Lý thuyết Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng – Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật lí 10.
Lý thuyết Vật lí 10 Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng
A. Lý thuyết Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng
1. ĐỘNG NĂNG
a. Mối liên hệ giữa động năng và công
- Động năng của một vật là năng lượng vật có được do chuyển động, có giá trị được tính theo công thức:
Với: m là khối lượng của vật
v là tốc độ của vật tại thời điểm khảo sát
Trong hệ SI, động năng có đơn vị là joule (J)
Người, sóng biển, báo, cánh quạt chuyển động sẽ có động năng
- Mỗi liên hệ giữa động năng và công:
- Định lí động năng: độ biến thiên động năng của một vật trong khoảng thời gian bằng công của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
b. Đặc điểm của động năng
- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật
- Động năng là một đại lượng vô hướng, không âm
- Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu
2. THẾ NĂNG
a. Thế năng trong trường trọng lực đều
- Một vật có khối lượng m ở độ cao h so với một vị trí làm gốc dự trữ một dạng năng lượng được gọi là thế năng trọng trường:
Wt = m.g.h
Trong hệ SI, thế năng có đơn vị là joule (J)
Búa máy đang dự trữ thế năng
Vận động viên nhảy cầu có thế năng và động năng
Lưu ý:
- Để xác định thế năng, ta cần phải chọn gốc thế năng là vị trí mà tại đó thế năng bằng 0.
- Khi chọn gốc tọa độ trùng với gốc thế năng và chiều dương của trục Oz hướng lên thì vị trí phía trên gốc thế năng có giá trị h > 0, vị trí phía dưới gốc thế năng có giá trị h < 0
- Độ biến thiên thế năng giữa hai vị trí không phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
3. CƠ NĂNG
a. Quá trình chuyển hóa giữa động năng và thế năng
Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa quá lại với nhau.
Động năng và thế năng trong quá trình người trượt nước, quả bóng bay vào rổ chuyển hóa qua lại với nhau.
b. Định luật bảo toàn cơ năng
- Tổng động năng và thế năng được gọi là cơ năng của vật:
Trong hệ SI, cơ năng có đơn vị là jun (J)
- Khi một vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực bảo toàn thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
Hệ quả: Trong trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
B. Bài tập Trắc nghiệm Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng
Câu 1: Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động với gia tốc không đổi.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động cong đều.
Đáp án đúng là: B.
A - đúng, động năng không đổi vì vận tốc không đổi.
B - sai, gia tốc không đổi nhưng vận tốc thay đổi nên động năng thay đổi.
C - đúng, tốc độ chuyển động tròn đều không đổi nên động năng không đổi.
D - đúng, tốc độ chuyển động cong đều không đổi nên động năng không đổi
Câu 2: Chọn câu sai:
A. Công thức tính động năng:
B. Đơn vị động năng là:
C. Đơn vị động năng là đơn vị công.
D. Đơn vị động năng là: W.s.
Đáp án đúng là: B.
A - đúng
B - sai, đơn vị động năng là
C, D - đúng, đều có đơn vị là Jun, biểu thức tính công có đơn vị khác là W.s, ngoài ra 1J = 1W.1s nên động năng cũng có đơn vị là J hoặc W.s.
Câu 3: Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau. Thế năng trọng trường
A. luôn luôn có trị số dương.
B. tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng.
C. tỷ lệ với khối lượng của vật.
D. có thể âm, dương hoặc bằng không.
Đáp án đúng là: A.
A - sai, vì thế năng trọng trường là đại lượng đại số phụ thuộc vào mốc tính thế năng. Nếu vật ở trên mốc thế năng thì có thế năng dương, vật ở dưới mốc thế năng có thế năng âm, vật ở tại mốc thế năng thì có thế năng bằng không.
C – đúng vì biểu thức tính thế năng Wt = mgh.
Câu 4: Công thức tính động năng của vật khối lượng m
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: A.
Công thức tính động năng của vật khối lượng m:
Câu 5: Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động:
A. chuyển động thẳng đều.
B. chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.
C. chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
D. chuyển động tròn đều.
Đáp án đúng là: C.
C - đúng, vì cơ năng chỉ bảo toàn khi vật chỉ chịu tác dụng của lực bảo toàn. Mà trọng lực là lực bảo toàn.
Câu 6: Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn
A. 20384 N.
B. 20000 N.
C. 10500 N.
D. 20500 N.
Đáp án đúng là: A.
Xét theo phương ngang, áp dụng định lí động năng ta có:
Câu 7: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy . Tính thế năng trọng trường của vật tại đáy giếng cách mặt đất 5 m với gốc thế năng tại mặt đất.
A. 500 J.
B. -400 J.
C. 400 J.
D. -500 J.
Đáp án đúng là: D.
Áp dụng công thức tính thế năng trọng trường của vật ta có:
(do mốc tính thế năng ở mặt đất).
Đáp án đúng là: D.
Áp dụng công thức tính thế năng trọng trường của vật ta có:
(do mốc tính thế năng ở mặt đất).
Câu 8: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu = 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy . Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. 4,5 m.
B. 3 m.
C. 2,5 m.
D. 5 m.
Đáp án đúng là: C.
- Cơ năng của vật không đổi và bằng cơ năng tại mặt đất O:
- Gọi điểm có độ cao mà ở đó động năng bằng thế năng là A:
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho điểm A và điểm O ta có:
Câu 9: Từ độ cao 25 m một vật được ném lên thẳng đứng với độ lớn vận tốc ban đầu = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy . Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất là? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. 60 m.
B. 45 m.
C. 20 m.
D. 80 m.
Đáp án đúng là: B.
Gọi B là điểm bắt đầu ném, điểm A là điểm cao nhất mà vật lên tới.
Theo định luật bảo toàn cơ năng ta có:
Câu 10: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy . Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị gần giá trị nào sau đây nhất?
A. 2,0.
B. 2,5.
C. 3,0.
D. 3,5.
Đáp án đúng là: A.
Gọi A là điểm thả vật, B là điểm có độ cao h và vận tốc v.
Theo định luật bảo toàn cơ năng:
Mà theo bài ra:
Suy ra:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Lý thuyết Bài 19: Các loại va chạm
Lý thuyết Bài 20: Động học của chuyển động tròn
Lý thuyết Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo