Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ ĐườngNgữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 660 29/05/2024


Tác giả tác phẩm: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Ngữ văn 9

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

- Nguyễn Khắc Phi sinh năm 1934, quê ở Hà Tĩnh, là nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

- Một số công trình tiêu biểu: Thơ văn cổ Trung Hoa – Mảnh đất quen mà lạ (1999), Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh (2001), Nguyễn Khắc Phi tuyển tập (2006), Văn học Trung đại Việt Nam – Nghiên cứu và bình luận (2018).

II. Tìm hiểu văn bản Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

1. Thể loại

- Văn bản “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường thuộc thể loại văn bản nghị luận.

2. Xuất xứ

- Theo Nguyễn Khắc Phi tuyển tập, NXB Giáo dục, 2006, tr908 – 914.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến “thơ văn của ông”): giới thiệu, dẫn dắt vấn đề bàn về bài thơ của Lí Bạch.

- Phần 2 (tiếp theo đến …hay được sử dụng): nhận xét, đánh giá của người viết về hai câu thơ đầu.

- Phần 3 (tiếp theo đến … “tả tình”): phân tích, đánh giá hai câu thơ còn lại.

- Phần 4 (đoạn còn lại): nhận xét khái quát về đặc trưng của thơ Lí Bạch thông qua bài thơ.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường nhằm đưa ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật mà bài thơ truyền tải, qua đó thấy được nhà thơ Lý Bạch đã phá vỡ hệ thống ngôn từ, cách kể và cách tả cảnh chia ly quen thuộc từ trước đến nay. Sự phá vỡ ấy đã tạo ra một nghệ thuật, một bài thơ thật đặc sắc.

6. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận logic, dẫn chứng thuyết phục.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

1. Luận đề của văn bản.

- Luận đề của băn bản: Sự đặc sắc, hấp dẫn trong nội dung và hình thức bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Hệ thống luận điểm và cách triển khai luận điểm

- Hệ thống luận điểm:

+ Giới thiệu chung về đề tài tống biệt trong thơ cổ nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng.

+ Phân tích nội dung và hình thức hai câu thơ đầu của bài thơ.

+ Phân tích nội dung và nghệ thuật hai câu thơ cuối.

+ Kết luận lại đặc điểm nội dung, hình thức của bài thơ.

- Cách triển khai luận điểm:

+ Các luận điểm được triển khai theo cách Tổng - Phân - Hợp.

+ Tác giả phân tích các luận điểm dọc theo kết cấu của bài thơ, phân tích từng câu thơ.

3. Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

- Lí lẽ: Mối quan hệ thân thiết giữa tác giả với Mạnh Hạo Nhiên

+ Bằng chứng: Từ “cố nhân”.

=> Nêu lí lẽ trước, tiếp theo đó mới liệt kê các dẫn chứng.

- Lí lẽ: Ngôn từ không chỉ bình dị tự nhiên mà còn sát hợp.

+ Bằng chứng: cách sử dụng các động từ, từ “cố nhân”.

=> Nêu lí lẽ trước, dẫn chứng đi liền sau.

- Lí lẽ: Nỗi lòng của con người đã hòa lẫn vào cảnh.

+ Bằng chứng: Hình ảnh chiếc buồm cô độc đang trôi dần xa và cuối cùng là mất hút.

=> Lí lẽ và dẫn chứng đi liền với nhau.

4. Ngôn ngữ của bài nghị luận.

- Ngôn ngữ đa dạng, vừa kết hợp ngôn ngữ bác học, vừa đan xen ngôn ngữ bình dân, giản dị.

- Sử dụng nhiều ngôn ngữ gián tiếp, trích dẫn nhận định của các nhà nghiên cứu.

- Cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, dễ hiểu, làm rõ được những suy nghĩ của người viết.

IV. Đọc văn bản Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

V. Dàn ý Phân tích Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lí Bạch và bài thơ: Lí Bạch được mệnh danh là “thi tiên” với hồn thơ phóng khoáng, bay bổng cùng sự nghiệp văn chương đồ sộ. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là bài thơ xuất sắc đầy cảm xúc của tác giả trong cuộc tiễn đưa tri kỉ.

- Khái quát suy nghĩ của bản thân: Tống biệt là chủ đề tiêu biểu trong thơ Đường. Bài thơ của Lí Bạch đem lại nhiều tình cảm xúc động nơi người đọc.

2. Thân bài

a, Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn biệt.

- Đối tượng đưa tiễn: Cố nhân - Người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ. Bản dịch thơ chỉ dịch là bạn, chưa thể hiện được hết nội hàm ý nghĩa của bản gốc.

- Không gian đưa tiễn:

+ Nơi đi: phía Tây Hoàng Hạc Lâu:

• Lầu Hoàng Hạc ở phố Vũ Hán tỉnh Bắc Hồ, gắn với truyền thuyết một người nước Thục tu thành tiên cưỡi hạc vàng về đây rồi bay đi. Đây là địa danh gắn với cõi thần tiên.

• Phía Tây: Chỉ điểm nhìn, ở những vùng núi cao cho những người ẩn sĩ tâm hồn trong sạch.

→ Không gian thoát tục, đẹp, huyền ảo, lãng mạn

+ Nơi đến: Dương Châu – chốn phồn hoa bậc nhất đời Đường

→ Không gian trần tục, phồn hoa, rực rỡ

- Thời gian đưa tiễn: Tháng ba – mùa hoa khói: Cuối mùa xuân

- Cảnh vật: Yên hoa – hoa trong sương mù trông như khói bao phủ

→ Cảnh đẹp diễm lệ của mùa xuân.

⇒ Hai câu thơ diễn tả khung cảnh tiễn biệt đẹp, lãng mạn.

⇒ Sự đối lập giữa cái có (khung cảnh đẹp, thời tiết đẹp, tình bạn đẹp) và cái không có (niềm vui sum vầy) đã thể hiện tâm trạng lưu luyến,bịn rịn trước cảnh chia li của tác giả.

b, Hai câu sau: Tâm trạng của tác giả

- Hình ảnh “cô phàm” – cánh buồm lẻ loi: Bản dịch thơ dịch là bóng buồm chưa diễn tả hết sự cô đơn, lẻ loi của người tiễn đưa và kẻ ra đi giữa sông nước mênh mang

- Hình ảnh “Bích không tận”

+ Khoảng không xanh biếc, mênh mông. Bản dich thơ chỉ nhắc đến bầu không, chưa thể hiện được sự mênh mông, rợn ngợp của không gian ấy.

→ Sự cô đơn, lẻ loi của người ra đi và người ở lại

+ Ngoài ra, hình ảnh còn gợi sự dịch chuyển của không gian từ xa đến gần, từ sâu đến rộng rồi mất hút khỏi tầm mắt. bản dịch thơ cũng chưa thể hiện được ý này.

→ Cái nhìn đau đáu, hoài trông của tác giả. Thể hiện mối tình bằng hữu tri kỉ gắn bó, luyến lưu.

- Hai hình ảnh đối lập: Cô phàm (nhỏ bé, cô đơn) >< bích không tận (mênh mông, rợn ngợp)

→ Nhấn mạnh sự nhỏ bé, lẻ loi của con thuyền như bị nuốt chửng vào không gian sông nước mênh mang

→ Sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước không gian bao la rợn ngợp.

- Hình ảnh “Trường Giang thiên tế lưu”:

→ Hình ảnh ước lệ đầy lãng mạn, gợi không gian vũ trụ bao la gợi cảm giác nhỏ bé, rợn ngợp cho con người

→ Khắc họa tâm trạng cô đơn cùng nỗi nhớ tha thiết của tác giả.

c. Nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên để thể hiện cảm xúc con người

- Ngôn ngữ hàm súc, trang trọng, ý tại ngôn ngoại

- Hình ảnh ước lệ, tinh tế gợi những không gian vũ trụ lớn lao, kì vĩ, các địa danh nổi tiếng

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập

3. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ

- Mở rộng: Chủ đề tình bạn trong thơ tống biệt trong thơ Lí Bạch rất phong phú. Ngoài bài thơ vừa phân tích trên còn có: Tống hữu nhân, tặng Uông Luân,...

1 660 29/05/2024