Nội dung chính Chữ người tử tù chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Nội dung chính Chữ người tử tù Ngữ văn lớp 10 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chữ người tử tù từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 11421 lượt xem
Tải về


Nội dung chính Chữ người tử tù - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Chữ người tử tù - Kết nối tri thức

A. Nội dung chính Chữ người tử tù

Nội dung chính Chữ người tử tù - Mẫu 1

Truyện ngắn khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao - một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

Nội dung chính Chữ người tử tù - Mẫu 2

Truyện kể về Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng.

B. Bố cục Chữ người tử tù

Chia văn bản làm 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.

C. Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù

Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù (mẫu 1)

Huấn Cao là nhân vật chính trong Chữ người tử tù, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường. Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.

Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù (mẫu 2)

Nguyễn Tuân đã viết Truyện ngắn Những người tử tù với một cảnh "xưa nay chưa từng có". Huấn Cao là một người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp. Người khắp vùng tỉnh sơn đều đồn rằng: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm." Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho ông Huấn sự biệt đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch, người quản ngục cúi đầu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

D. Tác giả, tác phẩm Chữ người tử tù

I. Tác giả

Chữ người tử tù – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn Việt Nam.

- Quê quán : Hà Nội

- Ông là nhà văn chuyên viết về tùy bút và ký

Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt

II. Tác phẩm Chữ người tử tù

1. Thể loạiVăn bản Chữ người tử tù có thể loại là Truyện ngắn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Chữ người tử tù – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tác phẩm văn bản Chữ người tử tù được in trên báo Tao Đàn năm 1938 ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng

- Tác phẩm trích từ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, NXB Văn Học Hà Nội, 1981

3. Phương thức biểu đạtVăn bản Chữ người tử tù có phương thức biểu đạt là Tự sự, miêu tả

4. Tóm tắt văn bản Chữ người tử tù

Tác phẩm kể về nhân vật Huấn Cao là một tù nhưng, nhưng ông có tài năng uyên bác, nổi tiếng có tài viết chữ đẹp. Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho người tù nhân này một sự đối đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch

Chữ người tử tù – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Bố cục văn bản Chữ người tử tù 

Văn bản Chữ người tử tù có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1 Từ đầu …. Rồi sẽ liệu : Tâm trạng của người quản ngục khi nghe tin tiếp nhận tù nhân

- Phần 2 Tiếp theo … Một tấm lòng trong thiên hạ :Kể về quá trình xin chữ

- Phần 3 Còn lại: Cảnh xin chữ

6. Giá trị nội dung văn bản Chữ người tử tù 

Văn bản Chữ người tử tù Khắc họa chân dung của một người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng như Huấn Cao

Thể hiện quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về một người tài hoa, hiên ngang, khí phách anh hùng

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Chữ người tử tù 

Tình huống truyện độc đáo

Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình

Xem thêm các bài Nội dung chính Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức chính xác nhất khác:

Nội dung chính Tê – dê

Nội dung chính Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Nội dung chính Thu hứng

Nội dung chính Mùa xuân chín

Nội dung chính Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

1 11421 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: