Trang chủ Lớp 10 Hóa học Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 10 Chủ đề 3: Liên kết hóa học có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 10 Chủ đề 3: Liên kết hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 1. Câu hỏi lí thuyết Liên kết hóa học có đáp án

  • 849 lượt thi

  • 42 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

03/07/2024

Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hợp chất NaCl được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình nên có liên kết ion.


Câu 2:

06/07/2024

Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết ³ 1,7 thì đó là liên kết

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết ³ 1,7 thì đó là liên kết ion.


Câu 3:

23/07/2024

Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong phản ứng hóa học các nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm gần nhất. Số electron nhường thường là 1, 2, 3 electron.


Câu 4:

03/07/2024

Cho 2 nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản như sau: 1s22s1 và 1s22s22p5. Hai nguyên tử này kết hợp nhau bằng loại liên kết gì để tạo thành hợp chất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Liên kết được hình thành là liên kết ion vì 2 nguyên tử 1s22s1 là kim loại điển hình (Li) và 1s22s22p5 là phi kim điển hình (F).


Câu 5:

20/07/2024

Ion X- có cấu hình electron là 1s22s22p6, nguyên tử Y có số electron ở các phân lớp s là 5. Liên kết giữa X và Y thuộc loại liên kết nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

X + 1e → X-

Từ ion X- suy ra cấu hình electron của X là 1s22s22p5 là phi kim điển hình fluorine.

Nguyên tử Y có số electron ở các phân lớp s là 5 nên có cấu hình electron: 1s22s22p63s1. Vậy Y là kim loại điển hình Na (sodium).

Do đó liên kết giữa chúng là liên kết ion.


Câu 6:

08/07/2024

Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Liên kết ion là liên kết được hình thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.


Câu 7:

17/07/2024

Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là liên kết cộng hóa trị.


Câu 8:

13/07/2024

Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung bị lệch về một phía của nguyên tử.


Câu 9:

22/07/2024

Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:

(1) Không dẫn điện khi nóng chảy.

(2) Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.

(3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

(4) Khó tan trong nước.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phát biểu (1) sai vì hợp chất ion dẫn điện khi nóng chảy.

Phát biểu (2) sai vì hợp chất ion khó hòa tan trong các dung môi hữu cơ.

Phát biểu (3) đúng hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

Phát biểu (4) sai vì các hợp chất ion dễ tan trong nước.


Câu 10:

04/07/2024

Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số chất có liên kết cộng hóa trị phân cực là NH3, HCl, H2O

Loại N2 và H2 vì là liên kết cộng hóa trị không phân cực (liên kết hình thành giữa các nguyên tử giống nhau).

Loại NaCl vì là liên kết ion (liên kết hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình).


Câu 11:

19/07/2024

Hợp chất có liên kết ion trong phân tử là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong phân tử NH4Cl có chứa liên kết ion giữa cation NH4+  và anion Cl-.


Câu 12:

23/07/2024

Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1 X có 1 electron lớp ngoài cùng, là kim loại điển hình nhóm IA.

Y có cấu hình electron: 1s22s22p5 Y có 7 electron ở lớp ngoài cùng, là phi kim điển hình nhóm VIIA.

Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết ion.


Câu 13:

10/07/2024

Cho biết các giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố sau: K (0,82); Al (1,61); H (2,20); O (3,44); S (2,58); Br (2,96) và Cl (3,16). Hợp chất nào sau đây có liên kết ion trong phân tử?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hiệu độ âm điện (\(\Delta \chi \))

Loại liên kết

\(0,0 \le \Delta \chi < 0,4\)

Cộng hóa trị không cực

\(0,4 \le \Delta \chi < 1,7\)

Cộng hóa trị có cực

\(\Delta \chi \ge 1,7\)

Ion

SO2: \(\Delta \chi \)= 3,44 – 2,58 = 0,86 \( \Rightarrow \)Liên kết cộng hóa trị có cực

AlCl3: \(\Delta \chi \)= 3,16 – 1,61 = 1,55 \( \Rightarrow \)Liên kết cộng hóa trị có cực

H2O: \(\Delta \chi \)= 3,44 – 2,20 = 1,24 \( \Rightarrow \)Liên kết cộng hóa trị có cực

KBr: \(\Delta \chi \)= 2,96 – 0,82 = 2,14 \( \Rightarrow \)Liên kết ion

 


Câu 14:

20/07/2024

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phát biểu C sai vì: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử clo (nguyên tử có độ âm điện lớn hơn).


Câu 15:

22/07/2024
Liên kết hóa học trong đó cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện cao hơn được gọi là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Liên kết hóa học trong đó cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện cao hơn được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực.


Câu 16:

20/07/2024

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về phân tử khí cacbonic (CO2), biết CO2 có cấu trúc thẳng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Liên kết giữa nguyên tử C và nguyên tử O trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị có cực, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử O, tuy nhiên do phân tử có cấu trúc thẳng nên lực hút cân bằng làm cho phân tử CO2 không cực.


Câu 17:

03/07/2024

Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa hai phi kim giống nhau.


Câu 18:

21/07/2024

Nhận định sai về hợp chất cộng hóa trị là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các hợp chất cộng hóa trị không phân cực tan ít trong nước, tan tốt trong các dung môi không phân cực.


Câu 19:

23/07/2024

Với phân tử NH3 phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phân tử NH3 hình thành bởi liên kết cộng hóa trị giữa nguyên tử N với 3 nguyên tử H, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử N.

Hiệu độ âm điện: 3,04 – 2,2 = 0,84.


Câu 20:

20/07/2024

Trong phân tử nitrogen, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Liên kết trong phân tử nitrogen (N2) được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau nên là liên kết cộng hóa trị không có cực.


Câu 21:

18/07/2024

Công thức electron nào sau đây là của phân tử H2O?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì mỗi nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng, còn thiếu 1 electron nữa để có cấu hình bền vững giống khí hiếm He; còn mỗi nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng còn thiếu 2 electron nữa để có cấu hình bền vững giống khí hiếm Ne nên giữa O và một nguyên tử H chỉ có 1 cặp e chung.


Câu 22:

23/07/2024

Công thức electron nào sau đây là của phân tử khí nitrogen?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì mỗi nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng nên mỗi nguyên tử sẽ có xu hướng góp chung 3 electron để đạt octet.

Công thức electron:

Công thức electron nào sau đây là của phân tử khí nitrogen A. N N (ảnh 1)


Câu 23:

23/07/2024

Công thức được viết dựa trên công thức electron, trong đó mỗi cặp electron chung được thay bằng một gạch nối “–” gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Công thức được viết dựa trên công thức electron, trong đó mỗi cặp electron chung được thay bằng một gạch nối “–” gọi là công thức Lewis.


Câu 24:

22/07/2024

Công thức Lewis của CS2

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Công thức Lewis của CS2 là:

Công thức Lewis của CS2 là A. S - C - S B. S =C = S C. S = C - S (ảnh 1)

Câu 25:

14/07/2024

Công thức Lewis của H2O là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Công thức Lewis của H2O là:

Công thức Lewis của H2O là A. H=O-H B. H-O-H (ảnh 1)

Câu 26:

23/07/2024

Số cặp electron không tham gia liên kết của nguyên tử N trong phân tử NCl3

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Công thức Lewis của NCl3 là:

Số cặp electron không tham gia liên kết của nguyên tử N trong phân tử NCl3 là (ảnh 1)

Như vậy N còn 1 cặp electron không tham gia liên kết.


