Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơ chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơ Ngữ văn lớp 10 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chữ bầu lên nhà thơ từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 2,939 19/07/2022
Tải về


Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơ - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Chữ bầu lên nhà thơ - Kết nối tri thức

A. Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơ

Văn bản đã nêu lên trách nhiệm của một nhà văn chân chính là sáng tạo nên con chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách và cá tính nghệ thuật của riêng mình. Điều làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà là chính những con chữ mà họ sáng tạo ra.

B. Bố cục Chữ bầu lên nhà thơ

Chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “về hóa trị”: Quan niệm về chữ trong thơ của tác giả.

- Phần 2: Tiếp theo đến “cuộc bỏ phiếu của chữ”: 2 quan điểm về làm thơ.

- Phần 3: Còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính

C. Tóm tắt tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ.

D. Tác giả, tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

I. Tác giả 

Chữ bầu lên nhà thơ– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Lê Đạt (1929 – 2008) tên khai sinh là Đảo Công Đạt, quê ở tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tôi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và từng tự nhận mình là “phu chữ".

- Tác phẩm chính: Bóng chữ (thơ, 1994), Hèn đại nhân (tập truyện, 1994), Ngỏ lời (thơ, 1997), Mi là người bình thường (tập truyện, 2007), U75 từ tình (thơ – đoàn ngôn, 2007). Năm 2006, Lê Đạt được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

II. Tác phẩm văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

1. Thể loạiTiểu luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

 Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

  Tác phẩm bày tỏ  quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả. Theo ông, sáng tác thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để sáng tác ra một tác phẩm thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ khác với các thể loại văn học khác, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình suy nghĩ, tìm từ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải tác giả phải mất một quá trình làm việc chăm chỉ  trên những trang giấy để tạo ra một kiệt tác hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một tác phẩm xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.

5. Bố cục văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

- Phần 1 Từ đầu….khác nhau về hóa trị: tác giả giải thích các thuật ngữ

- Phần 2 Tiếp theo…cuộc bỏ phiếu của chữ: điều tác giả ghét

- Phần 3 Còn lại: viết về nhà thơ

6. Giá trị nội dung văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

- Tác giả viết về nghề làm thơ và những giá trị làm nên một tác phẩm thành công

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên

- Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu

Xem thêm các bài Nội dung chính Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức chính xác nhất khác:

Nội dung chính Thế giới mạng và tôi

Nội dung chính Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Nội dung chính Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

Nội dung chính Ra-ma buộc tội

Nội dung chính Xúy Vân giả dại

1 2,939 19/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: