Lý thuyết Giáo dục công dân 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Học tập tự giác, tích cực

Tóm tắt lý thuyết Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 7.

1 2,085 12/01/2023
Tải về


Lý thuyết Giáo Dục Công Dân 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

- Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.

- Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:

+ Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn;

+ Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,...);

+ Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì trong học tập;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân.

Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hăng hái phát biểu xây dựng bài

Kiên trì học tập dù gia đình khó khăn

2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực

- Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:

+ Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập;

+ Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý kiến kiên cường, bền bỉ

+ Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

- Cần góp ý nhắc nhở những bạn chưa tự giác tích cực trong học tập để các bạn đạt kể quả tốt hơn.

Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chủ động, tự giác học tập giúp học sinh đạt được kết quả cao

Xem thêm lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Giữ chữ tín

Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Lý thuyết Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Lý thuyết Bài 8: Quản lí tiền

1 2,085 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: