Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 1 (Cánh diều): Khái quát về cơ khí chế tạo

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 3,511 21/09/2023


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo

A. Lý thuyết Khái quát về cơ khí chế tạo

I. Khái niệm về cơ khí chế tạo

- Cơ khí chế tạo là ngành chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng phục vụ sản xuất và đời sống.

- Các sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các công trình như nhà xưởng, giàn khoan dầu khí.

- Các sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các loại máy móc như máy phay, máy tiện.

- Các sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các phương tiện giao thông như máy bay, tàu thuỷ, ô tô.

- Các sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các đồ dùng trong gia đình như dụng cụ nhà bếp, máy bơm nước, máy rửa bát.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 1 (Cánh diều): Khái quát về cơ khí chế tạo (ảnh 1)

II. Vai trò của cơ khí chế tạo

1. Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống

- Các sản phẩm của cơ khí chế tạo đã nâng cao chất lượng đời sống con người.

- Các phương tiện giao thông của cơ khí chế tạo giúp di chuyển thuận tiện hơn.

- Các thiết bị cơ khí gia dụng giúp nâng cao chất lượng sinh hoạt.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 1 (Cánh diều): Khái quát về cơ khí chế tạo (ảnh 1)

2. Vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất

- Cơ khí chế tạo là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền sản xuất.

- Các sản phẩm của cơ khí chế tạo cung cấp thiết bị, máy móc cho các ngành nghề khác.

- Sự phát triển của cơ khí chế tạo giúp thúc đẩy sản xuất và tăng năng suất.

- Ứng dụng các sản phẩm của cơ khí chế tạo vào sản xuất giúp giảm sức lao động và tiết kiệm tài nguyên.

III. Đặc điểm của cơ khí chế tạo

- Sử dụng bản vẽ kĩ thuật để hỗ trợ quá trình sản xuất.

- Sử dụng các máy công cụ để gia công và lắp ráp sản phẩm.

- Sử dụng vật liệu kim loại để chế tạo sản phẩm.

- Thực hiện đúng quy trình và kiểm soát kĩ thuật chặt chẽ để đảm bảo tính kĩ thuật, mĩ thuật và an toàn lao động.

IV. Một số nghành nghề cơ khí chế tạo phổ biến

1. Thiết kế cơ khí

- Thiết kế cơ khí liên quan đến thiết kế sản phẩm phục vụ sản xuất hoặc đời sống con người.

- Công việc này thường được thực hiện bởi các kĩ sư cơ khí.

- Kĩ sư cơ khí sử dụng thành thạo các công cụ phân tích, tính toán và thiết kế bản vẽ kĩ thuật.

- Công việc này đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học và kĩ thuật và yêu cầu đào tạo chuyên môn.

- Quá trình xây dựng bản vẽ kĩ thuật thường được thực hiện tại các phòng thiết kế bằng các phần mềm như AutoCad, SolidWork,...

2. Gia công cắt gọt kim loại

- Gia công cắt gọt kim loại là quá trình bóc tách các lớp kim loại trên bề mặt phôi để tạo ra các chi tiết máy.

- Công việc gia công cắt gọt kim loại được thực hiện bởi các thợ gia công cơ khí.

- Thợ gia công cơ khí đã được đào tạo kĩ năng gia công tại các cơ sở chuyên nghiệp.

- Khối lượng công việc gia công cắt gọt kim loại chiếm khoảng 60 – 80% trong tổng khối lượng gia công cơ khí.

3. Lắp ráp cơ khí

- Lắp ráp cơ khí là công việc liên quan đến thi công lắp ráp, kiểm tra, hiệu chính,... các thiết bị, máy móc, dây chuyển sản xuất,...

- Công việc lắp ráp cơ khí được thực hiện bởi các thợ lắp ráp.

- Thợ lắp ráp cơ khí là những người được đào tạo kĩ năng lắp ráp tại các cơ sở chuyên nghiệp.

- Quá trình lắp ráp cơ khí phải được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo nguyên tắc an toàn tại các xưởng lắp ráp hoặc tại các công trình đang thi công.

B. Bài tập Khái quát về cơ khí chế tạo

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 2: Quy trình chế tạo cơ khí

Lý thuyết Bài 3: Khái quát về vật liệu cơ khí

Lý thuyết Bài 4: Vật liệu thông dụng và vật liệu mới dùng trong cơ khí

Lý thuyết Bài 6: Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí

Lý thuyết Bài 7: Phương pháp gia công không phoi

1 3,511 21/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: