Tuyển tập Bộ đề thi thử THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải ( đề 15)

  • 1272 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong số các bộ mã sau đây, bộ mã nào trên mARN mã hóa cho axit amin Met ở tế bào nhân thực?

Xem đáp án

Đáp án A

Bộ mã trên mARN mã hóa cho axit amin Met ở tế bào nhân thực: 3’GUA5’


Câu 2:

Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong cấu tạo của phân tử diệp lục, đồng thời có khả năng hoạt hóa nhiều enzyme quan trọng của tế bào thực vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên tố khoáng đóng vai trò trung tâm trong cấu tạo của phân tử diệp lục, đồng thời có khả năng hoạt hóa nhiều enzyme quan trọng của tế bào thực vật là magie


Câu 3:

Nguyên nhân gây ra hội chứng Đao ở người là:

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên nhân gây ra hội chứng Đao ở người là: tế bào người bệnh có 3 NST số 21


Câu 4:

Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương tự?

Xem đáp án

Đáp án D

Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương tự cánh của bướm và cánh của chim (các đáp án khác là cơ quan tương tự)


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật các hormone sinh dục có khả năng kích thích sự phát triển của cơ thể ở giai đoạn dậy thì


Câu 6:

Diễn thế sinh thái thứ sinh:

Xem đáp án

Đáp án B

Diễn thế sinh thái thứ sinh bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật, qua các dạng quần xã trung gian và có thể hình thành quần xã đỉnh cực.


Câu 7:

Trong một hệ sinh thái, sinh vật sản xuất:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong một hệ sinh thái, sinh vật sản xuất có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ quang năng hoặc hóa năng vô cơ


Câu 8:

Nguyên nhân nào khiến cho hai mạch của phân tử ADN mạch kép luôn song song với nhau:

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên nhân khiến cho hai mạch của phân tử ADN mạch kép luôn song song với nhau là do có 2 loại bazơ nitơ lớn và nhỏ, hai mạch đơn có các bazơ nitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bazơ lớn liên kết với bazơ nhỏ và ngược lại. (A, G là bazo lớn; T, X là bazo nhỏ à A liên kết với T, G liên kết với X)


Câu 9:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac của E.coli, cho các phát biểu sau đây:

(1). Trong trường hợp môi trường không có Lactose, gen điều hòa tạo ra sản phẩm là protein ức chế.

(2). Trong môi trường có lactose, gen điều hòa không tạo ra sản phẩm là protein ức chế.

(3). Mỗi gen cấu trúc trong operon Lac đều có 1 vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3’ của mạch mang mã gốc.

(4). Sản phẩm của operon Lac sau quá trình phiên mã là các phân tử protein tham gia vận chuyển hoặc phân giải lactose.

(5). Lactose đóng vai trò là chất cảm ứng làm “bật” operon Lac ở chế độ hoạt động. Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1). Trong trường hợp môi trường không có Lactose, gen điều hòa tạo ra sản phẩm là protein ức chế. à đúng.

(2). Trong môi trường có lactose, gen điều hòa không tạo ra sản phẩm là protein ức chế. à sai, trong môi trường có hay không có lactose thì gen điều hòa vẫn tạo ra protein ức chế

(3). Mỗi gen cấu trúc trong operon Lac đều có 1 vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3’ của mạch mang mã gốc. à sai, các gen cấu trúc của operon Lac có cùng 1 vùng điều hòa.

(4). Sản phẩm của operon Lac sau quá trình phiên mã là các phân tử protein tham gia vận chuyển hoặc phân giải lactose. à sai, sản phẩm của operon Lac sau phiên mã là mARN.

(5). Lactose đóng vai trò là chất cảm ứng làm “bật” operon Lac ở chế độ hoạt động. à đúng.


Câu 10:

Hội chứng Đao ở người do đột biến số lượng NST gây ra, khi nói về hội chứng này, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Có các tế bào chứa 21 NST số 3 tạo thành thể lệch bội.

(2). Có sự không phân ly NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 trong 2 bên hoặc bố hoặc mẹ.

(3). Có thể phát hiện ra hội chứng Đao ở trẻ ngay từ giai đoạn thai nhi bằng các kỹ thuật tế bào học.

(4). Những người mắc hội chứng đao thường chậm phát triển trí tuệ. Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1). Có các tế bào chứa 21 NST số 3 tạo thành thể lệch bội. à sai, các tế bào chứa 3 NST số 21.

(2). Có sự không phân ly NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 trong 2 bên hoặc bố hoặc mẹ. à đúng

(3). Có thể phát hiện ra hội chứng Đao ở trẻ ngay từ giai đoạn thai nhi bằng các kỹ thuật tế bào học. à đúng, vì nó là đột biến NST.

(4). Những người mắc hội chứng đao thường chậm phát triển trí tuệ. à đúng


Câu 11:

Khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật, cho các luận điểm dưới đây:

(1). Sinh trưởng sơ cấp có sự kéo dài cơ thể thực vật được bắt nguồn từ quá trình nguyên phân và kéo dài tế bào.

(2). Mô phân sinh bên có nguồn gốc từ mô phân sinh đỉnh trong quá trình phát triển cá thể.

(3). Mạch rây thứ cấp có nguồn gốc từ quá trình phân chia và biệt hóa của tầng sinh mạch, mạch rây thứ cấp nằm ở bên trong tầng sinh mạch, sát với mạch gỗ thứ cấp.

(4). Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thân cây dẫn đến việc hình thành vòng gỗ hàng năm.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1). Sinh trưởng sơ cấp có sự kéo dài cơ thể thực vật được bắt nguồn từ quá trình nguyên phân và kéo dài tế bào. à đúng

(2). Mô phân sinh bên có nguồn gốc từ mô phân sinh đỉnh trong quá trình phát triển cá thể. à đúng

(3). Mạch rây thứ cấp có nguồn gốc từ quá trình phân chia và biệt hóa của tầng sinh mạch, mạch rây thứ cấp nằm ở bên trong tầng sinh mạch, sát với mạch gỗ thứ cấp. à sai, mạch rây thứ cấp nằm bên ngoài tầng sinh mạch.

(4). Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thân cây dẫn đến việc hình thành vòng gỗ hàng năm. à đúng


Câu 12:

Hình ảnh dưới đây mô tả kỹ thuật tạo giống mới nhờ công nghệ ADN tái tổ hợp.

Kỹ thuật này có thể tạo ra rất nhiều các giống vi sinh vật, thực vật và động vật mang gen của loài khác. Cho các nhận định dưới đây về kỹ thuật này:

(1). Ở các sinh vật chuyển gen, các gen chuyển chỉ tồn tại ở tế bào chất của tế bào chuyển mà không thể cài vào NST của tế bào chủ.

(2). Vi khuẩn E.coli và nấm men là các tế bào nhận phổ biến vì chúng có tốc độ phân chia tế bào nhanh và lành tính đối với sức khỏe con người.

(3). Để tạo ra động vật chuyển gen, các nhà khoa học tác động vào giao tử hoặc hợp tử của loài.

(4). Các gen cần chuyển và thể truyền phải được cắt bằng cùng 1 loại enzyme cắt giới hạn và nối lại với nhau nhờ enzyme ADN ligase.

Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1). Ở các sinh vật chuyển gen, các gen chuyển chỉ tồn tại ở tế bào chất của tế bào chuyển mà không thể cài vào NST của tế bào chủ. à sai, gen chuyển có thể cài vào hệ gen của tế bào chủ.

(2). Vi khuẩn E.coli và nấm men là các tế bào nhận phổ biến vì chúng có tốc độ phân chia tế bào nhanh và lành tính đối với sức khỏe con người. à đúng

(3). Để tạo ra động vật chuyển gen, các nhà khoa học tác động vào giao tử hoặc hợp tử của loài. à đúng

(4). Các gen cần chuyển và thể truyền phải được cắt bằng cùng 1 loại enzyme cắt giới hạn và nối lại với nhau nhờ enzyme ADN ligase. à đúng


Câu 13:

Khi nói về hiện tượng ứng động ở thực vật, trong số các phát biểu sau đây phát biểu nào không chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi nói về hiện tượng ứng động ở thực vật, phát biểu không chính xác là khi các tế bào bảo vệ của lỗ khí mất nước do các tế bào lân cận hấp thu, do sự dày không đều của thành tế bào ở 2 phía mà lỗ khí mở ra. (khi mất nước thì lỗ khí đóng)


Câu 15:

Học thuyết tiến hóa hiện đại bên cạnh việc chứng minh quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của các sinh vật cũng đưa ra các dẫn chứng chứng tỏ các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn

(1). Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ được chọn lọc trên những quần thể nhất định chứ không phải trên tất cả các quần thể của loài.

(2). Đặc điểm thích nghi là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên trong một môi trường nhất định.

(3). Các sinh vật xuất hiện sau luôn thích nghi hơn các sinh vật xuất hiện trước đó.

(4). Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, đặc điểm thích nghi có thể chuyển từ có lợi sang có hại đổi với bản thân sinh vật mang nó.

Trong đó những dẫn chứng đúng gồm

Xem đáp án

Đáp án C

Học thuyết tiến hóa hiện đại bên cạnh việc chứng minh quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của các sinh vật cũng đưa ra các dẫn chứng chứng tỏ các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn

(2). Đặc điểm thích nghi là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên trong một môi trường nhất định.

(4). Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, đặc điểm thích nghi có thể chuyển từ có lợi sang có hại đổi với bản thân sinh vật mang nó


Câu 16:

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, nhận định nào sau đây về quá trình hình thành loài mới là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, rất khó để phân biệt quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý và con đường cách ly sinh thái bởi ngay khi có sự cách ly địa lý thì điều kiện sinh thái sẽ có sự khác biệt


Câu 18:

Các loài động vật thích ứng với các khu sinh thái khác nhau thường mang những đặc điểm thích nghi riêng biệt về nhiệt độ sống, trong số các nhóm kể ra dưới đây, nhóm nào có độ rộng nhiệt lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Các loài động vật thích ứng với các khu sinh thái khác nhau thường mang những đặc điểm thích nghi riêng biệt về nhiệt độ sống, trong số các nhóm kể ra dưới đây, nhóm có độ rộng nhiệt lớn nhất là thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam


Câu 19:

Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể  sinh vật.

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là: Đường cong số III xuất hiện trong tự nhiên ở các loài có tập tính chăm sóc con non tốt và số lượng con trong 1 lứa đẻ thường ít. 


Câu 20:

Khi nói về cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống, cho các phát biểu sau đây:

(1). Hệ thần kinh dạng ống có mặt ở tất cả các loài động vật có xương sống.

(2). Hệ thần kinh dạng ống xuất hiện ở một số rất ít loài động vật không xương sống. (3). Trong cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống, không còn các hạch thần kinh.

(4). Các loài động vật có xương sống đều có não bộ.

(5). Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ.

(6). Cùng với mức độ phát triển của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ có điều kiện tăng dần. Số lượng luận điểm đúng trong số 6 luận điểm trên:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Hệ thần kinh dạng ống có mặt ở tất cả các loài động vật có xương sống à đúng

(2) Hệ thần kinh dạng ống xuất hiện ở một số rất ít loài động vật không xương sống. à sai

(3) Trong cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống, không còn các hạch thần kinh. à sai, hệ thần kinh dạng ống vẫn có các hạch thần kinh.

(4) Các loài động vật có xương sống đều có não bộ. à đúng

(5) Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ. à

(6) Cùng với mức độ phát triển của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ có điều kiện tăng dần. à đúng


Câu 21:

Khi nói về quá trình phát sinh giao tử và điều hòa phát sinh giao tử ở người, cho các phát biểu dưới đây:

(1). FSH từ tuyến yên kích thích ống sinh tinh sản xuất ra tinh trùng đồng thời kích thích tế bào kẽ sản xuất ra hormone testosterol.

(2). Hàm lượng cao testosterol do các tinh trùng tiết ra có vai trò ức chế tuyến yên sản xuất FSH và LH.

(3). Quá trình sản xuất GnRH của vùng dưới đồi chịu sự ức chế ngược của testosterol sản xuất ở tinh hoàn.

(4). Hormone GnRH của vùng dưới đồi có hàm lượng cao sẽ ức chế tuyến yên sản xuất FSH và LH.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1). FSH từ tuyến yên kích thích ống sinh tinh sản xuất ra tinh trùng đồng thời kích thích tế bào kẽ sản xuất ra hormone testosterol. à sai, FSH từ tuyến yên kích thích ống sinh tinh sản xuất ra tinh trùng và LH kích thích tế bào kẽ sản xuất ra hormone testosterol.

(2). Hàm lượng cao testosterol do các tinh trùng tiết ra có vai trò ức chế tuyến yên sản xuất FSH và LH. à sai, testosterol do các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết ra.

(3). Quá trình sản xuất GnRH của vùng dưới đồi chịu sự ức chế ngược của testosterol sản xuất ở tinh hoàn. à đúng

(4). Hormone GnRH của vùng dưới đồi có hàm lượng cao sẽ ức chế tuyến yên sản xuất FSH và LH. à sai, hàm lượng GnRH không có khả năng ức chế trực tiếp đến sự sản xuất FSH, LH.


Câu 22:

Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực:

(1). Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN.

(2). Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ → 3’ không cần có đoạn mồi.

(3). mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protêin.

(4). Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T - A, X – G, G - X.

(5). Hình thành các đoạn ARN ngắn rồi nối lại với nhau thành ARN hoàn chỉnh Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1). Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN. à đúng

(2). Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ → 3’ không cần có đoạn mồi. à đúng

(3). mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protêin. à sai, mARN phải thực hiện cắt intron, nối exon để tạo mARN tưởng thành rồi mới dịch mã

(4). Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T - A, X – G, G - X. à đúng

(5). Hình thành các đoạn ARN ngắn rồi nối lại với nhau thành ARN hoàn chỉnh à sai, sự phiên mã diễn ra liên tục trên mạch mã gôc


Câu 23:

Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả: Làm cho toàn cây hoá trắng do không tổng hợp được chất diệp lục. (Vì đột biến chỉ làm một số lục lạp mất khả năng tổng hợp diệp lục nên không có hiện tượng toàn cây hóa trắng do hầu hết các lục lạp khác vẫn còn khả năng tổng hợp diệp lục.)


Câu 24:

Tiến hành tổng hợp nhân tạo một đoạn mARN từ một dung dịch chứa các đơn phân ribonucleotide, người ta thấy xuất hiện 8 loại bộ ba với tỷ lệ mỗi loại là tương đương nhau. Nhận xét về thành phần dung dịch ribonucleotide nguyên liệu được sử dụng chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án B

Tiến hành tổng hợp nhân tạo một đoạn mARN từ một dung dịch chứa các đơn phân ribonucleotide, người ta thấy xuất hiện 8 loại bộ ba với tỷ lệ mỗi loại là tương đương nhau.

Giả sử gọi tỉ lệ các loại nu có trong môi trường A, U, G, X lần lượt là x, y, z, t

Tỷ lệ mỗi loại là tương đương nhau:

à zyz = yzt = xyt = x2y = xy2 = x3 = y3 = z3 = t3

à tóm lại, chỉ có 8 loại bộ ba với tỷ lệ mỗi loại là tương đương nhau khi chỉ có 2 loại nu với tỉ lệ bằng nhau. Ví dụ A và U à 8 mã bộ ba là AAA; UUU; AAU; AUA; UAA; AUU; UAU; UUA


Câu 25:

Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 1 NST của cặp NST số 1 và 1 NST của cặp số 3, cặp NST số 5 bị mất một đoạn trên 1 chiếc NST, các cặp NST khác bình thường.Trong cơ quan sinh dục đực thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng . Số giao tử mang bộ NST đột biến là:

Xem đáp án

Đáp án A

- Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 1 NST của cặp NST số 1 và 1 NST của cặp số 3 à tạo ra tỉ lệ giao tử đột biến về NST số 3 =12

- Một thể đột biến cặp NST số 5 bị mất một đoạn trên 1 chiếc NST à tỉ lệ giao tử đột biến về NST số 5 =14

- Giao tử mang cả 2 thể đột biến =12x14=18

=> tỉ lệ giao tử mang đột biến =78

à số lượng giao tử mang đột biến = 78x1200x4 = 4200 giao tử


Câu 28:

Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bị bạch tạng, một con trai mù màu. Ông bà nội, ngoại của hai đứa trẻ này cũng bình thường. Người mẹ của hai đứa trẻ này có kiểu gen là gì biết rằng bệnh mù màu do gen lặn liên kết X quy định, bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST quy định

Xem đáp án

Đáp án C

- Con trai bị bệnh mù màu XaY => nhận Xa từ mẹ à mẹ có KG XAXa (mẹ không bệnh)

- Con trai bị bạch tạng có KG aa => nhận a từ mẹ à mẹ có KG Aa (mẹ không bệnh)

- Mẹ có KG: AaXMXm


Câu 31:

Trong các quy trình nhân giống ở thực vật ứng dụng trong nông nghiệp, cho các phát biểu sau đây:

(1). Các quy trình nhân giống vô tính đều tạo ra các cây con có vật chất di truyền giống với cây ban đầu.

(2). Trong các kỹ thuật giâm, chiết, ghép nếu cây giống ban đầu bị nhiễm virus thì các cây con cũng sẽ bị nhiễm virus.

(3). Do có tính toàn năng, từ một tế bào lưỡng bội của thực vật có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh với tất cả các đặc tính vốn có của loài.

(4). Trong kỹ thuật ghép cành, việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép nhằm tạo điều kiện cho dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1). Các quy trình nhân giống vô tính đều tạo ra các cây con có vật chất di truyền giống với cây ban đầu. à đúng

(2). Trong các kỹ thuật giâm, chiết, ghép nếu cây giống ban đầu bị nhiễm virus thì các cây con cũng sẽ bị nhiễm virus. à đúng

(3). Do có tính toàn năng, từ một tế bào lưỡng bội của thực vật có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh với tất cả các đặc tính vốn có của loài. à đúng

(4). Trong kỹ thuật ghép cành, việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép nhằm tạo điều kiện cho dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. à đúng


Câu 32:

Khi nói về quá trình tiêu hóa ở bò và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu sau đây: (1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của chúng.

(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để nghiền thức ăn.

(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như cellulose.

(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của chúng. à đúng, do kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn.

(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để nghiền thức ăn. à sai, răng hàm có gờ cứng để nghiền cỏ.

(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như cellulose. à sai, dạ múi khí đóng vai trò như dạ dày thật.

(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. à đúng


Câu 33:

Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Duy trì đa dạng sinh học.

(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.

(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp

Xem đáp án

Đáp án C

Những biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên: (1) Duy trì đa dạng sinh học; (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh; (4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.


Câu 34:

Kích thước quần thể có thể được xác định bằng phương pháp bắt thả của Seber 1982, theo đó trong lần bắt thứ nhất, các cá thể bị bắt được đánh dấu lại rồi thả về với môi trường của chúng. Sau 1 khoảng thời gian ngắn, người ta quay lại và tiến hành bắt lần 2. Dựa trên số lượng cá thể bị bắt ở lần 1 (và bị đánh dấu), số lượng cá thể bị bắt ở lần 2 (gồm các cá thể đã bị đánh dấu - bắt ở lần 1 và các cá thể chưa bị đánh dấu) người ta có thể tìm ra kích thước quần thể.

Một nhà sinh thái học nghiên cứu số lượng của một loài động vật tại một khu vực bằng phương pháp này. Trong lần bắt đầu tiên ông thu được 8 cá thể, sau vài ngày ông quay lại và bắt lần thứ 2 và thu được 11 cá thể. Sau khi tính toán, ông cho rằng quần thể này có khoảng 35 cá thể. Khoảng cách giữa 2 lần bắt là ngắn, không đủ cho số lượng cá thể thay đổi. Số lượng cá thể bị bắt xuất hiện ở cả hai lần bắt là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có công thức: N = M+1xC+1R+1-1

N là số cá thể của quần thể ở thời điểm đánh dấu

M là số cá thể đánh dấu ở lần 1

C là số cá thể đánh dấu ở lần 2

R là số cá thể xuất hiện ở cả 2 lần bắt

Theo bài à 8+1x11+1R+1-1=35  à R = 2


Câu 35:

Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:

Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng sau đây?

(1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.             (2) Chỉ bị bệnh H.

(3) Chỉ bị bệnh G.                               (4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H

Xem đáp án

Đáp án A

Người đàn ông bị bệnh H: AAbb hoặc Aabb, người phụ nữ bị bệnh G: aaBB hoặc aaBb

(1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H. à đúng

(2) Chỉ bị bệnh H. à đúng

(3) Chỉ bị bệnh G. à đúng 

(4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H. à đúng


Câu 36:

Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A1: lông đen > A2: lông xám > A3: lông trắng

75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng

à 75% A1_: 24% A2_ : 1% A3A3

à A3 =0,01=0,1

Gọi tỉ lệ alen A2 là y (y>0), quần thể đang cân bằng à y2+2y*0,1 = 0,24

à y = 0,4 = A2 à A1 = 0,5

A. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35 con lông xám : 1 con lông trắng. à đúng, A2A20,4x0,40,24=23

A2A3 = 13  à thu được giao tử A3 = 16 à A3A3 136; A2_ = 3536

B. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm 16%. à sai, các con lông đen có tỉ lệ

 

à tạo giao tử A2= 830 à lông xám thuần chủng A2A2 ≈ 7,1%

C. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 48%. à sai, lông đen dị hợp tử = 2 x 0,1 x 0,5 + 2 x 0,4 x 0,5 = 0,5

Lông trắng = 1%

à Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm = 51%

D. Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm 25%. à sai, số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm

= 0,5x0,50,75=13 


Câu 37:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 70 cây thân cao, hoa đỏ : 180 cây thân cao, hoa trắng : 320 cây thân thấp, hoa trắng : 430 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Kiểu gen của (P) là Ab//aB Dd.

(2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen.

(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%.

(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Xem đáp án

Đáp án D

P: AaBbDd x aabbdd

Fa: 7% cao, đỏ: 18% cao, trắng: 32% thấp, trắng: 43% thấp, đỏ.

- Ta có: cao/thấp = 1/3 , mà đây là phép lai phân tích à quy ước chiều cao như sau

A_B_: cao

A_bb; aaB_; aabb: thấp

- Nếu 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau thì sẽ có

Fa = (1 cao: 3 thấp) x (1 đỏ: 1 trắng) ≠ đề bài

à 3 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.

Mà cao, đỏ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất à P dị hợp tử chéo với KG: Ab//aB Dd hoặc Ad//aD Bb và hoán vị xảy ra với tỉ lệ = 28%

(1) Kiểu gen của (P) là Ab//aB Dd. à đúng

(2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen. à đúng, số KG của Fa = 4 x 2 = 8

(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%. à đúng, tỉ lệ đồng hợp tử lặn ab//ab dd khi cho P tự thụ phấn là

= 14% x 12 x 14% x 12 = 0,49%

(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. à sai, khi cho P tự thụ phấn, số KG tối đa tạo ra = 10 x 3 = 30.


Câu 38:

Khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2, cho các nhận định dưới đây về F2:

(1). Tỷ lệ cây đồng hợp về các cặp gen chiếm tỷ lệ 12,5%

(2). Nếu lấy 4 cây F2, xác suất thu được 3 cây hoa đỏ chiếm tỷ lệ 31,1% (3). Có 6,25% số cây tự thụ cho đời con toàn bộ hoa đỏ.

(4). Cho các cây hoa trắng giao phấn với nhau, đời sau thu được 8,16% cây hoa đỏ. Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

F1 có 100% đỏ à F1 tự thụ được F2: 3 trắng: 1 đỏ à tính trạng màu do 2 cặp gen phân li độc lập quy định.

P: AABB (đỏ) x aabb (trắng)

F1: AaBb

F1 lai phân tích: AaBb x aabb

F2: 1 AaBb: 1 Aabb: 1 aaBb: 1 aabb (1 đỏ: 3 trắng)

Giả sử: AaBb  x AaBb

Khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2, cho các nhận định dưới đây về F2:

(1) Tỷ lệ cây đồng hợp về các cặp gen chiếm tỷ lệ 12,5% à sai, tỉ lệ đồng hợp về các cặp gen = AABB + aaBB + AAbb + aabb = 4/16 = 1/4

(2) Nếu lấy 4 cây F2, xác suất thu được 3 cây hoa đỏ chiếm tỷ lệ 31,1% à đúng, lấy 4 cây với 3 cây đỏ =916x916x916x716x431,1%

(3) Có 6,25% số cây tự thụ cho đời con toàn bộ hoa đỏ. à đúng, xác suất cây tự thụ cho đời con toàn hoa đỏ = AABB = 1/16 = 6,25%

(4) Cho các cây hoa trắng giao phấn với nhau, đời sau thu được 8,16% cây hoa đỏ.

à sai, các cây hoa trắng = 27 Aabb:17AAbb : 27aaBb: 17aaBB: 17aabb à thu giao tử Ab = 27; aB = 27; ab = 47 à xác xuất thu hoa đỏ = 2x27x27=849


Câu 39:

Cho biết tần số f(A) ở quần thể I = 0,5 và f(A) ở quần thể II = 0,6. Tốc độ di nhập gen  từ quần thể II vào quần thể I là 10% cho các nhận định dưới đây về quần thể I:

(1). Nếu không xét đến các nhân tố tiến hóa khác di nhập gen, quần thể luôn xảy ra hiện tượng tiến hóa cho đến khi sự chênh lệch tần số alen giữa quần thể nhập cư và quần thể I không còn nữa.

(2). Tần số alen a của quần thể I sau 1 thế hệ nhập cư là 0,51

(3). Giá trị tốc độ di nhập gen được tính bằng số lượng cá thể của nhóm nhập cư chia tổng số cá thể sau nhập cư ở quần thể nghiên cứu.

(4). Tần số alen A của quần thể I sẽ tăng dần cho đến khi đạt tỷ lệ 100% Số nhận định đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể 1: fA= 0,5

Quần thể 2: fA= 0,6

(1). Nếu không xét đến các nhân tố tiến hóa khác di nhập gen, quần thể luôn xảy ra hiện tượng tiến hóa cho đến khi sự chênh lệch tần số alen giữa quần thể nhập cư và quần thể I không còn nữa. à đúng.

(2). Tần số alen a của quần thể I sau 1 thế hệ nhập cư là 0,51 à sai

Gọi m là số lượng cá thể quần thể I: Ta có số allen A là: 0,5m; số allen a là: 0,5m
Số cá thể chuyển từ quần thể II sang là 0,1m: Có 0,6x0,1m = 0,06m allen A và 0,4x0,1m = 0,04m allen a.
Sau một thế hệ nhập cư, quần thể I có: Số allele A: 0,5m + 0,06mA = 0,56m ; số allele a: 0,5m + 0,04m = 0,54m. 
Vậy fa = 0,54m/(0,56m+0,54m) = 0,49

(3). Giá trị tốc độ di nhập gen được tính bằng số lượng cá thể của nhóm nhập cư chia tổng số cá thể sau nhập cư ở quần thể nghiên cứu. à đúng

(4). Tần số alen A của quần thể I sẽ tăng dần cho đến khi đạt tỷ lệ 100% à sai, alen A của quần thể I sẽ tăng dần nhưng không bao giờ đạt 100% nếu chỉ xét di nhập gen


Câu 40:

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.

(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.

(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.

(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen AbXaBX.

(6) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M. à đúng

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. à sai, xác định được KG của người số 2 là XAbY, 5 là XAbXaB, 6 là XAbY, 9 là XaBY

(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N. à đúng

(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M. à đúng, vì 2 gen quy định bệnh N và M có thể hoán vị nên người số 5 có KG XAbXaB vẫn có thể tạo giao tử XAB sinh ra con trai không bị cả 2 bệnh trên.

(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen AbXaBX à sai, vì 2 gen quy định 2 bệnh này đều nằm trên vùng không tương đồng của NST X.

(6) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%. à sai,

 Người 5 XAbXaB tạo giao tử XAb = XaB = 0,4; XAB = Xab = 0,1

Người 6 XAbY tạo giao tử XAb = Y = 0,5

à sinh con gái ko bị 2 bệnh M và N = (0.4+0,1) x 0,5 = 0,25


Bắt đầu thi ngay