Câu 27:

07/07/2024

Công thức Lewis nào sau đây viết sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Công thức Lewis của HCN là:

Công thức Lewis nào sau đây viết sai A. H-Cl B. H-C nối ba N C. O=C=O (ảnh 1)

Câu 28:

21/07/2024

Nguyên tử nào sau đây khi hình thành ion có khuynh hướng nhường 1 electron?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử khi hình thành ion có khuynh hướng nhường 1 electron là K

K → K+ + 1e


Câu 29:

04/07/2024

Khi hình thành anion nguyên tử oxygen có xu hướng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi hình thành anion nguyên tử oxygen có khuynh hướng nhận 2 electron

Khi hình thành anion nguyên tử oxygen có xu hướng  A. nhường 1 electron (ảnh 1)


Câu 30:

17/07/2024

Hợp chất nào sau đây có liên kết ion?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hợp chất KBr được hình thành nên từ kim loại điển hình và phi kim điển hình nên là hợp chất ion.

K+ + Br- → KBr


Câu 31:

22/07/2024

Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Liên kết trong phân tử O2 được hình thành giữa hai nguyên tử giống nhau nên hợp chất này có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Loại B do KCl là hợp chất ion.

Loại C, D do H2O, HF là hợp chất cộng hóa trị phân cực.


Câu 32:

23/07/2024

Hợp chất nào sau đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen:

Hợp chất nào sau đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử A. H2O. B. HF. (ảnh 1)

Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen :

Hợp chất nào sau đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử A. H2O. B. HF. (ảnh 2)

Giữa các phân tử C2H5OH có liên kết hydrogen :

Hợp chất nào sau đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử A. H2O. B. HF. (ảnh 3)

Hợp chất không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử là H2S


Câu 33:

22/07/2024

Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử CH3OH

Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây A.  C2H6.       (ảnh 1)

Câu 35:

03/07/2024

Bảng sau cung cấp một số thông tin về các nguyên tố sodium và sulfur

Nguyên tố

sodium (Na)

sulfur (S)

Số hiệu nguyên tử

11

16

Sodium sulfide là một hợp chất ion. Phản ứng tạo thành sodium sulfide nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giai đoạn 1:  

                                       Na                   Na+       +       1e

Cấu hình electron             [Ne]3s1        [Ne]

                                       S         +       2e                 S2

Cấu hình electron              [Ne]3s23p4               [Ar]

Giai đoạn 2: Cation Na+ và anion S2- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo liên kết ion

2Na+      +       S2  Na2S

=> Phản ứng tạo thành sodium sulfide là : 2Na + St0Na2S 


Câu 36:

23/07/2024

Potassium chloride là một hợp chất có thể tan trong nước lạnh và có nhiệt độ nóng chảy cao (801oC). Liên kết trong phân tử potassium chloride là gì?

Xem đáp án

Liên kết trong phân tử potassium chloride là liên kết ion.

Giai đoạn 1:  

                                        K                   K+       +       1e

Cấu hình electron               [Ar]4s1         [Ar]

                                       Cl         +       1e                 Cl

Cấu hình electron                [Ne]3s23p5                 [Ar]

Giai đoạn 2: Cation K+ và anion Cl- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo liên kết ion

                                                  K+      +       Cl  KCl

=> Phản ứng tạo thành sodium chloride: 2K      +       Cl2  2KCl 


Câu 37:

19/07/2024

Khí nitrogen (N2) rất bền, ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học nên trong một số trường hợp đặc biệt, khí nitrogen được dung để bơm lốp (vỏ) xe thay cho không khí có thể oxi hóa cao su theo thời gian. Vì sao nitrogen lại có đặc tính này?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vì nitrogen có liên kết ba bền vững, năng lượng liên kết lớn

N2(g)2N(g)                     Eb= 945 kJ/mol 

Cấu hình electron nguyên tử nitrogen (N): [He]2s22p3

Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử N cùng góp chung 3 electron để tạo thành 3 cặp electron chung.

Công thức electron

Công thức cấu tạo theo Lewis

 Khí nitrogen (N2) rất bền, ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học nên trong  (ảnh 1)  Khí nitrogen (N2) rất bền, ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học nên trong  (ảnh 2)

Câu 38:

21/07/2024

Trong phân tử, các electron chuyển động không ngừng, khi các electron tập trung về một phía sẽ hình thành nên

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong phân tử, các electron chuyển động không ngừng, khi các electron tập trung về một phía sẽ hình thành nên một lưỡng cực tạm thời.


Câu 39:

31/10/2024

Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI vì HF có liên kết hydrogen.       

Liên kết hydrogen mạnh mẽ hơn rất nhiều so với tương tác van der Waals

Giữa các phân tử hydrogen fluoride (HF) có liên kết hydrogen:

Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI A. HF có phân tử (ảnh 1)

Còn giữa các phân tử HCl cũng như HBr và HI không có liên kết hydrogen.

Điều này giải thích vì sao nhiệt độ sôi của HF cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Liên kết hydrogen

1. Khái niệm

- Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng.

- Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N, O, F.

- Liên kết hydrogen thường được kí hiệu là dấu ba chấm (...), rải đều từ nguyên tử H đến nguyên tử tạo liên kết hydrogen với nó.

 

Trong đó, X, Y là các nguyên tử N, O, F

- Liên kết hydrogen có bản chất tĩnh điện. Tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+và Yδthể hiện bản chất của liên kết hydrogen.

Ví dụ 1: Liên kết hydrogen được tạo ra giữa hai phân tử nước được thể hiện qua hình 12.1.

 

Ở khoảng cách 177 pm, lớn hơn độ dài liên kết cộng hóa trị O – H (96pm), đã xuất hiện liên kết hydrogen.

Lưu ý: Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân của hai nguyên tử tham gia liên kết.

2. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước

a) Đặc điểm tập hợp

- Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhau, ngay cả ở thể hơi, thành một cụm phân tử tương đối bền vứng. Kích thước các cụm phân tử này thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ, áp suất.

®  Đây là nguyên nhân dẫn tới các tính chất vật lí khác biệt của nước so với những chất lỏng khác. Do đặc điểm tập hợp đặc biệt này, khi làm lạnh, nước có thể hình thành bông tuyết với nhiều hình dạng khác nhau.

 

 

 Hình 12.2. Một số cụm phân tử nước

b) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

- Tại áp suất 1atm, nước có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương ứng là 0oC và 100oC, cao hơn so với nhiều chất có khối lượng phân tử lớn hơn của nước. Tính chất này là do các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen.

 Chú ý: Để một chất có thể nóng chảy hoặc sôi, cần phải cung cấp năng lượng để phá vỡ các liên kết giữa các phân tử và cung cấp động năng để các phân tử chuyển động. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc vào hai yếu tố:

(1) Khối lượng phân tử: Khối lượng phân tử càng lớn thì càng cần nhiều động năng để chuyển động nên nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng cao.

(2) Liên kết giữa các phân tử: Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì càng cần nhiều năng lượng để phá vỡ liên kết giữa chúng. Khi đó, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

Giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals


Câu 40:

19/07/2024

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phát biểu đúng là: Liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O mạnh hơn liên kết hydrogen giữa các phân tử C2H5OH.

Phát biểu A sai vì: Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.

Phát biểu B sai vì: Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

Phát biểu C sai vì: Sự chuyển động không ngừng của các electron tạo nên các lưỡng cực tạm thời.                    


Câu 41:

21/07/2024

Trong dung dịch ethanol (C2H5OH) có bao nhiêu loại liên kết hydrogen được tạo thành?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong dung dịch ethanol (C2H5OH) có 4 loại liên kết hydrogen.

Trong dung dịch ethanol (C2H5OH) có bao nhiêu loại liên kết hydrogen được  (ảnh 1)

Câu 42:

22/07/2024

Dãy các chất nào sau đây trong phân tử đều có liên kết ion?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dãy các chất trong phân tử có liên kết ion là: K2O, NaCl, CaCl2, MgO.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương