Trắc nghiệm Toán 8 KNTT Bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi
Dạng 3: Ứng dụng của xác suất thực nghiệm trong một số bài toán đơn giản
-
366 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Một trang web tiến hành khảo sát trực tuyến ý kiến của khán giả về một bộ phim mới ra rạp và kết quả cho thấy trong 98 người tham gia khảo sát, có 62 người thích bộ phim, 25 người không thích bộ phim và còn lại không có ý kiến. Hỏi trong 500 người thì có khoảng bao nhiêu người thích bộ phim đó?
Đáp án đúng là: B
Trong 98 người tham gia khảo sát, có 62 người thích bộ phim.
Xác suất người đó thích bộ phim được ước lượng là .
Gọi k là số người thích bộ phim trong 500 người.
Ta có .
Vậy có khoảng 316 người thích bộ phim trong 500 người.
Câu 2:
20/07/2024Số lượt khách đến tham quan bảo tàng A trong năm qua được thống kê như sau:
Tháng |
1; 2 |
3; 4 |
5; 6 |
7; 8 |
9; 10 |
11; 12 |
Số lượt khách |
107 |
111 |
142 |
156 |
121 |
113 |
Giả sử năm tới có 1 200 lượt khách đến tham quan bảo tàng A thì trong đó có khoảng bao nhiêu lượt khách đến trong tháng 7 và 8?
Đáp án đúng là: D
Tổng số lượt khách tham quan bảo tàng năm qua là:
107 + 111 + 142 + 156 + 121 + 113 = 750 (lượt).
Trong đó có 156 lượt trong tháng 7 và 8.
Xác suất của biến cố khách đến tham quan bảo tàng trong tháng 7 và 8 được ước lượng là .
Gọi k là số lượt khách đến trong tháng 7 và 8 đến tham quan bảo tàng A trong năm tới.
Ta có .
Vậy có khoảng 250 số lượt khách đến trong tháng 7 và 8 đến tham quan bảo tàng A trong năm tới.
Câu 3:
17/07/2024Một cửa hàng điện máy thống kê lại số lượng các mặt hàng bán trong tháng vừa qua ở bảng sau:
Mặt hàng |
Số lượng (chiếc) |
Ti vi |
12 |
Tủ lạnh |
8 |
Điện thoại |
22 |
Máy tính |
19 |
Quạt |
9 |
Điều hòa |
6 |
Máy giặt |
8 |
Giả sử tháng tiếp theo cửa hàng bán được 100 chiếc các mặt hàng. Dự đoán tháng tiếp theo cửa hàng bán được:
Đáp án đúng là: C
Tổng số mặt hàng cửa hàng bán được trong tháng vừa qua là:
12 + 8 + 22 + 19 + 9 + 6 + 8 = 84 (chiếc).
Xác suất tiêu thụ điện thoại của cửa hàng được ước lượng khoảng .
Xác suất tiêu thụ máy tính của cửa hàng được ước lượng khoảng .
Xác suất tiêu thụ điều hòa của cửa hàng được ước lượng khoảng .
Xác suất tiêu thụ máy giặt của cửa hàng được ước lượng khoảng .
Gọi a, b, c, d lần lượt là số điện thoại, số máy tính, số điều hòa, số máy giặt cửa hàng bán được trong tháng tiếp theo.
Ta có .
.
.
.
Vậy dự đoán tháng tiếp theo cửa hàng bán được khoảng 26 điện thoại, 23 máy tính, 7 điều hòa và 10 máy giặt.
Câu 4:
17/07/2024Thống kê số vụ tai nạn giao thông trong tháng 5 vừa qua của thành phố A, ta có bảng sau:
Số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong một ngày |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
> 7 |
Số ngày |
2 |
5 |
8 |
5 |
4 |
3 |
2 |
1 |
1 |
Trong 100 ngày tới ở thành phố A, dự đoán số ngày có trên 7 vụ tai nạn giao thông là:
Đáp án đúng là: A
Xác suất biến cố “Ở thành phố A, trong một ngày có trên 7 vụ tai nạn giao thông” được ước lượng là .
Gọi k là số ngày có trên 7 vụ tai nạn giao thông trong 100 ngày tới ở thành phố A.
Ta có .
Vậy dự đoán có khoảng 3 ngày có trên 7 vụ tai nạn giao thông trong 100 ngày tới ở thành phố A.
Câu 5:
17/07/2024Thống kê điểm kiểm tra giữa kì 1 môn Toán của một nhóm 100 học sinh lớp 8 được chọn ngẫu nhiên tại trường X, thu được kết quả như sau:
Số điểm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Số học sinh |
6 |
10 |
11 |
11 |
11 |
13 |
13 |
9 |
8 |
8 |
Hỏi trong 90 học sinh lớp 8 chọn ngẫu nhiên của trường X, có bao nhiêu học sinh đạt điểm từ 8 trở lên?
Đáp án đúng là: B
Trong 100 học sinh được thống kê, có 9 + 8 + 8 = 25 học sinh đạt điểm từ 8 trở lên.
Xác suất của biến cố “Học sinh đó đạt điểm từ 8 trở lên” được ước lượng là .
Gọi k là số học sinh đạt điểm từ 8 trở lên trong 90 học sinh lớp 8 chọn ngẫu nhiên của trường X.
Ta có .
Vậy có khoảng 23 học sinh đạt điểm từ 8 trở lên trong 90 học sinh lớp 8 chọn ngẫu nhiên của trường X.
Câu 6:
17/07/2024Chọn ngẫu nhiên 70 học sinh của một trường trung học cơ sở để kiểm tra thị lực thì thấy có 21 học sinh cận thị. Biết rằng trường có 2 013 học sinh. Hỏi có khoảng bao nhiêu học sinh của trường bị cận thị?
Đáp án đúng là: D
Xác suất của biến cố “Học sinh được chọn bị cận thị” được ước lượng khoảng .
Gọi k là số học sinh của trường bị cận thị.
Ta có .
Vậy có khoảng 604 học sinh của trường bị cận thị.
Câu 7:
17/07/2024Trong một đợt hiến máu tổ chức ở trường đại học X, trong số tổng 108 sinh viên tham gia thì có 61 người có nhóm máu O. Biết trường có 5 121 sinh viên. Hỏi trong trường X có khoảng bao nhiêu sinh viên có nhóm máu khác nhóm máu O?
Đáp án đúng là: A
Trong 108 sinh viên tham gia hiến máu, có 108 – 61 = 47 sinh viên có nhóm máu khác nhóm máu O.
Xác suất của biến cố “Một sinh viên có nhóm máu khác nhóm máu O” được ước lượng là .
Gọi k là số sinh viên trường X có nhóm máu khác nhóm máu O.
Ta có .
Vậy có khoảng 2 229 sinh viên trường X có nhóm máu khác nhóm máu O.
Câu 8:
22/07/2024Một túi chứa một số tấm thẻ màu xanh và đỏ có cùng kích thước và khối lượng. Thy lấy ra ngẫu nhiên 1 thẻ, xem màu rồi trả lại túi. Lặp lại hành động đó 80 lần, Thy thấy có 31 lần lấy được thẻ màu xanh. Biết tổng số thẻ trong túi là 20. Trong túi có khoảng bao nhiêu thẻ màu đỏ?
Đáp án đúng là: B
Trong 80 lần thử, có 80 – 31 = 49 lần lấy được thẻ màu đỏ.
Xác suất của biến cố “Thẻ lấy được màu đỏ” được ước lượng khoảng .
Gọi k là số thẻ màu đỏ trong túi.
Ta có .
Vậy có khoảng 12 thẻ màu đỏ trong túi.
Câu 9:
17/07/2024Một xưởng sản xuất hàng may mặc, kiểm tra chất lượng của 200 sản phẩm. Kết quả được ghi trong bảng sau:
Số lỗi |
0 |
1 |
> 1 |
Số sản phẩm |
148 |
38 |
14 |
Hỏi trong lô hàng gồm 1 000 sản phẩm thì có khoảng bao nhiêu sản phẩm bị lỗi?
Đáp án đúng là: D
Trong 200 sản phẩm được kiểm tra, số sản phẩm bị lỗi là 38 + 14 = 52.
Xác suất một sản phẩm bị lỗi là .
Gọi k là số sản phẩm bị lỗi trong lô hàng.
Ta có .
Vậy có khoảng 260 sản phẩm bị lỗi trong lô hàng.
Câu 10:
22/07/2024Một cửa hàng tạp hóa bán 5 loại bột giặt: Omo, Tide, Aba, Ariel và Surf. Tháng vừa qua cửa hàng bán được tổng cộng 52 túi bột giặt. Bảng thống kê ghi lại số túi bán được của mỗi loại như sau:
Loại bột giặt |
Omo |
Tide |
Aba |
Ariel |
Surf |
Số túi |
17 |
10 |
6 |
11 |
8 |
Giả sử tháng tiếp theo cửa hàng bán được 80 túi bột giặt. Dự đoán số túi bột giặt Omo và Tide cửa hàng bán được là:
Đáp án đúng là: C
Trong tháng vừa qua trong 52 túi bột giặt bán được, có 17 + 10 = 27 túi Omo và Tide.
Xác suất tiêu thụ Omo và Tide của cửa hàng được ước lượng khoảng .
Gọi k là số túi bột giặt Omo và Tide cửa hàng bán được trong tháng tiếp theo.
Ta có .
Vậy dự đoán có khoảng 42 túi bột giặt Omo và Tide cửa hàng bán được trong tháng tiếp theo.
Bài thi liên quan
-
Dạng 1:Xác định các kết quả có thể của hành động, thực nghiệm
-
10 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Dạng 2: Xác định các kết quả thuận lợi cho một biến cố liên quan tới hành động, thực nghiệm
-
10 câu hỏi
-
0 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Toán 8 KNTT Bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi (365 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 KNTT Bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số (249 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 KNTT Bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng (800 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 18: Thu thập và phân loại dữ liệu (780 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 15. Định lí Thalès trong tam giác (583 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ (550 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 39. Hình chóp tứ giác đều (500 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 38. Hình chóp tam giác đều (449 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 25. Phương trình bậc nhất một ẩn (388 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 6. Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu (352 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ (317 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 16. Đường trung bình của tam giác (316 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 8 Bài 9. Phân tích đa thức thành nhân tử (296 lượt thi)