Lý thuyết Chuyển động tổng hợp – Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 Bài 5: Chuyển động tổng hợp ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật lí 10.

1 17,631 15/08/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 10 Bài 5: Chuyển động tổng hợp

A. Lý thuyết Chuyển động tổng hợp

I. ĐỘ DỊCH CHUYỂN TỔNG HỢP – VẬN TỐC TỔNG HỢP

a. Tính tương đối của chuyển động

Một vật có thể xem như đứng yên trong hệ quy chiếu này nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác. Do đó, chuyển động có tính tương đối.

- Hệ quy chiếu đứng yên: là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

Ví dụ:

Cây cối ven đường

- Hệ quy chiếu chuyển động: là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên.

Nước chảy trên sông

b. Độ dịch chuyển tổng hợp – vận tốc tổng hợp

Bạn B đi từ cuối lên đầu của một toa tàu khi tàu đang chuyển động, để xem xét độ dịch chuyển của bạn B, ta quy ước:

+ Vật 1 (người) là vật chuyển động đang xem xét.

+ Vật 2 (toa tàu) là vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu chuyển động.

+ Vật 3 (đường ray) là vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên.

- Ta suy ra biểu thức của độ dịch chuyển tổng hợp: d13=d12+d23

- Vận tốc tuyệt đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên) bằng tổng vận tốc tương đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động) và vận tốc kéo theo (vận tốc của hệ quy chiếu chyển động với hệ quy chiếu đứng yên)

v13=v12+v23

B. Bài tập Trắc nghiệm Chuyển động tổng hợp

Câu 1: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.

A. v13=v12+v23

B. v12=v13+v23

C. v12=v13+v23

C. v23=v13+v12

Chọn đáp án: A.

Biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên là v13=v12+v23

Câu 2: Một người đi xe đạp, đi 12 đoạn đường đầu với tốc độ ν1=10 km/h, nửa quãng đường còn lại là ν2=15 km/h. Tính tốc độ trung bình trên toàn bộ quãng đường.

A. 12 km/h.

B. 25 km/h.

C. 5 km/h.

D. 12,5 km/h.

Chọn đáp án: A.

Ta có

νtb=st=s1+s2t1+t2=ss1ν1+s2ν2=ss2.ν1+s2.ν2=2.ν1.ν2ν1+ν2=12 km/h.

Câu 3: Một xe đi 13 đoạn đường đầu với tốc độ ν1=15 m/s, đi đoạn còn lại với ν2=20 m/s. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường.

A. 5 m/s.

B. 25 m/s.

C. 18 m/s.

D. 10 m/s.

Chọn đáp án: C.

νtb=st=s1+s2t1+t2=ss1ν1+s2ν2=ss3.ν1+2.s3.ν2=3.ν1.ν22.ν1+ν2=18 m/s.

Câu 4: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.

A. d13=d12+d23

B. d12=d13+d23

C. d12=d13+d23

D. d23=d12+d13

Chọn đáp án: A.

Biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên: d13=d12+d23

Câu 5: Một ô tô chuyển động từ A đến B. Một nửa thời gian đầu tốc độ trung bình của xe là ν1=40km/h, nửa thời gian còn lại tốc độ trung bình của ô tô là ν2=60km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động.

A. 40 km/h.

B. 100 km/h.

C. 20 km/h.

D. 50 km/h.

Chọn đáp án: D.

νtb=st=ν1.Δt1+ν2.Δt2Δt1+Δt2=ν1.t2+ν2.t2t=ν1+ν22=50 km/h

Câu 6: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.

A. 15,3 km/h.

B. 10,9 km/h.

C. 12 km/h.

D. 9 km/h.

Chọn đáp án: B.

Ta chia quãng đường làm 3 đoạn s1, s2, s3

- thời gian đi nửa quãng đường đầu t1=s1ν1=s2.ν1

- gọi thời gian đi nửa quãng đường còn lại là t2 ta có

s2=t22.ν2

s3=t22.ν3

Ta có:

s2=s2+s3=t22ν2+ν3t2=sν2+ν3

Suy ra νtb=st1+t2=ss2.ν1+sν2+ν3=1201110,9 km/h

Câu 7: Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 80 km/h và 60 km/h. Tính vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai biết hai đầu máy chạy ngược chiều.

A. 100 km/h.

B. 20 km/h.

C. 50 km/h.

D. 140 km/h.

Chọn đáp án: D.

Biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động – đầu máy thứ nhất, (2) là hệ quy chiếu chuyển động – gắn với đầu máy thứ hai, (3) là hệ quy chiếu đứng yên gắn mới ga tàu là v13=v12+v23

Do hai đầu máy chạy ngược chiều nhau nên ta có

v13=v12v23

v12=v13+v23=60+80=140km/h

Câu 8: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?

A. 12 h.

B. 10 h.

C. 9 h.

D. 3 h.

Gọi v13 là vận tốc của phà đối với bờ sông

v12 là vận tốc của phà đối với dòng nước

v23 là vận tốc của dòng nước đối với bờ sông

Khi đi xuôi dòng ν13x=s3=ν12+ν23(1)

Khi đi ngược dòng ν13n=s6=ν12ν23(2)

Từ (1) và (2) suy ra ν23=s12

Nếu phà tắt máy trôi theo dòng sông thì t=sν23=ss12=12h

Câu 9: Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi lại trở về A. Biết rằng tốc độ của thuyền trong nước yên lặng là 5 km/h, tốc độ nước chảy là 1 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền.

A. 2 giờ 30 phút.

B. 2 giờ.

C. 1 giờ.

D. 1,5 giờ.

Chọn đáp án: A.

- Khi đi xuôi dòng: tx=sν13x=6ν12+ν23=65+1=1h

- Khi đi ngược dòng: tn=sν13n=6ν12ν23=651=1,5h

- Tổng thời gian chuyển động là t=tx+tn=1+1,5=2,5h= 2 giờ 30 phút.

Câu 10: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

A. v = 14 km/h

B. v = 21 km/h

C. v = 9 km/h

D. v = 5 km/h

Chọn đáp án: D.

Do thuyền chạy ngược dòng nước nên νtb=νtnνnb=149=5km/h

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng

Lý thuyết Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

Lý thuyết Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do

Lý thuyết Bài 9: Chuyển động ném

Lý thuyết Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động

1 17,631 15/08/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: