Một kho có 4720 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối sau
Với giải Bài 4 (trang 105 SGK Toán 3) được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Toán 3. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 3 Bài: Luyện tập
Bài 4 (trang 105 SGK Toán 3): Một kho có 4720 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối sau chuyển đi 1700 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kilogam muối? (giải thích bằng hai cách)
Lời giải
Cách 1:
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1:
4720 – 2000 = 2720 (kg)
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2:
2720 – 1700 = 1020 (kg)
Đáp số: 1020 kg
Cách 2:
Hai lần chuyển muối được:
2000 + 1700 = 3700 (kg)
Số muối còn lại trong kho sau hai lần chuyển:
4720 – 3700 = 1020 (kg)
Đáp số: 1020 kg
*Phương pháp giải:
Cách1:Tính số muối còn lại sau khi chuyển lần 1 rồi tính số muối còn lại trong kho sau khi chuyển 2 lần
Cách 2: Tính tổng số muối được chuyển trong 2 lần rồi tính số muối còn lại trong khi
*Lý thuyết:
1. Phép cộng hai số tự nhiên
a + b = c
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34
2. Tính chất của phép cộng các số tự nhiên
+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.
Tính chất |
Phát biểu |
Kí hiệu |
Giao hoán |
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. |
a + b = b + a |
Kết hợp
|
Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. |
(a + b) + c = a + (b + c) |
Cộng với số 0 |
Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. |
a + 0 = 0 + a = a |
+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c).
Phép trừ hai số tự nhiên
a – b = c (a b)
(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)
Xem thêm
Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều
Tham khảo các bài giải bài tập Toán 3 Chương 3 : Các số đến 10 000 bài Luyện tập trang 105 khác:
Bài 1 (trang 105 SGK Toán 3): Tính nhẩm:...
Xem thêm các chương trình khác: