Chương IX Hiến pháp 2013: Chính quyền địa phương
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Hiến pháp |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 28/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 29/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1003 đến số 1004 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số điểm mới trong Hiến pháp 2013
Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 64/2013/QH13 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp 2013.
Theo đó, Hiến pháp 2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 và có nhiều điểm mới so với Hiến pháp 1992 (Chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều), đương cử như:
- Chương X là quy định mới hoàn toàn về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước;
- Ghi nhận quyền sống; quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác;
- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (đây là quy định tiến bộ so với Hiến pháp 1992);
Đồng thời quy định, các văn bản pháp luật ban hành trước ngày 01/01/2014 phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân; ban hành mới Luật tổ chức chính quyền địa phương… phải được trình Quốc hội xem xét thông qua chậm nhất vào tháng 10/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
1. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
3. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
1. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
1. The administrative units of the Socialist Republic of Vietnam shall be defined as follows:
The country shall be divided into provinces and centrally run cities; A province shall be divided into rural districts, towns, and provincial cities; a centrally run city shall be divided into urban districts, rural districts, towns, and equivalent administrative units;
A rural district shall be divided into communes and townships; a town or provincial city shall be divided into wards and communes; and an urban district shall be divided into wards.
Special administrative-economic units may be established by the National Assembly.
2. The establishment, dissolution, consolidation, separation or adjustment of the boundaries of, an administrative unit must be consulted with local People and must comply with the process and procedures prescribed by a law.
1. Local administrations shall be organized in administrative units of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Local administration levels composed of the People’s Council and People’s Committee shall be organized consistent with the characteristics of the rural areas, urban areas, islands or special administrative-economic units prescribed by a law.
1. Local administrations shall organize and ensure implementation of the Constitution and law in their localities; decide on local issues prescribed by a law; and submit to the examination and supervision by state agencies at higher levels.
2. The tasks and powers of local administrations shall be determined on the basis of determining the powers between state agencies at the central and local levels and for each level of local administration.
3. Local administrations may, as necessary, be assigned certain tasks of state agencies at higher levels, along with the necessary means to ensure the performance of those tasks.
1. The People’s Council is the local state power body, representing the will, aspirations and right to mastery of the local People, shall be elected by the local People, and is responsible to the local People and state agencies at higher levels.
2. The People’s Council shall decide on local issues as prescribed by a law; and supervise the observance of the Constitution and law in its locality and the implementation of its own resolutions.
1. The People’s Committee at a local administration level, which shall be elected by the People’s Council of the same level, is the executive body of the respective People’s Council and is the local state administrative body, and is responsible to the People’s Council and state administrative agencies at higher levels.
2. The People’s Committee shall organize implementation of the Constitution and law in its locality and implementation of the resolutions of the People’s Council, and perform the tasks assigned to it by state agencies at higher levels.
1. A People’s Council deputy shall represent the will and aspirations of local People; shall maintain close ties with voters and be subject to their supervision, meet and report to voters on his or her own activities and activities of the People’s Council, respond to their requests and petitions; and consider and press for the settlement of complaints and denunciations. A People’s Council deputy has the task of mobilizing the People to implement the Constitution, law, policies of the State, and resolutions of the People’s Council, and encouraging the People to participate in the state management.
2. A People’s Council deputy has the right to raise questions to the Chairperson or other members of the People’s Committee, Chief Justice of the People’s Court, Chief Procurator of the People’s Procuracy, and Heads of the agencies of the People’s Committee. The questioned persons shall present their answers before the People’s Council. A People’s Council deputy has the right to make proposals to state agencies, organizations, and units in the locality. The heads of those agencies, organizations or units shall receive the deputy, then consider and resolve the issues raised in his or her proposals.
1. The People’s Council and the People’s Committee shall report on the local situation to the Vietnam Fatherland Front and mass organizations, listen to the opinions and proposals of those organizations for strengthening the local administration and socio-economic development; and coordinate with the Vietnam Fatherland Front and mass organizations in encouraging the People, together with the State, to perform socio-economic, national defense and security tasks in the locality.
2. The President of the Vietnam Fatherland Front and heads of socio-political organizations in the locality may be invited to sessions of the People’s Council and to meetings of the People’s Committee of the same level that discuss relevant issues.