Lý thuyết KTPL 11 Bài 7 (Cánh diều): Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 11 Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KTPL 11.
Lý thuyết KTPL 11 Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
A. Lý thuyết Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
1. Ý tưởng kinh doanh
a. Ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh
- Ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận.
- Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
- Có hai dạng ý tưởng kinh doanh là: ý tưởng cải tiến kinh doanh và ý tưởng kinh doanh mới.
- Để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thể thu được lợi nhuận, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.
Những yếu tố không thể thiếu của một ý tưởng kinh doanh tốt
b. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh
- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể. Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:
+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).
+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.
- Trên cơ sở các nguồn đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh xây dựng ý tưởng kinh doanh của mình sao cho khả thi nhất và ra quyết định để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.
2. Cơ hội kinh doanh
- Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).
- Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.
Những nhân tố không thể thiếu của một cơ hội kinh doanh
3. Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh
- Xây dựng ý tưởng và xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Người kinh doanh biết xây dựng ý tưởng và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh thì có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá trị cho người mua và đạt được mục tiêu lợi nhuận.
- Nếu xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí có thể khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh thất bại.
Để ý tưởng kinh doanh thành hiện thực phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài
4. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh
- Để thành công, mỗi người kinh doanh cần phải có các năng lực cơ bản như:
+ Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Năng lực tổ chức, lãnh đạo;
+ Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh;
+ Năng lực thiết lập quan hệ;
+ Có khả năng phân tích và sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược;
+ Luôn kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh và thực hiện trách nhiệm với xã hội.
Một số năng lực quan trọng của các nhà lãnh đạo đích thực
B. Bài tập Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 1. Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là
A. ý tưởng kinh doanh.
B. lợi thế nội tại.
C. cơ hội kinh doanh.
D. cơ hội bên ngoài.
Đáp án đúng là: A
Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
Câu 2. Yếu tố nào sau đây được coi là xuất phát điểm của quá trình sản xuất kinh doanh; thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận?
A. Nguồn vốn đầu tư.
B. Ý tưởng kinh doanh.
C. Lực lượng lao động.
D. Năng lực quản trị.
Đáp án đúng là: B
- Ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận.
Câu 3. Ý tưởng kinh doanh thường được chia thành 2 dạng, là:
A. ý tưởng kinh doanh cải tiến và ý tưởng kinh doanh mới.
B. ý tưởng kinh doanh khả thi và ý tưởng kinh doanh không khả thi.
C. ý tưởng kinh doanh trong quá khứ và ý tưởng kinh doanh hiện tại.
D. ý tưởng kinh doanh hữu dụng và ý tưởng kinh doanh không hữu dụng.
Đáp án đúng là: A
Có hai dạng ý tưởng kinh doanh là: ý tưởng cải tiến kinh doanh và ý tưởng kinh doanh mới.
Câu 4. Có nhiều dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt, ngoại trừ dấu hiệu nào dưới đây?
A. Tính vượt trội.
B. Lợi thế cạnh tranh.
C. Tính mới mẻ, độc đáo.
D. Tính trừu tượng, phi thực tế.
Đáp án đúng là: D
- Những dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt là: tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi; lợi thế cạnh tranh.
Câu 5. Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Có tính vượt trội.
B. Có tính mới mẻ, độc đáo.
C. Không có tính khả thi.
D. Có lợi thế cạnh tranh.
Đáp án đúng là: C
- Những dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt là: tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi; lợi thế cạnh tranh.
Câu 6. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, bao gồm:
A. nguồn vốn đầu tư và khát vọng khởi nghiệp.
B. kinh nghiệm khởi nghiệp và yếu tố nội lực.
C. cơ hội bên ngoài và thời cơ khách quan.
D. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
Đáp án đúng là: D
- Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh:
+ Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,... của chủ thể kinh doanh.
+ Cơ hội bên ngoài: bắt nguồn từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,...
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?
A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
Đáp án đúng là: D
- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:
+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).
+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Câu 8. Nội dung nào sau đâyphản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?
A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
Đáp án đúng là: D
- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:
+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).
+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Câu 9. Một trong những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là
A. nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
B. khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.
C. sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
D. khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Đáp án đúng là: A
- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:
+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).
+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Câu 10. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Trình độ chuyên môn của chủ thể kinh doanh.
B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Đáp án đúng là: D
- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:
+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).
+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Câu 11. Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là
A. Lực lượng lao động.
B. Ý tưởng kinh doanh.
C. Cơ hội kinh doanh.
D. Năng lực quản trị.
Đáp án đúng là: C
Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).
Câu 12. Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Hấp dẫn.
B. Ổn định.
C. Đúng thời điểm.
D. Lỗi thời.
Đáp án đúng là: D
- Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.
Câu 13. Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân.
D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Đáp án đúng là: A
Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực thiết lập quan hệ.
Câu 14. Có ý chí bền bị cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân.
D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Đáp án đúng là: C
Có ý chí bền bị cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực cá nhân.
Câu 15. Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.
Câu hỏi: Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị M?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
D. Năng lực thiết lập quan hệ.
Đáp án đúng là: A
Việc chị M tận dụng việc công ty đối thủ đang gặp khó khăn để mở rộng thị thần đã cho thấy chị M có năng lực nắm bắt cơ hội.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 sách Cánh diều, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Lý thuyết Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Lý thuyết Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Lý thuyết Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Lý thuyết Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều