Nỗi niềm chinh phụ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Nỗi niềm chinh phụ Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 3,350 27/05/2024


Tác giả tác phẩm: Nỗi niềm chinh phụ - Ngữ văn 9

I. Tác giả Đặng Trần Côn

Nỗi niềm chinh phụ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

- Đặng Trẩn Côn sống vào khoảng đẩu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc), nay thuộc Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, làm quan tới chức Ngự sử đài chiếu khám.Tác phẩm của ông thường chú trọng thể hiện những tình cảm riêng tư, những nỗi niềm trắc ẩn của con người. Ngoài Chinh phụ ngâm khúc, một số sáng tác khác của ông hiện còn được lưu lại như Tiêu Tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh,...

- Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê ở tỉnh Hưng Yên. Nữ sĩ sáng tác văn thơ bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn lưu lại các tác phẩm như Truyền ki tân phả, Nữ trung tùng phận và một số bài thơ. Bản dịch Chinh phụ ngâm nổi tiếng hiện đang lưu hành được nhiều học giả khẳng định là của nữ sĩ.

II. Tìm hiểu văn bản Nỗi niềm chinh phụ

1. Thể loại

- Văn bản Nỗi niềm chinh phụ thuộc thể loại thơ song thất lục bát.

2. Xuất xứ

- “Nỗi niềm chinh phụ” trích trong tập “Chinh phụ ngâm”, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm.

- Bản dịch Chinh phụ ngâm gồm 408 câu thơ. Đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ gồm 24 câu thơ (từ câu 41 đến câu 64) đã thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phụ khi phải xa cách người chinh phu.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (12 câu đầu): Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phụ.

- Phần 2 (12 câu còn lại): Cảm xúc, tâm trạng của người chinh phụ sau khi tiễn biệt người chinh phụ.

5. Giá trị nội dung

- Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

- Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

6. Giá trị nghệ thuật

- Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Nỗi niềm chinh phụ

Nỗi niềm chinh phụ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

1. Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phụ

- Nơi chia tay: Hà lương chia rẽ đường này

→ Cây cầu bắc qua sông đã chia rẽ hai vợ chồng.

- Khung cảnh: Bên đường trông bóng cơ bay… Đội quân đã sẵn sàng chờ đợi người chồng hòa nhập và xuất phát đến quân doanh xa xôi.

- Tâm trạng: Người vợ đau đớn vô cùng, xót xa, lòng như cắt thành từng khúc ruột khi phải rời xa người chồng mà không biết bao giờ mới gặp lại.

2. Cảm xúc, tâm trạng của người chinh phụ sau khi tiễn biệt người chinh phụ

- Phép đối:

+ Ngòi đầu cầu…Đường bên cầu…

+ Nước có chảy…Cỏ có thơm…

+ Lòng thiếp…Dạ chàng…

- Câu hỏi tu từ: “…ai sầu hơn ai?”

- Lặp từ: “ngàn dâu”

=> Thể hiện hình ảnh có đôi có cặp, hai tấm lòng đều hướng về nhau nhưng lại phải rời xa nhau. Đồng thời làm cho các câu thơ thêm gắn kết, hấp dẫn người đọc hơn.

- Người chinh phụ mong muốn người chồng không đi ra chiến trường nữa mà ở nhà chăm sóc gia đình.

- Người chinh phụ vẫn để chồng ra trận vì:

+ Người phụ nữ thời xưa không có quyền lên tiếng với những quyết định quan trọng của gia đình.

+ Tôn trọng quyết định của chồng, người chồng rất muốn thực hiện chí làm trai, muốn đứng lên chiến đấu bảo vệ đất nước, không muốn chỉ ở nhà vùi đầu vào sách vở.

=> Người vợ dù rất buồn nhưng vẫn để chồng đi thực hiện ước muốn của bản thân.

- Khúc ngâm đã vang lên tiếng nói đến từ lòng trắc ẩn của người chinh phụ. Để lại cho đời tác phẩm có sức cuốn hút, cái nhìn về tâm tình người phụ nữ xưa phải hy sinh hạnh phúc riêng mình, rời xa người mình yêu vì chiến tranh. Một khúc ngâm về tình yêu, về sự chia ly và về lý tưởng to lớn của cuộc sống thời xưa.

IV. Đọc văn bản: Nỗi niềm chinh phụ

Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,

Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.

Hà Lương chia rẽ đường này,

Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi.

Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,

Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương.

Quân đưa chàng ruổi lên đường,

Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng.

Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,

Hàng cờ bay trong bóng phất phơ.

Dấu chàng theo lớp mây đưa,

Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.

Đoái trông theo đã cách ngăn,

Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

1 3,350 27/05/2024