Chương VIII Hiến pháp 2013: Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Hiến pháp |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 28/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 29/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1003 đến số 1004 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số điểm mới trong Hiến pháp 2013
Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 64/2013/QH13 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp 2013.
Theo đó, Hiến pháp 2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 và có nhiều điểm mới so với Hiến pháp 1992 (Chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều), đương cử như:
- Chương X là quy định mới hoàn toàn về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước;
- Ghi nhận quyền sống; quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác;
- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (đây là quy định tiến bộ so với Hiến pháp 1992);
Đồng thời quy định, các văn bản pháp luật ban hành trước ngày 01/01/2014 phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân; ban hành mới Luật tổ chức chính quyền địa phương… phải được trình Quốc hội xem xét thông qua chậm nhất vào tháng 10/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
1. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Chánh án các Tòa án khác do luật định.
3. Việc bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
1. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác và của Kiểm sát viên do luật định.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
THE PEOPLE’S COURTS AND THE PEOPLE’S PROCURACIES
1. The People’s Courts are the judicial bodies of the Socialist Republic of Vietnam and exercise judicial power.
2. The People’s Courts include the Supreme People’s Court and other Courts prescribed by a law.
3. The People’s Courts have the duty to safeguard justice, human rights, citizens’ rights, the socialist regime, the interests of the State, and the lawful rights and interests of organizations and individuals.
1. Except in the case of trial by summary procedure, Assessors shall participate in first-instance trials by the People's Courts.
2. During a trial, the Judges and Assessors are independent and shall obey only the law. Agencies, organizations or individuals are prohibited from interfering in a trial by Judges and Assessors.
3. The People’s Courts shall hold their hearings in public. In a special case which requires protection of state secrets, conformity with the fine customs and traditions of the nation, protection of minors or protection of private life and at the legitimate request of an involved party, the People’s Court may hold a closed hearing.
4. Except in the case of a trial by summary procedure, the People’s Courts shall try cases on a collegial basis and make decisions by a vote of the majority.
5. The adversarial principle shall be guaranteed in trials.
6. The first-instance and appellate hearing system shall be guaranteed.
7. The right of the accused or defendants to a defense, and the right of involved parties to protect their lawful interests, shall be guaranteed.
1. The Supreme People’s Court is the highest judicial body of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The Supreme People’s Court shall supervise the judicial work of other Courts, unless otherwise prescribed by a law.
3. The Supreme People’s Court shall make overall assessment of adjudicating practices, ensuring the uniform application of law in trial.
1. The term of office of the Chief Justice of the Supreme People’s Court follows the term of the National Assembly. The appointment, relief from duty, dismissal, and term of office of the Chief Justices of other Courts shall be prescribed by a law.
2. The Chief Justice of the Supreme People’s Court is responsible, and shall report on his or her work, to the National Assembly. When the National Assembly is in recess, he or she is responsible, and shall report on his or her work, to the Standing Committee of the National Assembly and the President.
The reporting regime applicable to the Chief Justices of other Courts shall be prescribed by a law.
3. The appointment, approval, relief from duty, dismissal, and term of office of Judges, and the election and term of office of Assessors, shall be prescribed by a law.
The judgments and decisions of the People’s Courts which have taken legal effect must be respected by agencies, organizations and individuals and must be strictly observed by the concerned agencies, organizations or individuals.
1. The People’s Procuracies shall exercise the power to prosecute and supervise judicial activities.
2. The People’s Procuracies include the Supreme People’s Procuracy and other Procuracies as prescribed by a law.
3. The People’s Procuracies have the duty to safeguard the law, human rights, citizens’ rights, the socialist regime, the interests of the State, and the lawful rights and interests of organizations and individuals, thus contributing to ensuring the strict and unified observance of the law.
1. The term of office of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy follows the term of the National Assembly. The appointment, relief from duty, dismissal, and term of office of the Chief Procurators of other Procuracies and of Procurators shall be prescribed by a law.
2. The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy is responsible, and shall report on his or her work, to the National Assembly.
When the National Assembly is in recess, he or she is responsible, and shall report on his or her work, to the Standing Committee of the National Assembly and the President. The reporting regime applicable to the Chief Procurators of other Procuracies shall be prescribed by a law.
1. The People’s Procuracies shall be led by their Chief Procurators. The Chief Procurator of a People’s Procuracy is subject to the leadership of the Chief Procurator of the People’s Procuracy at a higher level. The Chief Procurators of Procuracies at lower levels are subject to the unified leadership of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. When exercising the power to prosecute or to supervise judicial activities, a Procurator shall abide by the law and is subject to the direction by the Chief Procurator of the People’s Procuracy.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực