Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải

Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải

Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải (đề 4)

  • 897 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính dẫn điện từ trái sang phải là

Xem đáp án

Đáp án D

Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau chủ yếu là do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe ...


Câu 2:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

Xem đáp án

Đáp án B

Sáu nguyên tố hóa học đứng sau các nguyên tố khí hiếm là Li, Na, K, Rb, Cs, Fr.


Câu 3:

Trong số các nguồn năng lượng: (1) thuỷ điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch, những nguồn năng lượng sạch là

Xem đáp án

Đáp án D

Một số nguồn năng lượng sạch có tiềm năng to lớn từ thiên nhiên: năng lượng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều...


Câu 4:

Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl ở vị trí kề nhau, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

Xem đáp án

Đáp án C

Trong dung dịch, ở nhiệt độ thường glucozo hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng-glucozo màu xanh lam.


Câu 5:

Trong các kim loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Quặng manhetit chứa Fe3O4 là quặng giàu sắt nhất, nhưng hiếm có trong tự nhiên.


Câu 6:

Tơ nilon–6,6 là sản phẩm trùng ngưng của?

Xem đáp án

Đáp án D

Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit –CO-NH. Nilon-6,6 được điều chế từ hexametylen điamin H2N[CH2]6NH2 và axit ađipic (axit hexanđioic).


Câu 7:

Phát biểu sai là:

Xem đáp án

Đáp án B

Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O


Câu 8:

Phản ứng nào sau đây xảy ra ở điều kiện thường?

Xem đáp án

Đáp án A

CrO3 là chất oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3, C2H5OH... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.


Câu 9:

Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol 0,1M: NaCl, CH3COOH, NH3, C2H5OH. Dung dịch có độ dẫn điện tốt nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Các dẫn điện tốt (chất điện li mạnh) là các muối, axit mạnh, bazo mạnh. → Trong các chất trên, NaCl là muối; CH3COOH là axit yếu, NH3 là bazo yếu, C2H5OH là ancol → NaCl là chất điện li mạnh → NaCl là chất dẫn điện tốt nhất.


Câu 10:

Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO trong hỗn hợp đầu là

Xem đáp án

Đáp án A

CO chỉ khử được oxit của kim loại sau Al. → Chất rắn: Cu và Al2O3.

→ mrn gimmO phn ng = 0,8 → nO phn ngnCuO p.ư = 0,05 → mCuO = 4 (g)


Câu 11:

Khí nitơ có thể được tạo thành bằng phản ứng hoá học nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

NH4NO2 to N2 + 2H2O.


Câu 12:

Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α-aminoaxit.


Câu 14:

Một học sinh làm thí nghiệm điều chế NH3 bằng cách đun nóng NH4Cl với Ca(OH)2, khí NH3 sinh ra thường có lẫn hơi nước. Vậy để làm khô khí NH3 cần dùng hóa chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc làm khô là có khả năng hút nước và không tác dụng được với chất cần làm khô.

NH3 có tính bazo → không dùng được H2SO4 đặc.

NH3 có tính khử, có khả năng tác dụng với các cation kim loại tạo các hidroxit kết tủa→ không dùng được CuSO4.

NaCl rắn không có khả năng hấp thụ nước → loại

→ Dùng CaO rắn


Câu 15:

Một mẫu K và Ba tác dụng với H2O dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X

Xem đáp án

Đáp án D

X + nH2O → X(OH)n + n/2 H2.

Ta có: nH2 = 0,15 mol → nOH- = 2nH2 = 0,3 mol → nH+ = 0,3 mol → 2. 2V = 0,3 → V = 0,075 (lít)


Câu 17:

Phương trình hóa học sai là:

Xem đáp án

Đáp án A

Cr + 2HCl → 2CrCl2 + 3H2


Câu 18:

Cho 23 gam C2H5OH tác dụng với 24 gam CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất phản ứng 60%. Khối lượng este thu được là

Xem đáp án

Đáp án B

CH3COOH+C2H5COOHCH3COOC2H5+H2O0,4                          0,5metyl axetat=0,4.88.60%=21,2 gam


Câu 19:

X, Y, Z, T là các dung dịch hoặc chất lỏng chứa các chất sau: anilin, metylamin, axitglutamic, alanin. Thực hiện các thí nghiệm và có kết quả ghi theo bảng sau:

 

Thuốc thử

X

Y

Z

T

Quì tím

hóa đỏ

không đổi màu

không đổi màu

xanh

Dung dịch NaOH,

đun nóng

 

dung dịch

trong suốt

 

dung dịch

trong suốt

 

dung dịch

tách lớp

dung dịch

trong suốt

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Quỳ tím hóa đỏ → X là axit → X: axit glutamic.

Cho quỳ vào Y không đổi màu → Y là anilin hoặc alanin.

Cho NaOH vào Y, dung dịch trong suốt → Y là alanin.

Anilin không tan trong kiềm, không làm quỳ chuyển màu → Z: anilin.

Metylamin làm quỳ chuyển xanh, tan trong nước → trong dung dịch NaOH, dung dịch trong suốt → T: metylamin


Câu 20:

Cho sơ đồ phản ứng:

CH3COONatovôi tôi xútX1:1Cl2, asYdd NaOH, toZCuO, toT

X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ, công thức của T là:

Xem đáp án

Đáp án B

CH3COONa + NaOH (CaO) → CH4 + Na2CO3

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

CH3Cl + NaOH → CH3OH + NaCl

CH3OH + CuO → HCHO + Cu + H2O.


Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn 48,96 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 3,28 mol hỗn hợp gồm CO2 và nước. Nếu cho 48,96 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được x gam Ag. Giá trị của x là:

Xem đáp án

Đáp án C

X gồm C6H12O6 (x mol) và C12H22O11 (y mol)

→ 180x + 342y = 48,96

Ta có: nCO2 = 6x + 12y (theo BTNT (C)) và nH2O = 6x + 11y (BTNT (H))

→ 12x + 23y = 3,28

→ x = 0,12 và y = 0,08

Saccarozo không tráng gương, chỉ có glucozo có tráng gương. → nAg = 2n(Glu) = 0,24 → mAg = 25,92 (g)


Câu 23:

Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z có cùng CTPT C2H4O2. Biết:

- X tác dụng được với NaHCO3 giải phóng khí CO2.

- Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.

- Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

X có thể + NaHCO3 giải phóng CO2 → Chứa COOH → X: CH3COOH.

Y tác dụng với Na, có phản ứng tráng bạc → có CHO, có H linh động. → Y là HO-CH2-CHO.

Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng Na → Z là este: HCOOCH3.

→ Y là hợp chất tạp chức; Z có khả năng tráng bạc; Z rất ít tan trong nước; Z có nhiệt độ sôi thấp hơn X.


Câu 25:

Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O

X1 + 2HCl → X3 + NaCl     

X4 + HCl → X3

X4 → tơ nilon-6 + H2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Do X4 sinh ra nilon-6 → X4 là amino axit tương ứng: NH2[CH2]5COOH.

X4 + HCl → X3. Do đó, X3 là ClNH3-[CH2]5-COOH.

X3 là sản phẩm của X1 + HCl. Do đó, X1 là NH2-[CH2]5COONa.

→ X tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1:1 mà cho H2O, lại cho X1, X2 → X là muối amoni → X: NH2[CH2]5COONH3CH3. → X2: CH3NH2.

+ X là muối amoni, X4 là aminoaxit → Lưỡng tính.

+ X2 là quỳ tím chuyển xanh.

+ M(X) < M(X3)

+ Nhiệt độ nóng chảy của X1 > X4.


Câu 26:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.

(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.

(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.

(e) Đốt FeS2 trong không khí.

(f). Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ

Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là

Xem đáp án

Đáp án A

Các thí nghiệm:

(a): Mg + 2Fe3+ Mg2+ + 2Fe2+.

(b): H2 + MgO (không tác dụng)

(c): Ag+ + Fe2+ Ag + Fe3+

(d): Na + H2O NaOH + ½ H2.

Sau đó: MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 + Na2SO4.

(e): FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2

(f): Cu2+ + 2e Cu

 


Câu 27:

Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl, trong đó số mol của ion Cl là 0,07. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 4,5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

Khi cho NaOH, hay Ca(OH)2 dư tác dụng 1/2 dd X, đều xảy ra phản ứng:

HCO3- + OH- → CO32- + H2O. (1)

Ca2+ + CO32- → CaCO3. (2)

Khi tác dụng Ca(OH)2 dư thì do Ca2+ và OH- dư nên n(↓ phần 2) = n(HCO3-) = 4,5100= 0,045 mol.

Khi tác dụng NaOH dư, do OH- dư nên HCO3- phản ứng hết. với n(HCO3-) = 0,045. Trong khi n(↓ phần 1) = 2100= 0,02 < 0,045

kết tủa tính theo Ca2+ với n(Ca2+) = n (↓ phần 1) = 0,02 mol.

Bảo toàn điện tích (trong 1/2 dd) → n(Na+) + 2n(Ca2+)= n(HCO3-) + n(Cl-)

=> n(Na+) = 0,045 + 0,035- 0,02.2= 0,04 mol

Khi đun sôi thu được muối chứa Na+( tính trong 1/2 dd):

2HCO3- → CO32- + CO2+ H2O

0,04 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,035 mol Cl-; 0.0452 CO32-.

Khi nung nóng:

                           Ca2+ + CO32-  → CaCO3

Ban đầu             0,02     0,0225

Sau phản ứng    -           0,0025        0,02

                          CaCO3 → CaO + CO2

                           0,02 →     0,02

Chất rắn gồm: 0,04 mol Na+; 0,0025 mol CO32-; 0,035 mol Cl- và 002 mol CaO

→ m =2(0,04.23 + 0,0025.60 + 0,035.35,5 + 0,02.56) = 6,865 gam.

 


Câu 29:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dung dịch Y; a gam kết tủa Z và hỗn hợp khí T. Lọc bỏ kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn khí T rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Y thu được thêm a gam kết tủa nữa. Trong hỗn hợp X, tỉ lệ mol giữa Al4C3 và CaC2 được trộn là

Xem đáp án

Đáp án B

Al4C3 + 12H2O → 3CH4 + 4Al(OH)3

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2 .

Al4C3 x molCaC2 y molTCH4 3xC2H2 yO2, toH2OCO23x+2y

2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O

4x                   y

2y             ← y →           y

4x – 2y           -                 y

Ca(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3 + Ca(HCO3)2.

Y: Ca(AlO2)2 (y)Z: Al(OH)3 (4x-2y)CO2+H2OAl(OH)3(2y)

Vì cùng thu được a gam kết tủa nên có: 4x – 2y = 2y → x = y

Nên tỉ lệ trong hh X là: 1 : 1.


Câu 30:

Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

(f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

Số thí nghiệm không thu được kết tủa là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét từng thí nghiệm:

(a) Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O

(b) Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → BaSO4 + Ba(AlO2)2 + H2O

(c) NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + H2O

(d) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

(e) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + H2O

(f) Al3+ + 3NH3 + H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

(g) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3.

Thí nghiệm không thu được kết tủa: (c) và (e).


Câu 31:

Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,1 mol but-1-in, 0,15 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,85 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng x. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 19,04 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch Brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị củagần nhất của x là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: nx=0,2+0,1+0,15+0,1+0,85=1,4 mol

Gọi a là số mol H2 phản ứng, b là số mol ankin còn dư trong Y.

Ta có: nz= 0,85= 1,4 -a-b

Mặt khác cho Z vào dung dịch brom dư thấy có 0,05 mol Br2

nπ(Z)=0,05 mol

Bảo toàn liên kết π: 0,2.2+0,1.2+0,15-a-2b=0,05

Giải hệ: a=0,4; b=0,15.

nY=1,4-0,4= 1mol

Ta có: mY=mX=19,5 gamM-Y=19,5dY/H2=9,75


Câu 33:

Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 45,0 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có số mol CuO và Fe3O4 là 0,15 mol.

Cho lượng trên tan hết trong H2SO4 thu được dung dịch A chứa CuSO4 0,15 mol, FeSO4 0,15 mol và Fe2(SO4)3 0,15 mol.

Gọi số mol của Mg là x mol.

Cho Mg vào A ta có các trường hợp sau:

+Mg chỉ tác dụng với Fe2(SO4)3 thì lúc này rắn E chứa CuO 0,15 mol, MgO x mol và Fe2O3 .

0,15+0,15.2-2x2=0,225-x mol0,15.80+40x+(0,225-x).160=45

Giải được x>0,225 vô lý (loại). 

+Mg tác dụng với CuSO4 lúc này rắn E chứa Fe2O3 0,225 mol, MgO x mol và CuO 0,3-x mol.

0,225.160+40x+80(0,3-x)=45

Giải được x=0,375 >0,3 vô lý (loại).

+Mg tác dụng với FeSO4 lúc này rắn E chứa MgO x mol và Fe2O3 

0,75-x2=0,375-0,5x40x+160(0,375-0,5x)=45

Giải được x=0,375 mol → m = 9 gam.


Câu 34:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C8H6O4, trong phân tử có chứa vòng benzen. Lấy 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng (dư) thu được 4 mol Ag. Đun nóng 1 mol X với dung dịch chứa 4 mol NaOH loãng, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: kX = 6 ta có 1 mol X tác dụng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1:4 và 1 mol X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:4.

Vậy X phải là (HCOO)2C6H4.

Do vậy 1 mol X tác dụng với 4 mol NaOH thu được 2 mol HCOONa và 1 mol C6H4(ONa)2. → m = 290.


Câu 35:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,15 mol khí H2và dung dịch X. Sục 0,32 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau.

+ Cho từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 0,075 mol khí CO2.

+ Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 0,06 mol khí CO2.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

+Cho từ từ phần 1 vào 0,12 mol HCl thu được 0,075 mol khí CO2.

Gọi số mol HCO3- và CO32- phản ứng lần lượt là a, b.

a+b=0,075; a+2b=0,12

Giải được: a=0,03; b=0,045.

Do vậy tỉ lệ HCO3- và CO32- trong dung dịch Y là 1:1,5.

+Cho từ từ 0,12 mol HCl vào phần 2 thu được 0,06 mol khí CO2.

nCO32-=0,12-0,06=0,06 mol

Do vậy trong mỗi phần chứa 0,04 mol HCO3- và 0,06 mol CO32-.

Vậy Y chứa 0,08 mol HCO3- và 0,12 mol CO32-.

Bảo toàn C: nBaCO3=0,32-0,12-0,08=0,12 mol 

Bảo toàn điện tích Y chứa 0,32 mol Na+.

Vậy hỗn hợp ban đầu chứa 0,32 mol Na, 0,12 mol Ba và O.

Bảo toàn e:

 nO=0,32+0,12.2-0,15.22=0,13m=25,88 gam


Câu 36:

Hỗn hợp X gồm các amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2, không có nhóm chức khác). Trong hỗn hợp X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nitơ tương ứng là 192 : 77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 220 ml dung dịch HCl 1M. Đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) thu được 27,28 gam CO2 (sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2). Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có tỉ lệ số mol O và N trong X là 24:11 hay tỉ lệ -COOH: NH2 là 12:11.

Đê tác dụng với 19,62 gam hỗn hợp X cần 0,22 mol HCl, do vậy trong X số mol NH2là 0,22 mol.

Số mol COOH trong X là 0,24 mol.

Đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X thu được 0,62 mol CO2.

Vậy X chứa 0,62 mol C, 0,22 mol N, 0,48 mol O và H.

nH=19,62-0,62.12-0,22.14-0,48.16=1,42 molnO=0,62+1,424-0,24=0,735 molV= 16,464 lít


Câu 37:

Hòa tan hết 28,96 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch chứa HCl và 0,24 mol HNO3, thấy thoát ra hỗn hợp khí X gồm CO2, NO và 0,06 mol N2O; đồng thời thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 21,28 gam so với dung dịch ban đầu. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 9,6. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 238,58 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg có trong hỗn hợp ban đầu là

Xem đáp án

Đáp án B

Do dung dịch Y tăng 21,28 gam.

mX=28,96-21,28=7,68 gamTa có: nX=7,689,6.4=0,2 mol

Do vậy ta giải được số mol CO2 và NO trong X lần lượt là 0,06 mol và 0,08 mol.

Vậy số mol FeCO3 là 0,06 mol.

Do khi thêm AgNO3 vào Y có xuất hiện NO nên H+ dư nên Y không có NO3- dư.

Bảo toàn N: nNH4+=0,24-0,06.2-0,08=0,04 mol 

Gọi a, b lần lượt là số mol Mg, Fe3O4,  c là số mol HCl.

Do vậy kết tủa chứa AgCl c mol và Ag.

24a+232b+0,06.116=28,96

Do cho AgNO3 vào sinh ra 0,03 mol NO nên H+ dư 0,12 mol.

Bảo toàn e kết hợp bảo toàn điện tích: 

c= 0,04+8b+0,06.2+0,08.3+0,06.8+0,04.8+0,12

Bảo toàn e:

 nAg=2a+b+0,06-0,04.8-0,08.3-0,03.3-0,06.8=2a+b-1,07143,5c+108(2a+b-1,07)=238.58

Giải được: a=0,53; b=0,04; c=1,64.

%Mg= 43,92%


Câu 38:

Hỗn hợp M gồm 2 axit X, Y đều thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX < MY, = 2 : 3), ancol Z (Z hơn X một nguyên tử cacbon) và este 3 chức T được tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 60,78 gam M cần vừa đủ 3,08 mol O2 sinh ra 2,57 mol H2O. Mặt khác 60,78 gam M phản ứng vừa đủ với 0,25 mol H2 (Ni, to). Phần trăm khối lượng của T trong M gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án B

Đốt cháy hoàn toàn 60,78 gam M cần 3,08 mol O2 sinh ra 2,57 mol H2O.

BTKL: mCO2=60,78+3,08.32-2,57.18=2,57 mol

Bảo toàn nguyên tố O: nO(M)=2,57.3-3,08.2=1,55 mol

Gọi số mol của X là a, Y là 1,5 a, Z là b và T là c.

Do T là este 3 chức nên Z là ancol 3 chức.

Bảo toàn O: 2a+ 1,5a.2+ 3b+ 6c= 1,55

 Mặt khác 60,78 gam M phản ứng vừa đủ 0,25 mol H2.

=> a+1,5a+3c= 0,25

Do đốt cháy M thu được số mol CO2 bằng số mol nước nên ancol Z no 3 chức.

Ta có X, Y đều có k=2; Y có k=6.

=> a+1,5a+5c= b

Giải hệ: a=0,04; b=0,35; c=0,05.

Ta có 2TH:

TH1: T có 2 gốc X, 1 gốc Y.

Ta có: 0,14CX+0,11CY+0,4(CX+1)=2,57

Nghiệm nguyên CX=3; CY=5.

TH2: T có 2 gốc Y, 1 gốc X.

0,09CX+0,16CY+0,4(CX+1)= 2,57

Không có nghiệm nguyên.

Vậy CTPT của T là C15H20O6.

%T= 24,35%

 


Câu 39:

Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 25,4 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 120 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 3,92 lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 và giá trị V nhỏ nhất là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: nBaCO3=0,05 mol suy ra số mol CO2 trong Z là 0,05 mol tức O bị khử 0,05 mol.

Gọi số mol Fe3O4 và CuO lần lượt là a, b => 232a+80b= 25,4

Cho Y tác dụng với 1,2 mol HNO3 thu được khí 0,175 mol khí NO2.

Bảo toàn N: nNO3- trong Y= 1,2-0,175=1,025 mol =nNaOHV=1,025

  Ta có 2 TH xảy ra:

TH1: HNO3 dư 

a+0,05.2=0,175 =>a=0,075=> b= 0,1%Fe3O4=68,5%

TH2: HNO3 hết

8a+2b-0,05.2+0,175.3= 1,025 nghiệm âm loại.

 


Câu 40:

Peptit X (CxHyOzN6) mạch hở tạo bởi một aminoaxit no chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Để phản ứng hết 19 gam hỗn hợp E chứa X, este Y (CnH2n‒2O4) và este Z (CmH2m‒4O6) cần 300ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp gồm 2 ancol có cùng số cacbon. Lấy toàn bộ muối nung với vôi tôi xút được hỗn hợp F chứa 2 khí có tỉ khối so với H2là 3,9. Đốt cháy 19 gam E cần 0,685 mol O2 thu được 9,72 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có X là 6-peptit.

19 gam E tác dụng với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối và 2 ancol cùng số C.

Decacboxyl hóa muối trên thu được F chứa 2 khí có Mtb=7,8.

Vậy có H2.

Nhận thấy Y, Z đều no đa chức.

Mà muối có muối của amino axit nên F sẽ chứa amin, vậy muối còn lại phải là

 HCOONa.

Ta có: nFe=0,3mFe=2,34mmuoi=2,34+0,3(22+44)=22,14

Quy đổi hỗn hợp E về (Gly)6 a mol; (HCOO)2C3H6 b mol, (HCOO)3C3H5 c mol và CH2 d mol.

=> 360a+132b+176c+14d= 19

6a+2b+3c= 0,3

Đốt cháy 19 gam E cần 0,685 mol O2.

=> 13,5a+5b+5c+1,5d= 0,685

Ta có: nH2O=10a+4b+4c+d=0,54

Giải hệ: a=0,01; b=0,09; c=0,02; d=0.

Do d = 0 nên các chất trong E chính là các chất mà ta quy đổi được.

%X= 18,95%


Bắt đầu thi ngay