Ngọc nữ về tay chân chủ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Ngọc nữ về tay chân chủ Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 207 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Ngọc nữ về tay chân chủ - Ngữ văn 9

I. Tìm hiểu văn bản Ngọc nữ về tay chân chủ

1. Thể loại

- Văn bản Ngọc nữ về tay chân chủ thuộc thể loại truyện truyền kì.

2. Xuất xứ

- “Ngọc nữ về tay chân chủ” được rút ra từ tập Thánh Tông di thảo - tập sách được viết bằng chư Hán, gổm 19 tác phẩm, có cả truyền kì, ngụ ngôn và tạp kí.

- Hiện nay, các nhà nghiện cửu chưa thống nhất ý kiến vể tác giả, thời điểm sáng tác của tập Thánh Tông di thảo.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến…ứng tuyển): Lí do mở lầu “Đãi Phượng lâu”.

- Phần 2 (tiếp theo đến…chừng nào): Cuộc trò chuyện đầy tính khoe khoang của hai vị thần trước Ngọc Hoàng.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Quyết định của Ngọc Hoàng.

5. Tóm tắt Ngọc nữ về tay chân chủ

Văn bản xoay quanh câu chuyện kén rể của Ngọc Hoàng Thượng Đế cho cô con gái vừa tròn mười tám tuổi, Ngọc Tỷ. Ngọc Hoàng mở một lầu kén rể, đề chữ “Đãi Phượng lầu” cho tất cả mọi người đến ứng tuyển. Không ngoại lệ, sau khi thấy vậy, Sơn thần và Thủy thần cũng đến ứng tuyển. Hai vị thần đều họp bàn với mong muốn làm phò mã. Thế rồi cả hai cùng nhau lên trời và gặp nhau. Tại đây, họ có cuộc đối đáp với Ngọc Hoàng. Sau một hồi khoe khoang, chứng minh tài năng, sức mạnh của mình, Ngọc Hoàng không chấp nhận ai, cả hai thấy vậy liền bỏ ra về, không dám bàn đến chuyện hôn nhân nữa.

6. Giá trị nội dung

- Truyện "Ngọc nữ về tay chân chủ" kể chuyện Ngọc Hoàng kén rể có rất nhiều kẻ đến cầu hôn nhưng họ đều chỉ là những kẻ tầm thường vô tích sự "một gáo nước đã khoe nhiều, một nắm đất đã khoe lớn". Truyện chê cười đám người bất tài lại hay ra vẻ nhưng còn hướng sự chê trách về phía Ngọc Hoàng, với trách nhiệm quản lý cao nhất trên "thiên đình" lại để có những vị thần hèn kém như vậy. Truyện còn là một ẩn ý: với những người ở ngôi vị cao nhất nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì hậu quả sẽ đến ngay với bản thân, gia đình, con cháu mình.

7. Giá trị nghệ thuật

- Các chi tiết kì ảo hấp dẫn, lôi cuốn.

- Cốt truyện li kì, thú vị.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản Ngọc nữ về tay chân chủ

Ngọc nữ về tay chân chủ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

1. Đặc điểm của cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, lời người kể chuyện và nhân vật

- Đặc điểm cốt truyện: mô phỏng cốt truyện dân gian, được tổ chức theo chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính.

- Nhân vật: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Tỳ, Sơn thần, Thủy thần,…

- Không gian: có sự pha trộn giữa cõi trần và cõi tiên.

- Thời gian: cõi tiên nơi mọi thứ không biến đổi, không giới hạn.

- Lời người kể chuyện: Ngôi thứ ba, điểm nhìn toàn tri.

- Lời nhân vật của một truyện truyền kì: sử dụng nhiều điển cố, điển tích

2. Tình huống truyện

- Ngọc Hoàng kén rể, Sơn thần và Thủy thần đến thể hiện tài năng.

+ Sơn thần: “xua tay lên quãng không, chỉ vào cung tuyết lập tức biến thành gò núi”..

+ Thủy thần: “thè lưỡi như phù bỗng vạn ngõ vàn cửa biến thành biển”…

1 207 lượt xem