Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 2,361 21/09/2023


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong

A. Lý thuyết Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong

I. Thân máy và nắp máy

1. Nhiệm vụ

- Thân máy và nắp máy (hình 19.1) là chi tiết cố định chứa hầu hết các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

- Nắp máy và xilanh, pit tông tạo thành buồng đốt.

2. Cấu tạo

a) Thân máy 

- Thân máy phụ thuộc vào số xilanh, cách làm mát và bố trí cơ cấu và hệ thống.

- Thân máy chia thành thân xilanh và hộp trục khuỷu.

- Thân xilanh có cấu tạo khác nhau ở thân xilanh và thường được làm rời để tiết kiệm kim loại và tăng tính chống mòn.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

b) Nắp máy

- Nắp máy phụ thuộc vào hình dạng buồng cháy, đường nạp và đường thải, cũng như bố trí các cụm chi tiết như bugi, xu pát, v.v...

- Hình 19.3 mô tả cấu tạo của nắp máy động cơ làm mát bằng nước.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

II. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có các chi tiết chính là pít tông, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.

1. Nhiệm vụ

- Pit tông, xilanh và nap máy tạo thành buồng cháy. Pit tông sinh và nhận lực từ thanh truyền để thực hiện nạp, nén và thải.

- Thanh truyền liên kết pit tông và trục khuỷu.

- Trục khuỷu nhận lực từ pit tông tạo mômen quay và từ bánh đà dẫn dộng thanh truyền để thực hiện quá trình nạp, nén và thải.

2. Cấu tạo

a) Pít tông

- Pít tông được chia làm ba phần: đỉnh, đầu và thân (hình 19.4).

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

+ Đỉnh pít tông và xilanh, nắp máy tạo thành buồng cháy.

+ Đầu pít tông có rãnh để lắp xecmăng khí hoặc xecmăng dầu, bao kín.

+ Thân pít tông có lỗ lắp chốt và dẫn hướng cho pít tông di chuyển trong xilanh.

- Hai đầu chốt pít tông được lắp các vòng hãm đê chống di chuyên dọc trục cúa chốt pít tông.

b) Thanh truyền

- Thanh truyền được chia làm ba phần: đầu nhỏ, thân và đầu to (hình 19.5).

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

+ Đầu nhỏ thanh truyền liên kết với chốt pít tông và có lỗ hứng dầu bôi trơn.

+ Đầu to thanh truyền được lắp với trục khuỷu bằng bulông và đai ốc.

+ Thân thanh truyền có dạng chữ I, kích thước tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to và liên kết dầu to với đầu nhỏ.

- Đầu nhỏ và đầu to có bạc lót làm bằng vật liệu chịu mài mòn.

c) Trục khuỷu

- Cấu tạo của trục khuỷu phụ thuộc vào sổ xilanh và sô kì của động cơ.

- Hình 19.6 mô tả trục khuỷu động cơ 4 xilanh, 4 kì.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

- Trục khuỷu thường được lắp với hệ thống dẫn động cơ câu phân phối khí, bơm nước,...

- Cổ khuỷu được lắp với ố trục trên thân máy, có chốt khuỷu lắp với dầu to thanh truyền và lỗ dẫn dầu bôi trơn.

- Má khuỷu liên kết chốt khuỷu và cô khuỷu. Đuôi má khuỷu có đối trọng để cân bằng trục khuỷu.

- Đuôi trục khuỷu được lắp với bánh đà và bộ phận truyền lực đến máy công tác.

d) Bánh đà

- Bánh đà có nhiều loại, trong đó bánh đà dạng đĩa (hình 19.7) thường dùng trên ô tô.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

- Bộ phận chính của bánh đà gồm: mặt đĩa ma sát, mật bích đề lắp bánh đà với đuôi trục khuỷu và vòng răng ăn khớp với bánh răng của máy khởi động để khởi động động cơ.

III. Cơ cấu phân phối khí

1. Nhiệm vụ

- Cơ cấu phân phối khí đóng mở cửa nạp và cửa thải để thực hiện quá trình nạp và thải (trao đổi khí).

2. Phân loại

- Cơ cấu phân phối khí chia thành 3 loại:

+ Dùng cam-xu páp trên động cơ 4 kỳ, 

+ Dùng pít tông đóng mở cửa nạp và xả trên động cơ 2 kỳ

+ Dùng hỗn hợp pít tông đóng mở cửa nạp và cam-xu páp xả trên động cơ 2 kỳ.

3. Cấu tạo

- Cơ cấu phân phối khí cam- xu páp (hình 19.8) phổ biến và gồm các bộ phận chính như trục cam với các vấu cam, xu páp, lò xo xu páp... 

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

- Trục cam được dẫn động từ trục khuỷu động cơ thông qua bộ truyền xích hoặc bộ truyền đai răng.

4. Nguyên lí làm việc

- Khi động cơ hoạt động, trục khuỵu quay dẫn động trục cam (3, 5) qua bộ truyền động đai (6).

- Các vấu cam (4) tác động lên đuôi xu páp (1) thắng, mở hay đóng thông đường ống nạp hoặc thải xilanh.

- Lực ép của lò xo xu páp (2) giúp thực hiện quá trình mở hay đóng.

- Sau khi vấu cam tác động lên đuôi xu páp, dưới tác dụng của lò xo, các xu páp lại trớ về trạng thái đóng.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 19 (Cánh diều): Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (ảnh 1)

B. Bài tập Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Bài 20: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

Lý thuyết Bài 21: Hệ thống nhiên liệu

Lý thuyết Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động

Lý thuyết Bài 23: Khái quát về Ô tô

Lý thuyết Bài 24: Hệ thống truyền lực

1 2,361 21/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: