Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 4,156 06/07/2022
Tải về


Tác giả tác phẩm: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)- Ngữ văn 10

I. Tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

1. Thể loại: Sử thi

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Ra đời và phản ánh thời kì ấu thơ của dân tộc- tộc người. Thể hiện những bức tranh xã hội rộng lớn cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Tóm tắt tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của tác phẩm: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn.. Sau đó Đăm Săn cùng các nô lệ trở về sau chiến thắng và tổ chức ăn mừng, tiệc tùng linh đình.

Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn): (3 phần)

- Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Trận đánh giữa hai tù trưởng.

- Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

- Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

- Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ dại.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

- Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.

- Nghệ thuật kể xem lẫn tả

- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

1. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng

- Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại; nhưng tỏ ra run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, đắn đo…).

- Vào cuộc chiến:

+ Hiệp 1: Mtao Mxây múa khiên trước (khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô) → lộ rõ sự kém cỏi, nhưng vẫn nói những lời huênh hoang (quen đi đánh thiên hạbắt tù binhxéo nát đất đai thiên hạ…). Còn Đăm Săn vẫn bình tĩnh, thản nhiên.

+ Hiệp 2: Đăm Săn múa trước (Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô…). Còn Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy (bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông…).

+ Hiệp 3: Đăm Săn múa rất đẹp và dũng mãnh (chàng múa trên caogió như bão…múa dưới thấpgió như lốc…). Đâm trúng kẻ thù, nhưng không thủng.

+ Hiệp 4: Đăm Săn nhờ ông Trời chỉ cách đã giết chết kẻ thù.

⇒ Qua cuộc chiến, ta thấy được sự vượt trội của Đăm Săn về tài năng, bản lĩnh, xứng đáng đại diện cho cả cộng đồng.

2. Thái độ của mọi người đối với Đăm Săn

- Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần dân làng Mtao Mxây đều hưởng ứng (ba tượng trưng cho số nhiều): Không đi sao được... → Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.

- Lời nói của dân làng qua ba lần đối đáp có sự biến đổi, phát triển → Sự thần phục, lòng trung thành tuyệt đối của dân làng Mtao Mxây với Đăm Săn.

- Mọi người cùng nhau ra về theo Đăm Săn, đông vui như hội: Đoàn người đông như bầy cà tong... cõng nước.

⇒ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân người anh hùng với cộng đồng, bộ tộc đồng thời cũng thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhân người anh hùng – nhân vật kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.

3. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng

- Hành động của Đăm Săn sau chiến thắng:

+ Nói với tôi tớ: tự hào, tự tin về sức mạnh của bản thân và sự giàu có của thị tộc.

+ Ra lệnh nổi nhiều loại cồng chiêng: thể hiện sức mạnh của nguời anh hùng và sự giàu có của thị tộc.

- Hình ảnh Đăm Săn:

Đăm Săn nằm tên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một nong hoa.

+ Uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.

+ Là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước…

+ Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực…trong bụng mẹ.

→ Những hình ảnh so sánh, phóng đại để ca ngợi một tù trưởng anh hùng. Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn ngưỡng vọng từ dưới nhìn lên trên, sùng kính, tự hào. Điều này có nghĩa người anh hùng sử thi được tôn vinh tuyệt đối.

⇒ Khung cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn cho thấy sự giàu có, sung túc, vững mạnh của tù trưởng Đăm Săn cũng như buôn làng của chàng.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Thần trụ trời

Tác giả tác phẩm: Ra – ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)

Tác giả tác phẩm: Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)

Tác giả tác phẩm: Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)

Tác giả tác phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1 4,156 06/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: