Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Mắc mưu Thị Hến(Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 14,909 06/07/2022
Tải về


Tác giả tác phẩm: Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)- Ngữ văn 10

I. Tác giả

II. Tác phầm Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

1. Thể loại: Tuồng

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi.

3. Tóm tắt tác phầm Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến): Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phầm Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

1. Bối cảnh đoạn trích

- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.

2. Yếu tố tạo nên tiếng cười

- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo.

- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến.

=> Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt.

=> Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

3. Ý nghĩa

- Thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ.

- Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

- Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa.

=> Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)

Tác giả tác phẩm: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam

Tác giả tác phẩm: Lễ hội Đền Hùng

Tác giả tác phẩm: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (theo Đào Bình Trịnh)

Tác giả tác phẩm: Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp

 

1 14,909 06/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: