Lý thuyết Tin học 12 Bài 8 (mới 2024 + Bài tập): Truy vấn dữ liệu

Tóm tắt lý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Tin học 12 Bài 8.

1 3770 lượt xem


Lý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu

A. Lý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu

1. Các khái niệm

a) Mẫu hỏi

• CSDL chứa dữ liệu phản ánh toán bộ thông tin về đối tượng cần quản lí.

• Câu hỏi phức tạp, liên quan tới nhiều bảng thì ta dùng tới mẫu hỏi.

• Dùng mẫu hỏi và liên kết, ta có thể thống kê dữ liệu, nhóm và lựa chọn các bản ghi của nhiều bảng.

+ Mẫu hỏi thường được sử dụng để:

+ Sắp xếp các bản ghi

+ Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước

+ Chọn các trường để hiển thị

+ Thực hiện tính toán: tính trung bình cộng, tính tổng, ….

+ Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác

• Có 2 chế độ làm việc, đó là chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.

• Kết quả mẫu hỏi cũng đóng vai trò như một bảng

b) Biểu thức

• Để thực hiện các tính toán và kiểm tra các điều kiện, Access có các công cụ để viết các biểu thức, bao gồm toán hạng và phép toán.

• Các phép toán thường dùng:

+ Phép toán số học: +,-,∗,/

+ Phép toán so sánh: <, >, <=,>=,=,<>

+ Phép toán Lôgic: AND, OR, NOT

• Toán hạng trong tất cả các biểu thức có thê là:

+ Tên trường: (đóng vai trò các biến) được ghi trong dấu ngoặc vuông. Ví dụ: [TOAN], [LUONG]

+ Hằng số, ví dụ: 0.1; 1000000,…

+ Hằng văn bản, được viết trong dấu nháy kép, ví dụ: "Nam", "Nữ",…

+ Hàm: (sum, avg, …)

c) Các hàm

• Access cung cấp một số hàm thống kê thông dụng áp dụng cho các nhóm, gọi là hàm gộp nhóm:

+ SUM: Tính tổng giá trị số trên trường chỉ định.

+ AVG: Tính giá trị trung bình các giá trị số trên trường chỉ định

+ MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất của các số nằm trên trường chỉ định

+ MAX: Tìm giá trị lớn nhất của các số nằm trên trường chỉ định

+ COUNT: Đêm các ô khác rỗng nằm trên trường chỉ định

• Lưu ý: bốn hàm đầu tiên chỉ thực hiên trên kiểu dữ liệu số.

2. Tạo mẫu hỏi

• Để làm việc với mẫu hỏi, chọn Queries trong bảng chọn đối tượng.

• Có thể tạo mẫu hỏi mới bằng cách dùng thuật sĩ hoặc tự thiết kế. Các bước chính để tạo một mẫu hỏi bao gồm:

+ Chọn dữ liệu nguồn (các bảng và mẫu hỏi khác) cho mẫu hỏi;

+ Chọn các trường từ dữ liệu nguồn để đưa vào mẫu hỏi;

+ Khai báo các điều kiện để lọc các bản ghi cần đưa vào mẫu hỏi;

+ Chọn các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi;

+ Tạo các trường tính toán từ các trường đã có;

+ Đặt điều kiện gộp nhóm.

• Lưu ý: Không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước này.

• Có hai chế độ thường dùng để làm việc với mẫu hỏi: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.

• Trong chế độ thiết kế, ta có thể thiết kế mới hoặc xem hay sửa đổi thiết kế cũ của mẫu hỏi.

• Để thiết kế mẫu hỏi mới, thực hiện một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nháy đúp vào Create query by using wizard.

+ Cách 2: Nháy đúp vào Create query in Design view.

Lý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu hay, ngắn gọn

• Để xem hay sửa đổi thiết kế mẫu hỏi, thực hiện:

+ Chọn mẫu hỏi cần xem hoặc sửa.

+ 2. Nháy nútLý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu hay, ngắn gọn.

• Nội dung của từng hàng gồm có:

+ Field: Khai báo tên các trường được chọn. Đó là các trường sẽ có mặt trong mẫu hỏi hoặc các trường dùng để lọc, sắp xếp, kiểm tra giá trị...

+ Table: Tên bảng chứa trường tương ứng.

+ Sort: Xác định (các) trường cần sắp xếp.

+ Show: Xác định (các) trường xuất hiện trong mẫu hỏi.

+ Criteria: Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi. Các điều kiện được viết dưới dạng biểu thức lôgic.

Lý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu hay, ngắn gọn

3. Ví dụ áp dụng

• Khai thác CSDL ″Quản lý học sinh″, tạo mẫu hỏi cho biết danh sách học sinh có điểm trung bình các môn trên từ 6.5 trở lên

+ 1. Nháy vào Create query in Design View.

+ 2. Chọn bảng HOC_SINH làm dữ liệu

+ 3. Nháy tất cả các trường đưa vào mẫu hỏi

+ 4. Trong lưới QBE, dòng Criterial, tại các cột Toan, Li, Hoa, Van, Tin gõ: >=6.5

+ 5. Nháy nútLý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu hay, ngắn gọnđể thực hiện và kết thúc.

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu

Câu 1: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là:

A. In dữ liệu

B. Cập nhật dữ liệu

C. Tìm kiếm và hiển thị dữ liệu

D. Xóa các dữ liệu không cần đến nữa

Đáp án: C

Giải thích: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là tìm kiếm và hiển thị dữ liệu. Nếu câu hỏi chỉ liên quan tới một bảng dùng phương pháp tìm kiếm và lọc có thể tìm câu trả lời. Nhưng với câu hỏi phưc tạp, liên quan tới nhiều bảng thì cần sử dụng mẫu hỏi.

Câu 2: Nếu những bài toán phức tạp, liên quan tới nhiều bảng, ta sử dụng:

A. Mẫu hỏi

B. Bảng

C. Báo cáo

D. Biểu mẫu

Đáp án: A

Giải thích: Nếu bài toán chỉ liên quan tới một bảng dùng phương pháp tìm kiếm và lọc có thể tìm câu trả lời. Nhưng với câu hỏi phức tạp, liên quan tới nhiều bảng thì cần sử dụng mẫu hỏi.

Câu 3: Để hiển thị một số bản ghi nào đó trong cơ sở dữ liệu, thống kê dữ liệu, ta dùng:

A. Mẫu hỏi

B. Câu hỏi

C. Liệt kê

D. Trả lời

Đáp án: A

Giải thích: Mẫu hỏi thường được sử dụng để sắp xếp các bản ghi, chọn các trường để hiển thị, thực hiện tính toán, chọn các bản ghi thỏa mãn điều kiện cho trước, tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác.

Câu 4: Các chế độ làm việc với mẫu hỏi là:

A. Mẫu hỏi

B. Mẫu hỏi và thiết kế

C. Trang dữ liệu và thiết kế

D. Trang dữ liệu và mẫu hỏi

Đáp án: C

Giải thích: Có hai chế độ thường dùng để làm việc với mẫu hỏi: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu. Trong chế độ thiết kế, ta có thể thiết kế mới hoặc xem hay sửa đổi thiết kế cũ của mẫu hỏi.

Câu 5: Kết quả thực hiện mẫu hỏi có thể tham gia vào việc tạo ra:

A. Bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi hay báo cáo

B. Bảng, biểu mẫu khác, mẫu hỏi khác hay các trang khác

C. Bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi khác hay báo cáo

D.Bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi khác

Đáp án: C

Giải thích: Kết quả thực hiện mẫu hỏi có thể tham gia vào việc tạo ra bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi khác hay báo cáo.

Câu 6: “ /” là phép toán thuộc nhóm:

A. Phép toán so sánh

B. Phép toán số học

C. Phép toán logic

D. Không thuộc các nhóm trên

Đáp án: B

Giải thích: Phép toán số học được sử dụng để mô tả các phép tính toán. Ví dụ: +, -, *, /.

Câu 7: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về mẫu hỏi?

A. Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán

B. Biểu thức logic được sử dụng khi thiết lập bộ lọc cho bảng, thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi

C. Hằng văn bản được viết trong cặp dấu nháy đơn

D. Hàm gộp nhóm là các hàm như: SUM, AVG, MIN, MAX, COUNT

Đáp án: C

Giải thích: Hằng văn bản được viết trong cặp dấu nháy kép.

Câu 8: Trong lưới QBE của cửa sổ mẫu hỏi (mẫu hỏi ở chế độ thiết kế) thì hàng Criteria có ý nghĩa gì?

A. Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi

B. Xác định các trường xuất hiện trong mẫu hỏi

C. Xác định các trường cần sắp xếp

D. Khai báo tên các trường được chọn

Đáp án: A

Giải thích: Trong lưới QBE của cửa sổ mẫu hỏi (mẫu hỏi ở chế độ thiết kế) thì hàng Criteria có ý nghĩa là mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi. Các điều kiện được viết dưới dạng biểu thức logic.

Câu 9: Bảng DIEM có các trường MOT_TIET, HOC_KY. Để tìm những học sinh có điểm một tiết trên 7 và điểm thi học kỳ trên 5 , trong dòng Criteria của trường MOT_TIET, HOC_KY, biểu thức điều kiện nào sau đây là đúng:

A. MOT_TIET > 7 AND HOC_KY >5

B. [MOT_TIET] > 7 AND [HOC_KY]>5

C. [MOT_TIET] > 7 OR [HOC_KY]>5

D. [MOT_TIET] > "7" AND [HOC_KY]>"5"

Đáp án: B

Giải thích:

Toán hạng trong các biểu thức có thể là:

+ Hằng văn bản được viết trong cặp dấu nháy kép ví dụ: “Nam”

+ Hàm gộp nhóm là các hàm như: SUM, AVG, MIN, MAX, COUNT

+ Hằng số, ví dụ: 0.1; 1000,…

+ Tên trường ( đóng vai trò các biến) được ghi trong dấu ngoặc vuông. Ví dụ: điểm một tiết trên 7 và điểm thi học kỳ trên 5 , trong dòng Criteria của trường MOT_TIET, HOC_KY, biểu thức điều kiện là [MOT_TIET] > 7 AND [HOC_KY] > 5

Câu 10: Bảng DIEM có các trường MOT_TIET, HOC_KY. Trong Mẫu hỏi, biểu thức số học để tạo trường mới TRUNG_BINH, lệnh nào sau đây là đúng:

A. TRUNG_BINH:(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KY])/5

B. TRUNG_BINH:(2* MOT_TIET + 3*HOC_KY)/5

C. TRUNG_BINH:(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KY]):5

D. TRUNG_BINH=(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KY])/5

Đáp án: A

Giải thích: Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi và được sử dụng dấu hai chấm.

1 3770 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: