Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3 (Kết nối tri thức): Công nghệ phổ biến

Tóm tắt lý thuyết Công Nghệ lớp 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công Nghệ 10.

1 13,983 09/01/2023
Tải về


Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến

I. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí

1. Công nghệ luyện kim

- Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

- Sản phẩm:

+ Kim loại đen

+ Kim loại màu

- Phân loại:

+ Công nghệ luyện kim đen

+ Công nghệ luyện kim màu

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến - Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Công nghệ đúc

- Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sản phẩm thu được có hình dạng và kích thước phù hợp với yêu cầu.

- Sản phẩm:

+ Chi tiết đúc

+ Phôi đúc

- Phân loại:

+ Đúc trong khuôn cát

+ Đúc trong khuôn kim loại

+ Đúc li tâm

+ Đúc áp lực

+ Đúc khuôn mẫu nóng chảy

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến - Kết nối tri thức (ảnh 1)

3. Công nghệ gia công cắt gọt

- Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

- Sản phẩm: các chi tiết máy

- Gồm:

+ Tiện

+ Phay

+ Bào

+ Mài,…

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến - Kết nối tri thức (ảnh 1)

4. Công nghệ gia công áp lực

- Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.

- Sản phẩm: chế tạo phôi

- Gồm:

+ Cán

+ Kéo

+ Rèn

+ Dập

5. Công nghệ hàn

- Là nối các chi tiết bằng kim loại với nhau thành một khối không thể tháo rời dduwwocj bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn. Sau đó kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo hoắ rắn thông qua lực ép.

- Sản phẩm: đồ gia dụng, xây dựng, sản phẩm mĩ thuật.

- Gồm:

+ Hàn nóng chảy

+ Hàn áp lực

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Công nghệ trong lĩnh vực điện – điện tử

1. Công nghệ sản xuất điện năng

 - Là công nghệ biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.

- Phân loại:

+ Năng lượng nước

+ Năng lượng nguyên tử

+ Năng lượng gió

+ Năng lượng mặt trời

+ Năng lượng nhiệt

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến - Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Công nghệ điện – quang

- Là công nghệ biến đổi điện năng thành quang năng

- Gồm:

+ Đèn sợi đốt

+ Đèn phóng điện

+ Đèn LED

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến - Kết nối tri thức (ảnh 1)

3. Công nghệ điện - cơ

- là công nghệ biến đổi năng lượng điện sang cơ năng.

- Gồm:

+ Công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng quay: ứng dụng là động cơ điện.

+ Công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng tính tiến: ứng dụng là van điện tử, relay điện.

4. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

- Là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.

- Sản phẩm: dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp.

- Vai trò:

+ Tăng năng suất

+ Giảm nhân công, thời gian và chi phí

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Công nghệ truyền thông không dây

- Là công nghệ cho phép truyền tải thông tin qua một khoảng cách mà không cần dây dẫn làm môi trường truyền.

- Gồm:

+ Công nghệ Wi-Fi

+ Công nghệ Bluetooth

+ Công nghệ mạng di động

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công Nghệ 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Một số công nghệ mới

Lý thuyết Bài 5: Đánh giá công nghệ

Lý thuyết Bài 6: Cách mạng công nghiệp

Lý thuyết Bài 7: Ngành nghề kĩ thuật, công nghiệp

Lý thuyết Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

1 13,983 09/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: