Ngày xưa - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Ngày xưa Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,409 28/05/2024


Tác giả, tác phẩm: Ngày xưa- Ngữ văn 9

Ngày xưa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Ngày xưa

- Vũ Cao (1922 – 2007) quê ở Nam Định, từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

- Thơ ông thường viết về đề tài kháng chiến và những tình cảm cách mạng, ngôn ngữ và hình ảnh thơ trẻ trung, tươi mới và giàu cảm xúc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Núi đôi (1956), Đèo trúc (1973), Từ một trận địa (1973),...

II. Tìm hiểu văn bản Ngày xưa

1. Thể loại

- Văn bản Ngày xưa thuộc thể loại văn băn thơ lục bát.

2. Xuất xứ

- In trong Thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2001.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến “mẹ ơi”): lời ru của bà.

- Phần 2 (đoạn còn lại): nỗi lòng, tình cảm của người con dành cho mẹ.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ nói về lời ru của người bà dành cho đứa cháu bé bỏng của mình, qua đó thể hiện tình cảm, sự yêu thương gửi gắm qua từng lời ru.

6. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ, hình ảnh giản dị, gần gũi.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Ngày xưa

1. Ý nghĩa bài thơ

- Dù người cháu không hiểu ý nghĩa trong đó nhưng đó vẫn là lời ru quen thuộc không thể thay thế => tình cảm trìu mến, yêu thương gửi qua những lời hát ru.

2. Liên hệ truyện Kiều

- Tác phẩm Truyện Kiều đã có thể tồn tại và phát triển bền bỉ trong văn học Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác truyền cảm hứng cho những người yêu Truyện Kiều sáng tạo ra các hình thức sinh hoạt văn hóa như ngâm Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều, dựa vào câu Kiều để sáng tác thơ mới, tranh Kiều trên nhiều chất liệu. Nhiều câu thơ trong tác phẩm đã được vận dụng nghệ thuật dân gian và trở nên phổ biến, quen thuộc.

=> Trải qua hai thế kỷ với những thăng trầm của lịch sử, Truyện Kiều vẫn có sức sống mãnh liệt trong đời sống của người Việt Nam, bởi nó không chỉ là câu chuyện của văn học Việt Nam mà còn là tâm tư, bản ngã của người Việt Nam.

IV. Đọc bài thơ Ngày xưa

Mẹ tôi ru cháu chiều chiều
Thường là ru mấy câu Kiều cháu nghe:
“Mây Tần khoá kín xong the
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao…”
Tôi rằng: cháu hiểu làm sao
Những câu thơ tự thuở nào, mẹ ơi!
Mẹ nhìn, chẳng trả lời tôi,
Hai tay ôm cháu, mẹ ngồi vẫn ru:
“Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này...”
Con tôi đôi má tròn đầy
Lại ngọn giấc ngủ thơ ngây chiều chiều.

Bâng khuâng mẹ nói một điều:
- Nghĩ mà thương phận cô Kiều ngày xưa...

V. Dàn ý phân tích Ngày xưa

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nhà thơ Vũ Cao trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chủ đề trong các tác phẩm của ông là con người Việt Nam.

- Bài thơ “Ngày xưa” nói về sự thương cảm nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

2. Thân bài

- Bối cảnh bài thơ là người bà ru cháu ngủ bằng lời thơ trong Truyện Kiều, thể hiện sự sáng tạo của tác giả trong cách đặt vấn đề.

- Tác giả sử dụng hai đoạn trích Truyện Kiều là tâm sự trái ngược của hai người đang yêu: Kim Trọng nhớ nhung, lạc quan; Thúy Kiều đau buồn, tuyệt vọng. Qua đó cho thấy bi kịch của đôi lứa yêu nhau trong thời đại cũ.

- Chi tiết đứa bé ngủ ngon lành thể hiện tình cảm giữa người với người là điều có thể cảm nhận được và không phân biệt thế hệ.

- Sử dụng thể thơ lục bát phù hợp để diễn tả tình cảm.

- Bài thơ xót thương số phận người phụ nữ và mong ước một xã hội tươi sáng.

3. Kết bài

- Bài thơ khẳng định sức sống trường tồn của Truyện Kiều.

- Khẳng định những giá trị đạo đức và tình người luôn tồn tại

1 1,409 28/05/2024