Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải

Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải

Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải ( đề 2)

  • 892 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hoá, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại

Xem đáp án

Đáp án B

Để bảo vệ vỏ ống thép, người ta gắn các khối Zn vào phía ngoài ống. Phần ngoài bằng thép là cực dương, khối Zn là cực âm. Kết quả là ống thép được bảo vệ, Zn là “vật hi sinh” bị ăn mòn.

Ở anot (cực âm): Zn bị oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e

Ở catot (cực dương): O2 bị khử: 2H2O + O2 + 4e → 4OH


Câu 2:

Polime X là chất rắn trong suốt có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Đáp án C

Thủy tinh hữu cơ hay còn gọi là poli(metyl metacrylat).

PT điều chế:


Câu 3:

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

Xem đáp án

Đáp án D

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng glixerol và chế biến thực phẩm


Câu 4:

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

Xem đáp án

Đáp án D

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

+) Đimetylamin: (CH3)2NH (amin bậc 2)

+) Metylamin:CH3-NH2 (amin bậc 1)

+) Trimetylamin: (CH3)3N (amin bậc 3)

+) C6H5-NH2 (amin bậc 1)


Câu 5:

Để tiêu huỷ kim loại Na hoặc K dư thừa khi làm thí nghiệm ta dùng

Xem đáp án

Đáp án D

Tiêu hủy kim loại Na, K bằng ancol etylic với phản ứng: Na + H2O → NaOH + ½ H2và K + H2O → KOH + ½ H2. Phản ứng này khá êm dịu, không gây nguy hiểm, không tạo ra chất độc hại, dễ xử lí


Câu 6:

Cho 29,8 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức kế tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 51,7 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là

Xem đáp án

Đáp án C

BTKL: mHCl = 51,7 – 29,8 = 21,9 gam. →nHCl = 0,6 mol.

Vì amin đơn chức nên namin = 0,6 → M- = 29,8 : 0,6 = 49,67

Công thức CxHyN có: 12x + y + 14 = 49,67 → 12x + y = 35,67

=> 2 amin là C2H7N và C3H9N.


Câu 7:

Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Kim loại có những tính chất vật lí chung là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính ánh kim


Câu 8:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

- Hàm lượng sắt trong thép cao hơn trong gang. Vì:

 +) Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố khác như Si, Mn,...

 +) Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

Hàm lượng C càng nhiều thì hàm lượng Fe càng ít.


Câu 9:

Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và . Hoá chất không thể dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

Xem đáp án

Đáp án D

Khi cho HCl vào, mặc dù loại bỏ được ion HCO3- tuy nhiên lại có thêm ion Cl- → mẫu nước cứng ban đầu là nước cứng tạm thời trờ thành nước cững vĩnh cửu → không làm mềm được nước cứng


Câu 10:

Dãy gồm các ion (không kể sự điện li của H2O) cùng tồn tại trong một dung dịch là

Xem đáp án

Đáp án A

Các ion không phản ứng với nhau thì cùng tồn tại trong 1 dung dịch.

Đáp án thỏa mãn: Cu2+, NO3- , H+, Cl.

Loại các đáp án khác vì:

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Al3+ + S2- + H2O → Al(OH)3+ H2S

Ba2+ + SO42- → BaSO4 vì HSO4- phân li ra SO42-.


Câu 11:

Tên thay thế của ankan: CH3–CH2–CH(CH2–CH3)–CH(CH3)–CH3

Xem đáp án

Đáp án B

- Chọn mạch C dài nhất: 5C

- Đánh số: xuất hiện nhánh sớm nhất nên đánh từ phải sang, có 2 nhánh: -CH3 ở vị trí C số 2 và –C2H5 ở C số 3.

- Tên gọi: 3-Etyl-2-metylpentan


Câu 12:

Cho dãy chuyển hóa sau: X to Y + Z ; Y to Z + CO2 + H2O

Công thức của X là

Xem đáp án

Đáp án B

(NH4)2CO3 to NH3 + NH4HCO3.

NH4HCO3 to NH3 + CO2 + H2O


Câu 13:

Cho dãy biến đổi sau: Cr +HCl XCl2 Y +NaOH Z+Br2/NaOH T

X, Y, Z, T là

Xem đáp án

Đáp án A

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2.

CrCl2 + ½ Cl2 → CrCl3.

CrCl3 + 4NaOH → NaCrO2 + 2H2O + 3NaCl

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O


Câu 15:

Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

Xem đáp án

Đáp án C

Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2.Các khí này dễ hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit H2SO4, HNO3. Khi trời mưa, các hạt axit này lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH < 5,6 được gọi là mưa axit


Câu 16:

Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án C

Bỏ qua hệ số n trong tính toán cho đơn giản.

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

                                3.63             297

                            34,02   ←   53,46 kg

Vì H = 60% → mHNO3 lý thuyết = 34,02 : 0,6 = 56,7 kg.

→ mdd HNO3  = 56,7 : 94,5% = 60 kg → V = m : D = 40 lít.


Câu 17:

Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?

Xem đáp án

Đáp án D

HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO

HCOOCH=CH2 + 2AgNO3 + 3NH3 → NH4OCOOCH=CH2 + 2Ag + 2NH4NO3.


Câu 18:

Kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Thuốc thử để nhận biết ion NO3- là: Cu, dd H2SO4 ( hoặc HCl)

3Cu + 2NO3 + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO ↑ + 4H2O


Câu 20:

Cho 23 gam C2H5OH tác dụng với 24 gam CH3COOH (xt: H2SO4 đặc) với hiệu suất phản ứng 60%. Khối lượng este thu được là

Xem đáp án

Đáp án A

nCH3COOH = 0,4 < nC2H5OH= 0,5 nên số mol este tính theo axit.

CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

   0,4                0,5 →        0,4

meste thc tế = 0,4.88.60% = 21,12 gam.


Câu 21:

Phương pháp hiện đại dùng để điều chế axetanđehit là

Xem đáp án

Đáp án D

Axetanđehit: CH3CHO.

Phương pháp hiện đại sản xuất anđehit này là oxi hóa không hoàn toàn etilen với xúc tác PdCl2, CuCl2, to.

2CH2=CH2 + O2 → 2CH3CHO.                                      

Ngoài ra, anđehit axetic còn được điều chế từ axetilen bằng phản ứng cộng nước


Câu 22:

Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án A

Xét từng thí nghiệm:

+) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.

NaOH + Cr(NO3)3 → Cr(OH)3 + NaNO3

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + H2O

+) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.

+) Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2.

+) Cho dung dịch NHđến dư vào dung dịch AlCl3.

AlCl3 + 3NH3 + H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Nên thí nghiệm có kết tủa sau phản ứng: Cho dung dịch NHđến dư vào dung dịch AlCl3.


Câu 23:

Hỗn hợp khí X gồm propen và vinylaxetilen. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,9 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,35 mol Br2. Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án A

Propen: C­H2=CH-CH3, vinylaxetilen: CH≡C-CH=CH2.

Cho tác dụng với AgNO3/NH3 → Kết tủa: CAg≡C-CH=CH2 → n(↓) = 0,1 mol

nC4H4 = 0,1 mol

Ta có: nC3H6 + 2nC4H4 = 0,35 → nC3H6 = 0,35 – 0,1. 2 = 0,15 mol


Câu 24:

Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl là

Xem đáp án

Đáp án C

Các chất vừa phản ứng được với dd NaOH, vừa phản ứng HCl: Al, Al2O3, Al(OH)3.


Câu 25:

X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ, fructozơ, glixerol, phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau:

 

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

 

Xem đáp án

Đáp án C

Fructozo không có nhóm chức CHO, tuy nhiên trong môi trường bazo, fructozo và glucozo có sự chuyển hóa qua lại (glucozo có chứa CHO) → có phản ứng tráng bạc với AgNO3/NH3.

Glucozo có chứa CHO → vừa có phản ứng tráng bạc, vừa làm nhạt màu nước Br2.

Glixerol là ancol đa chức có công thức C3H5(OH)3 → không có các tính chất trên → không có hiện tượng.

Phenol: C6H5OH, tác dụng với nước brom: brom thế hidro trong vòng của phenol tại 3 vị trí 2, 4, 6 → tạo kết tủa trắng

 


Câu 27:

Số α-aminoaxit có công thức phân tử C4H9O2N là

Xem đáp án

Đáp án C

Các đồng phân: CH3-CH2-CH(NH2)-COOH và CH3-C(CH­3)(NH2)-COOH


Câu 28:

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào X, khối lượng kết tủa thu được là

Xem đáp án

Đáp án C

nCO2 = 0,2 mol.

nNa2CO3 = 0,1; nNaOH = 0,15 mol.

Dung dịch X chứa Na+ (0,35); HCO3- ( x mol); CO32- ( y mol)

BTĐT: x + 2y = 0,1.2 + 0,15

BTNT (C): x + y = 0,2 + 0,1.

Giải hệ: x = 0,25; y = 0,05

Nên nBaCO3 = nCO32- = 197.0,05 = 9,85 gam.


Câu 29:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

a, X1+H2O dpcmnX2+X3I+H2I

b, X2+X4BaCO3I+Na2CO3+H2O

c, X2+X3X1+X5+H2O

d, X6+X4BaSO4I+K2SO4+H2O+CO2I

Các chất X2, X5, X6 theo thứ tự là

Xem đáp án

Đáp án A

a) Điện phân có màng ngăn: NaCl + H2O → H2 + Cl2 + NaOH

b) 2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O

c) 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

d) Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O


Câu 30:

Hỗn hợp M gồm 4 axit cacboxylic. Cho m gam M phản ứng hết với dung dịch NaHCO3, thu được 0,1 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,09 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

COOH + HCO3- → COO- + CO2 + H2O

Ta có nCO2 = nCOOH = 0,1 mol

BTNT (O): 2.nCOOH + 2.nO2= 2nCO2 + nH2OnH2O = 0,1.

BTKL: mM + mO2mCO2 + mH2O → mM = 0,14.44 + 0,1.18 – 0,09.32 = 5,08 gam.


Câu 31:

Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2(SO4)3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là

 

Xem đáp án

Đáp án D

nHCl= 0,1; nAl3+ = 0,1.

OH- + H+ → H2O

3OH- + Al3+ → Al(OH)3

Dựa vào đồ thị:

Có: nHCl = 0,1

a = nAl3+ = nAl(OH)3 = 0,1.

Nên nOH- = nH+ + 3.nAl3+ = 0,1 + 0,1.3 = 0,4 mol. → b = 0,4 : 1 = 0,4 lít = 400 ml.


Câu 33:

X là một amino axit no (phân tử chỉ có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Cho 0,06 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,2 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn thu được 15,79 gam chất rắn khan. X là

Xem đáp án

Đáp án B

BTNT(Cl): nNaCl=nHCl=0,1

nNH2-R-COONa=nNH2-R-COOH=0,06

BTNT(Na): nNaOH(Y)=0,2-0,06-0,1=0,04

0,06(R+83)+0,04.40+0,1.58,5=15,79R=56MX=117Valin

 

 

 


Câu 35:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,18 mol NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi dung dịch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn không tan. Giá trị m là

Xem đáp án

Đáp án A

Cu2++2eCua      2aa 

2Cl-Cl2+2e0,180,090,18

2H2O4H++O2+4e                           b     4b

2a=0,18+4b64a+0,09.71+32b=21,75a=0,21b=0,06

BNT(Cu): nCu=0,04

BTe: 2x= 0,04.2+3y

BTNT(N): nNO3-, dd=0,5-y

BTDT: 2x+0,18=0,5-y

x=0,13y=0,06

56z+0,06.64=0,75(56x+56z)

z=29140m=0,13+29140.56=18,88 (g)


Câu 36:

Đun nóng m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O và có mạch cacbon không phân nhánh) với 100 ml dung dịch NaOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức YZ và 15,14 gam hỗn hợp hai muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic T. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

X + NaOH + HCl → hh muối ( có muối NaCl) + 2 ancol đơn chức

→ X là este 2 chức tạo bởi axit 2 chức và 2 ancol đơn chức.

Có nNaOH đu = 0,2 mol; nNaOH dưnHCl = 0,04 mol.

→ nNaOH phn ng = 0,2 – 0,04 = 0,16 mol.

(RCOO)2R’R’’ + 2NaOH → 2R(COONa)2 + R’OH + R’’OH

     0,08          ←   0,16 →        0,08            0,08       0,08

NaOH + HCl → NaCl + H2O

=> mmuimNaCl + m() = 0,04.58,5 + 0,08.(R+67.2) = 15,14 → R = 26 → C2H2.

→ T có công thức: HOOC-CH=CH-COOH (C4H4O4).

BTKL: mX = mmui T  + mancol– mNaOH phn ng = 12,8 + 7,36 – 0,16.40 = 13,76 gam.

→ MX = 13,76 : 0,08 = 172.

Este có dạng: R’OOC-CH=CH-COOR’’ → R’ + R’’ = 58.

Cặp thỏa mãn: R’ = 15; R’’ = 43.

→ Este X có công thức: CH3OOC-CH=CH-COOC3H7.(C8H12O4)

+) Phân tử X có 12 nguyên tử H

+)  Số nguyên tử C trong T ( 4) bằng một nửa số C trong X (8)

+) Phân tử T có 1 liên kết đôi C=C và 3 liên kết π

+) Y là CH3OH, Z là C3H7OH nên không phải là đồng đẳng kế tiếp.


Câu 39:

Hòa tan hết 0,2 mol hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa NaHSO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z duy nhất. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì đã dùng 120 ml. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 19,36 gam hỗn hợp các hiđroxit. Nếu cho 0,2 mol X vào lượng nước dư, thấy còn lại m gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Hết 0,12 mol NaOH mới có kết tủa chứng tỏ Y có H+. Vậy n(H+) = 0,12 mol

Chất rắn thu được khi cho tác dụng với NaOH là Fe(OH)2 và Fe(OH)3. (Nếu xét  chỉ có Fe(OH)hay chỉ có Fe(OH)3 thì khối lượng rắn thu được không thỏa mãn)

Y có H+ , có Fe2+ nên NO3- hết.

YNaOHFe(OH)2(a)Fe(OH)3(b)BTNT(Fe): a+b=0,290a+107b=19,36a=0,12b=0,08

BTDT: y-0,6

BTNT(H): nH2O=nNaHSO4-nH+2=0.24

BTNT(N):

nNO=xBTNT(O): 3x=x+0,24x=0,12

Cho X vào nước, Fe sẽ tác dụng với Fe3+. Do chất rắn dư, chứng tỏ, dung dịch sau chỉ có Fe(NO3)2

nFe(NO3)2=0,122=0,06

BTNT(Fe): nFe=0,14mFe=7,84

 


Câu 40:

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối (có công thức phân tử khác nhau) và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là:

Xem đáp án

Đáp án A

Vì este đơn chức nên ta có:

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

nNaOHneste = 0,3 → Meste = 21,62 : 0,3 = 72,067 → X là HCOOCH3.

nO trong este = 2.neste

→ 12a + 2b + 0,6.16 = 21,62

BTKL: mCO2 + mH2Omdd đu = mCaCO3mdd sau

→ mdd gimmCaCO3 – mCO2 – mH2O = 100a – 44a – 18b = 56a – 18b = 34,5

Giải hệ trên: a = 0,87; b = 0,79.

Có n(Y + Z) = 0,87 – 0,79 = 0,08 mol → nX = 0,3 – 0,08 = 0,22 mol.

CnH2n--2O2:0,08C2H4O2:0,220,08.n-+0,22.2=0,87n-=5,375

 

Để thu được 2 muối ( trong đó có 1 muối của X nên Y và Z tạo ra 1 muối) và 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp thì 2 este Y, Z là:

CH3CH=CH-COOCH3 (C5H8O2)

CH3CH=CH-COOC2H5 (C6H10O2)

→ F gồm  CH33CH=CH-COONa: 0,08HCOONa: 0,22

mCH3CH=CH-COONa = 0,08.108 = 8,64 gam.

 


Bắt đầu thi ngay