản phải tuân theo quy chế quản lý rừng, không được gây hại đến mục tiêu bảo tồn và cảnh quan của khu rừng và phải tuân theo các quy định sau đây:
1. Được khai thác những cây gỗ đã chết, gãy đổ; thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
2. Không được săn, bắt, bẫy các loài động vật rừng.
1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo kết quả hoạt động lên cơ quan quản lý cấp trên.
2. Việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập của cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên trong nước phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Có kế hoạch hoạt động trong rừng đặc dụng được Ban quản lý khu rừng đặc dụng chấp thuận;
b) Chấp hành nội quy khu rừng và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý khu rừng đặc dụng; tuân theo các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đa dạng sinh học, pháp luật về giống cây trồng, pháp luật về giống vật nuôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Thông báo kết quả hoạt động cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng.
3. Việc nghiên cứu khoa học của cơ quan nghiên cứu khoa học, nhà khoa học, sinh viên nước ngoài phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Có kế hoạch hoạt động trong rừng đặc dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được Ban quản lý khu rừng đặc dụng chấp thuận;
b) Tuân theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
4. Việc sưu tầm mẫu vật sinh vật rừng tại các khu rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế quản lý rừng.
1. Việc tổ chức hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong phạm vi khu rừng đặc dụng phải có dự án được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân theo quy chế quản lý rừng, nội quy bảo vệ khu rừng, pháp luật về du lịch, pháp luật về di sản văn hoá, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng.
2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng phải lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
3. Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt mà chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi khu vực đó, Ban quản lý khu rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ rừng.
4. Đối với phân khu phục hồi sinh thái, Ban quản lý khu rừng đặc dụng khoán rừng để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân tại chỗ.
5. Đối với vùng đệm của khu rừng đặc dụng, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng của vùng đệm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng theo quy chế quản lý rừng.
1. Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 24, khoản 3 và khoản 4 Điều 25 của Luật này để cung cấp lâm sản, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.
2. Việc khai thác, sử dụng rừng sản xuất phải bảo đảm duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng.
3. Chủ rừng phải có kế hoạch trồng rừng ở những diện tích đất rừng sản xuất chưa có rừng, sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp; có biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng.
1. Việc tổ chức quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
a) Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung được Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế để sản xuất, kinh doanh;
b) Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán, không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a khoản này được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh.
2. Điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
a) Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã có chủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Chủ rừng là tổ chức phải có hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gồm dự án đầu tư, phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng; khai thác rừng phải có phương án điều chế rừng đã được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng phê duyệt;
c) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân phải có kế hoạch quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc kiểm lâm và được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt;
d) Chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3. Thủ tục khai thác gỗ và thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
a) Đối với các tổ chức khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế khai thác phù hợp với phương án điều chế rừng hoặc phương án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh rừng được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân khai thác phải có đơn, báo cáo Uỷ ban nhân dân xã để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.
4. Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật bảo vệ và phát triển rừng; sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng cho đến kỳ khai thác sau.
1. Chủ rừng sản xuất là rừng trồng phải có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, trồng rừng mới, bảo vệ rừng, kết hợp kinh doanh lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong khu rừng phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng từng vùng, quy chế quản lý rừng.
2. Việc khai thác rừng trồng được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thì được tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;
c) Trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ quy hoạch và chỉ đạo việc xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia và khu vực để chọn lọc, lai tạo, nhân giống và nhập nội các loại giống cần thiết, bảo đảm cung ứng giống tốt cho việc trồng rừng. Việc bình tuyển, công nhận rừng giống, sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật về giống cây trồng.
Article 45.- Principles for protective forest development and use
1. Headwater protection forests must be built into concentrated, inter-regional and multi-layer forests.
2. Protection forests for wind, sand or tide shielding, sea encroachment prevention or environmental protection must be built into forest belts suitable to the natural conditions of each region.
3. The combination of forestry-agricultural-fishery production, landscape business, convalescence, eco-environmental tourism and forest-product as well as other forest benefit exploitation must comply with the forest management regulations.
Article 46.- Organization of management of protection forests
1. Concentrated headwater protection forests covering an area of 5,000 hectares or more or of under 5,000 hectares but having important protection function, or important coastal preventive forests must have management boards. The protective forest-management boards are non-business organizations set up by competent State bodies according to the forest management regulations.
2. Protection forests not prescribed in Clause 1 of this Article shall be assigned or leased by the State to economic organizations, armed force units, households or individuals in localities for management, protection and use.
Article 47.- Exploitation of forest products in protection forests
1. In natural protection forests, it is allowed to exploit dead or diseased trees, trees standing in the areas with a density higher than that prescribed in the forest management regulation, except for endangered, precious and rare forest plant species banned from exploitation according to the Government’s stipulations on the regime of management and protection of endangered, precious and rare plant and animal species and the lists of such plant and animal species.
2. The exploitation of non-timber forest products in natural protection forests is prescribed as follows:
a/ It is allowed to exploit bamboo shoots, assorted bamboo in protection forests when the protection requirements are met according to the forest management regulations;
b/ It is allowed to exploit non-timber forest products without affecting the protection capacity of forests, except for endangered, precious and rare forest plant and animal species banned from exploitation according to the Government’s stipulations on the regime of management and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and the lists of such forest plant and animal species.
3. The exploitation of planted protection forests is prescribed as follows:
a/ It is allowed to exploit supportive trees, trim or prune forests when the planted forests have a density higher than that prescribed in the forest management regulations;
b/ It is allowed to exploit the major trees when they reach the exploitation standards by mode of selective harvest or clear-cut harvest in given forest strips or forest areas.
c/ After exploitation, forest owners must regenerate or replant forests right in the subsequent afforestation season and continue managing and protecting them.
4. The exploitation of forest products in protection forests must comply with the forest management regulation, strictly complying with the technical processes and regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development, ensuring the sustainable protection capacity of forests.
Article 48.- Management and use of production forests and land intermingled in protection forests
1. With regard to production forest areas intermingled in protection forests, forest owners are entitled manage and use them according to the production-forest provisions of Section 3, Chapter IV of this Law.
2. With regard to households’ and individuals’ residential land, land planted with annual crops or perennial trees, land for aquaculture or salt making, which is intermingled in protection forests not falling under the protective forest plannings, the concerned households and individuals may continue using such land for the right assigned purposes according to the provisions of land legislation.
Section 2. SPECIAL-USE FORESTS
Article 49.- Principles for development and use of special-use forests
1. The development and use of special-use forests must ensure the natural development, conserve biodiversity and landscape of such forests.
2. National gardens and nature conservation zones must be clearly defined with strictly- protected zones, ecological restoration zones, service-administration zones and buffer zones.
3. All activities in special-use forests must be permitted by forest owners and comply with the forest management regulations.
Article 50.- Organization of management of special-use forests
1. Special-use forests being national gardens or nature conservation zones must have management boards. The special-use forest management boards are non-business organizations set up by competent State bodies.
2. For special-use forests being landscape protection areas, competent State bodies shall set up management boards; in case of not setting up management boards, they shall lease forests to economic organizations for landscape business, convalescence or eco- environmental tourism under the forest cover.
3. Special-use forests being scientific research or experiment forests shall be assigned to forestry scientific research and technological development, training and vocational training organizations for direct management.
Article 51.- Exploitation of forest products in landscape protection areas and service- administrative zones of national gardens and nature conservation zones
The exploitation of forest products must comply with the forest management regulations, not badly affect the objectives of forest conservation and forest landscape protection, and comply with the following stipulations:
1. It is allowed to exploit dead or fell trees, non-timber forest plants, except for endangered, precious and rare forest plant species banned from exploitation according to the Government’s stipulations on the regime of management and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and the lists of endangered, precious and rare forest plant and animal species;
2. The hunting, catching and trapping of forest animals are not allowed.
Article 52.- Scientific research, teaching and practicing activities in special-use forests
1. The special-use forest management boards are allowed to conduct scientific research activities and provide scientific research services according to the plans already approved by competent State agencies and report on the results of their activities to the superior management agencies.
2. The scientific research, teaching and practicing activities of scientific research institutions, training establishments, scientists, pupils and students in the country must comply with the following stipulations:
a/ Having plans for such activities in special-use forests, approved by their management boards;
b/ Observing the forest rules and submitting to the guidance and inspection by the special-use forest management boards; observing the provisions of legislation on science and technology, legislation on forest protection and development, legislation on biodiversity, legislation on plant varieties, legislation on animal breeds and other relevant law provisions;
c/ Notifying the results of their activities to the special-use forest management boards.
3. Scientific research activities of foreign scientific research institutions, scientists and students must comply with the following stipulations:
a/ Having plans on activities in special-use forests, approved by competent State agencies and accepted by the special-use forest management boards;
b/ Observing the provisions of Points b and c, Clause 2 of this Article.
4. The collection of specimens of forest organisms in special-use forests must comply with the forest management regulations.
Article 53.- Combined activities of landscape business, convalescence and eco- environmental tourism in special-use forests
1. The organization of landscape business-cum- convalescence and eco-environmental tourism activities in special-use forests must be effected under projects ratified by competent State agencies.
2. Activities prescribed in Clause 1 of this Article must comply with the forest management regulations, forest protection rules, tourism legislation, legislation on cultural heritage, legislation on environmental protection and other relevant law provisions.
Article 54.- Stabilization of life of population living in special-use forests and buffer zones of special-use forests
1. It is forbidden to relocate population from other areas to settle in special-use forests.
2. Special-use forest management boards must elaborate projects on population relocation and resettlement and submit them to competent State agencies for ratification so as to relocate population from strictly-protected zones of special-use forests.
3. With regard to strictly-protected zones where conditions do not permit the relocation of population, the special-use forest management boards shall assign special-use forests to organizations or individuals on the basis of short-term package contracts for forest protection.
4. For ecological restoration zones, the special-use forest management boards shall assign special-use forests to local households and individuals on the basis of package contracts for protection and development.
5. With regard to buffer zones of special-use forests, the People’s Committees of all levels shall assign or lease forests of such buffer zones to organizations, households or individuals for use according to the forest management regulations.
Article 55.- Principles for development and use of production forests
1. Production forests shall be assigned or leased by the State to organizations, households and/or individuals of all economic sectors, that fully meet the conditions prescribed in Clause 3, Article 24, Clauses 3 and 4, Article 25 of this Law in order to supply forest products, combine production and business along the direction of intensive forestry-agricultural-fishery farming, and combine landscape business, convalescence and eco-environmental tourism.
2. The exploitation and use of production forests must ensure the maintenance of forest area, development of forest reserves and quality and comply with the forest management regulations.
3. Forest owners must make plans to plant forests in production forest land areas where forests are not available yet, combining forestry-agricultural-fishery production; and take measures to zone off for forest tending, regeneration and enrichment and raising of the forests’ economic efficiency.
Article 56.- Natural production forests
1. The organization of management of natural production forests is prescribed as follows:
a/ Production forests being concentrated natural forests shall be assigned or leased by the State to economic organizations for production and business;
b/ Production forests being scattered natural forests other than those prescribed at Point a of this Clause shall be assigned or leased by the State to organizations, households or individuals for protection, development, production and business.
2. The conditions for production and business with natural production forests are prescribed as follows:
a/ The natural production forest owners have been recognized by competent State bodies;
b/ Forest owners being organizations must have dossiers approved by competent State bodies, which comprise investment projects and forest management, protection and production as well as business plans; the forest exploitation must comply with the forest-regulating schemes already approved by State management agencies in charge of forest protection and development;
c/ Forest owners being households or individuals must have forest management, protection and production as well as business plans worked out under the guidance of commune/ward/township People’s Committees or rangers, which must be approved by the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities;
d/ It is allowed to exploit only timber and plants of other kinds of natural production forests, except for endangered, precious and rare plant species banned from exploitation according to the Government’s stipulations on the regime of management and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and the lists of such forest plant and animal species.
3. The procedures for exploitation of timber and plants of other kinds of natural production forests are prescribed as follows:
a/ Forest-exploiting organizations must have exploitation design dossiers suitable to the forest-regulating schemes or forest production and business plans or schemes, approved by the provincial/municipal People’s Committee presidents;
b/ Forest-exploiting households and individuals must file applications and report to the commune People’s Committees for sum-up reports to the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities for approval.
4. The exploitation of forests must comply with the forest management regulations as well as technical processes and rules on forest protection and development; after exploitation, the organization of forest protection, nurturing and enrichment till the subsequent exploitation period is required.
Article 57.- Planted production forests
1. Owners of planted production forests must work out plans to nurture, tend, plant and protect such forests, combining forestry-agriculture-forestry, landscape business, convalescence and eco-environmental tourism therein in accordance with the forest protection and development planning of each region and with the forest management regulations.
2. The exploitation of planted forests shall comply with the following stipulations:
a/ In cases where forest owners invest their own money in planting, tending, nurturing and protecting forests, they shall be entitled to decide on the exploitation of planted forests by themselves. Products exploited from planted forests by forest owners may be freely circulated on the market. If planted forest trees are precious and rare timber trees, the exploitation thereof must comply with the Government’s regulations;
b/ In cases where forests are planted with the State budget capital, forest owners must compile exploitation dossiers and submit them to agencies competent to ratify capital sources for decision. Products exploited from planted forests by forest owners may be freely circulated on the market. If planted forest trees are precious and rare timber trees, the exploitation thereof must comply with the Government’s regulations;
c/ Forests must be replanted right after exploitation or natural regrowth measures must be applied in the exploitation process.
The Ministry of Agriculture and Rural Development and the provincial/municipal specialized forestry agencies shall have to plan and direct the formation of a system of national and regional seeding forests in order to select, crossbreed, multiply and import necessary varieties, ensuring the supply of quality varieties for afforestation. The selection and recognition of seeding forests as well as the production and trading of forest saplings must comply with the law provisions on plant varieties.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực