Lý thuyết Địa lí 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Khí hậu Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 8 Bài 4: Khí hậu Việt Nam hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa lí 8.

1 4,216 20/08/2023


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 4: Khí hậu Việt Nam

A. Lý thuyết Khí hậu Việt Nam

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a) Tính chất nhiệt đới 

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Khí hậu Việt Nam (ảnh 1)

b) Tính chất ẩm

Độ ẩm không khí trung bình trên 80% và lượng mưa trung bình dao động từ 1 500 - 2 000 mm/năm là đặc điểm về khí hậu của nước ta.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Khí hậu Việt Nam (ảnh 1)

c) Tính chất gió mùa

Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.

- Gió mùa đông: Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc, Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.

- Gió mùa hạ: Chủ yếu có hướng tây nam. Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, thời tiết khô nóng ở phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc. Bão kèm theo mưa lớn là hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này.

2. Sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam

a) Phân hoá theo chiều bắc – nam

Việt Nam chia thành hai miền khí hậu:

- Miền Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, mùa đông 2-3 tháng lạnh, mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, không có tháng nào dưới 20°C, mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

b) Phân hoá theo chiều đông – tây

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền. -- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 

- Vùng đồi núi phía tây có khí hậu phân hoá phức tạp.

c) Phân hoá theo độ cao

- Thấp: khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng, độ ẩm và lượng mưa thay đổi.

- Cao hơn: khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng.

- Độ cao trên 2 600 m: khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, nhiệt độ trung bình dưới 15°C suốt các tháng.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 4: Khí hậu Việt Nam

Câu 1: Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra, khí hậu có đặc điểm gì?

A. Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C

B. Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt)

C. Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Khí hậu đất liền Việt Nam chia làm 2 miền Bắc và Nam. Miền khí hậu phía Bắc, được tính từ dãy Bạch Mã trở ra với đặc điểm nhiệt độ không khí trung bình năm > 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên miền Bắc có mùa đông lạnh 2 đến 3 tháng nhiệt độ trung bình tháng <18°C, nửa đầu mùa đông lạnh, khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều hơn.

Câu 2: Đồi núi nước ta chạy dài 1 400 km, từ ?

A. Tây Bắc tới Nam Bộ

B. Tây Bắc tới Tây Nguyên

C. Tây Bắc tới Đông Nam Bộ

D. Đông Bắc tới Đông Nam Bộ

Đáp án đúng: C

Câu 3: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên, kết hợp với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra?

A. Thời tiết nóng ẩm

B. Mưa nhiều

C. Có bão kèm theo mưa lớn

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Gió mùa hạ thổi theo hướng Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên, kết hợp với sự ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hình thành nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều trên cả nước. Đặc biệt xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan là bão kèm theo mưa lớn.

Câu 4: Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, vì sao tính chất của gió thay đổi ?

A. Do ở đây có địa hình đồng bằng

B. Do gió bị núi chặn lại

C. Do hiệu ứng phơn khiến phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô nóng.

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Câu 5: Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào, khí hậu có đặc điểm gì?

A. Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C

B. Không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C

C. Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có những đặc điểm nổi bật: Nhiệt độ không khí trung bình năm >25°C và không có tháng nào < 200C, biên độ nhiệt độ trung bình năm < 9°C; khí hậu được phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Câu 6: Gió mùa hạ hoạt động từ?

A. Tháng 6 đến tháng 10

B. Tháng 5 đến tháng 9

C. Tháng 5 đến tháng 10

D. Tháng 5 đến tháng 11

Đáp án đúng: C

Câu 7: Đặc điểm của khí hậu mùa đông Miền Bắc?

A. Chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh

B. Nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô

C. Nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 8: Nước ta có độ ẩm không khí?

A. Cao, trung bình trên 80%.

B. Thấp, dưới 30%

C. Trung bình, khoảng 50%

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Giải thích: Nước ta có độ ẩm không khí cao, trung bình >80%; lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1500 - 2000 mm/năm.

Câu 9: Tính chất nhiệt đới thể hiện ở?

A. Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C

B. Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng

C. Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Tính nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện ở các đặc điểm sau: Nhiệt độ không khí trung bình năm trên cả nước đều >20°C (trừ những vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam. Số giờ nắng đạt 1400 - 3000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 – 100 kcal/cm2/năm. Bình quân 1m2 lãnh thổ sẽ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

Câu 10: Gió mùa đông ở nước ta hoạt động từ?

A. Tháng 12 đến tháng 4 năm sau

B. Tháng 10 đến tháng 3 năm sau

C. Tháng 11 đến tháng 3 năm sau

D. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Đáp án đúng: D

Xem thêm các bài lý thuyết Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 6: Thủy văn Việt Nam

Lý thuyết Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Lý thuyết Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Lý thuyết Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Sinh vật Việt Nam

1 4,216 20/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: