Nội dung chính Mùa xuân chín chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Nội dung chính Mùa xuân chín Ngữ văn lớp 10 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Mùa xuân chín từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 23799 lượt xem
Tải về


Nội dung chính Mùa xuân chín - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Mùa xuân chín - Kết nối tri thức

A. Nội dung chính Mùa xuân chín

Bài thơ là “Mùa xuân chín” nói tới cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.

B. Bố cục Mùa xuân chín

Chia bài thơ làm 3 đoạn

- Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân

- Khổ 2+3: Tình xuân

- Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách

C. Tóm tắt tác phẩm Mùa xuân chín

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.

D. Tác giả, tác phẩm Mùa xuân chín

I. Tác giả văn bản Mùa xuân chín

Mùa xuân chín – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Hàn Mạc Tử (22 tháng 9 năm 1912 – 11 tháng 11 năm 1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí

- Ông là một nhà thơ người Việt Nam, người khởi xướng ra Trường thơ Loạn và cũng là người tiên phong của dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam.

- Các tác phẩm của ông: Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên-1938)Xuân như ýThượng Thanh Khí (thơ)

II. Tác phẩm văn bản Mùa xuân chín

1. Thể loại :văn bản Mùa xuân chín thuộc thể thơ bảy chữ

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác văn bản Mùa xuân chín

 In trong Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004

3. Phương thức biểu đạt: văn bản Mùa xuân chín có phương thức biểu đạt là Biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Mùa xuân chín

- Bài thơ viết về bức tranh của mùa xuân của thiên nhiên với những màu sắc tươi mới đầy sức sống. Lồng ghép vào đó là tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữu tình

5. Bố cục văn bản Mùa xuân chín

Phần 1: 2 khổ đầu: khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân

- Phần 2: 2 khổ cuối: tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữ tình

6. Giá trị nội dung văn bản Mùa xuân chín

Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam

- Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Mùa xuân chín

- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc

- Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình

Xem thêm các bài Nội dung chính Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức chính xác nhất khác:

Nội dung chính Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Nội dung chính Cánh đồng

Nội dung chính Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Nội dung chính Yêu và đồng cảm

Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơ

1 23799 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: