Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 Ôn tập chương 8 có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Ôn tập chương 8 có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Ôn tập chương 8 có đáp án

  • 245 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Cho hình vẽ như bên dưới. Khi đó:

Cho hình vẽ như bên dưới. Khi đó: A. AE là đường trung trực của BC;                   (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: A cách đều hai điểm B và C (AB = AC).

E cách đều hai điểm B và C (EB = EC).

Do đó AE là đường trung trực của BC (tính chất của đường trung trực).


Câu 2:

23/07/2024

Cho tam giác ABC nhọn có đường trung trực AD với D nằm trên BC. Khi đó:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác ABC nhọn có đường trung trực AD với D nằm trên BC. Khi đó: (ảnh 1)

Xét ∆ABD và ∆ACD cùng vuông tại D có:

AD là cạnh chung;

BD = DC (D là trung điểm của BC).

Do đó ∆ABD = ∆ACD (hai cạnh góc vuông)

Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng).

Do đó tam giác ABC cân tại A.

Ta có: BAD^ = DAC^ (∆ABD = ∆ACD).

Do đó AD là tia phân giác góc BAC^ .

Do vậy cả 2 đáp án A và B đều đúng.


Câu 3:

22/07/2024

Cho hai điểm D và E nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Cho  = 20°. Số đo DBE^ bằng :

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho hai điểm D và E nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Cho  = 20°. (ảnh 1)

D nằm trên đường trung trực của AB nên DA = DB (tính chất của đường trung trực).

E nằm trên đường trung trực của AB nên EA = EB (tính chất của đường trung trực).

Xét ∆DEA và ∆DEB có:

DA = DB (cmt);

EA = EB (cmt);

DE là cạnh chung.

Do đó ∆DEA = ∆DEB (c.c.c)

Suy ra DAE^  = DBE^  = 20°.

Vậy DBE^  = 20°.


Câu 4:

18/07/2024

Cho ∆ABC có E và D lần lượt là trung điểm của AB và BC. Từ E và D kẻ đường trung trực cắt nhau tại O. Cho F là trung điểm của AC. Khi đó:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho ∆ABC có E và D lần lượt là trung điểm của AB và BC. Từ E và D kẻ đường (ảnh 1)

Xét ∆ABC có:

OE là đường trung trực của AB (gt);

OD là đường trung trực của BC (gt);

OE và OD cắt nhau tại O.

Do đó O là trực tâm của ∆ABC.

Mà F là trung điểm của AC.

Nên OF là đường trung trực của AC.

Vậy đáp án B và C đều đúng.


Câu 5:

18/07/2024

Trong khu dân cư có ba điểm dân cư D, E, F người ta muốn xây một công viên H cách đều cả ba điểm dân cư (như hình vẽ).

Trong khu dân cư có ba điểm dân cư D, E, F người ta muốn xây một công viên H cách (ảnh 1)

Khi đó vị trí của H là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Gọi ba điểm dân cư D, E, F là ba đỉnh của ∆DEF

Trong khu dân cư có ba điểm dân cư D, E, F người ta muốn xây một công viên H cách (ảnh 2)

Để công viên H cách đều ba điểm dân cư thì H phải cách đều ba đỉnh của ∆DEF.

Do đó H là giao điểm của ba đường trung trực trong ∆DEF.


Câu 6:

23/07/2024

Cho tam giác ABC có E, F lần lượt là trung điểm của AB và BC. Cho O cách đều ba đỉnh của tam giác ABC. Khi đó:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC có E, F lần lượt là trung điểm của AB và BC. Cho O cách đều ba đỉnh (ảnh 1)

Xét ∆ABC có điểm O cách đều ba đỉnh của tam giác ABC.

Do đó O là giao điểm của ba đường trung trực của ∆ABC.

Mà E là trung điểm của AB.

Nên OE là đường trung trực của AB.

Vậy OE vuông góc với AB tại E.


Câu 7:

23/07/2024

Cho tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của BC và AC, AM và BN cắt nhau tại G. Tỉ số AGAM bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của BC và AC, AM và BN cắt nhau tại G. (ảnh 1)

Xét ∆ABC có:

AM là đường trung tuyến (M là trung điểm của BC);

BN là đường trung tuyến (N là trung điểm của AC).

AM và BN cắt nhau tại G.

Do đó G là trọng tâm của ∆ABC.

Suy ra AGAM=23  GMAM=13 .

Ta có: AGAM:GMAM=AGAM=23:13 = 2.

Vậy AGAM  = 2.


Câu 8:

21/07/2024

Cho tam giác ∆ABC cân tại A có hai đường trung tuyến BH và CK cắt nhau tại G. Biết BG = 6 cm. Độ dài đoạn thẳng CK bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ∆ABC cân tại A có hai đường trung tuyến BH và CK cắt nhau tại G. (ảnh 1)

Ta có: ∆ABC cân tại A.

Suy ra AB = AC mà AB = 2AK; AC = 2AH.

Do đó 2AK = 2AH hay AK = AH.

Xét ∆ABH và ∆ACK có:

A^ là góc chung;

AB = AC (∆ABC cân tại A);

AK = AH (cmt).

Do đó ∆ABH = ∆ACK (c.g.c).

Suy ra CK = BH (hai cạnh tương ứng).

Mà CK = 32 CG ; BH = 32 BG (G là trọng tâm của ∆ABC).

Nên 32 CG = 32 BG hay CG = BG = 6 (cm).

Do vậy BH = 32 . 6 = 9 (cm).

Vậy độ dài đoạn thẳng BH bằng 9 cm.


Câu 9:

22/07/2024

Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AD và CE cắt nhau tại G. Đường thẳng BG cắt AC tại F. Cho AC = 10 cm. Độ dài đoạn thẳng AF bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AD và CE cắt nhau tại G. Đường thẳng BG (ảnh 1)

Xét ∆ABC có:

AD là đường trung tuyến (gt);

BE là đường trung tuyến (gt).

AD và BE cắt nhau tại G.

Do đó G là giao điểm của ba đường trung tuyến của tam giác ABC.

Suy ra BG là đường trung tuyến của ∆ABC.

Nên F là trung điểm của AC.

Ta có: AF = AC2 =102  = 5 (cm)

Vậy độ dài đoạn thẳng AF bằng 5 cm.


Câu 10:

18/07/2024

Cho tam giác DEF vuông tại E. Trên tia DE lấy điểm M sao sao DM = DF. Tia phân giác của góc D^  cắt EF tại H . Khi đó:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác DEF vuông tại E. Trên tia DE lấy điểm M sao sao DM = DF. (ảnh 1)

Gọi I là giao điểm của DH và MF.

G là giao điểm của MH và DF.

Xét ∆DMI và ∆DFI ta có:

MD = MF (gt);

 MDI^= IDF^ (DI là tia phân giác góc MDF);

DI là cạnh chung.

Do đó ∆DMI = ∆DFI (c.g.c).

Suy ra  MID^= IDF^  ( hai góc tương ứng) .

Do đó  MID^= IDF^ =180o2=90°.


Câu 11:

18/07/2024

Cho tam giác ABC có đường cao BE và trực tâm K. Gọi H là giao điểm của AK và BC. Từ C kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt AB tại D. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ABC có đường cao BE và trực tâm K. Gọi H là giao điểm của AK và (ảnh 1)

 

Xét ∆ABC có:

K là trực tâm (gt);

AK cắt BC tại H (gt).

Do đó AH là đường cao của ∆ABC.

Suy ra AH BC tại H.

Mà CD BC tại C.

Nên CD // AH.


Câu 12:

22/07/2024

Cho hình vẽ như bên dưới. Biết AH = 6 cm, BC = 8 cm.

Cho hình vẽ như bên dưới. Biết AH = 6 cm, BC = 8 cm. Diện tích tam giác ABC bằng: (ảnh 1)

Diện tích tam giác ABC bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho hình vẽ như bên dưới. Biết AH = 6 cm, BC = 8 cm. Diện tích tam giác ABC bằng: (ảnh 2)

 

Xét ∆ABC cân tại A có AH là đường trung tuyến (H là trung điểm của BC).

Do đó AH cũng là đường cao của ∆ABC.

SABC =AH.BC2=6.82=482= 24 (cm2).

Vậy diện tích tam giác ABC bằng 24 cm2.


Câu 13:

22/07/2024

Cho ∆ABC cân tại A có hai đường phân giác từ góc B và góc C cắt nhau tại G. Cho góc BAC^ = 40°. Số đo BGC^  bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho ∆ABC cân tại A có hai đường phân giác từ góc B  và góc C cắt nhau tại G. (ảnh 1)

Ta có: ABC^ = ACB^ ( ∆ABC cân tại A);

ABC^+ABC^+ BAC^ = 180° (tổng ba góc trong tam giác).

Do đó ABC^=ACB^ = 180°BAC^2 = 180°40o2 =140°2 = 70°.

Ta có: ABC^ =ACB^ .

 GBC^= 12ABC^ (BG là tia phân giác góc ABC^ ).

 GCB^12ACB^ ( CG là tia phân giác góc ACB^ ).

Do đó GBC^ =GCB^ = 12 ABC^  = 12 . 70° = 45°.

Ta có : GBC^ + GCB^ + BGC^ = 180° (tổng ba góc trong tam giác).

 GBC^= GCB^= 45° (cmt).

Do đó BGC^ = 180° 45° 45° = 90°.

Vậy  BGC^= 90°.


Câu 14:

22/07/2024

Cho ∆ABC cân tại A. Gọi G là trọng tâm, I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác đó. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho ∆ABC cân tại A. Gọi G là trọng tâm, I là điểm nằm trong tam giác và cách đều (ảnh 1)

Gọi M là giao điểm của AI và BC.

Do I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác ABC nên I thuộc các đường phân giác của tam giác ABC.

Do đó I thuộc đường phân giác AM của .

∆ABC cân tại A nên đường phân giác AM cũng là đường trung tuyến của ∆ABC.

Suy ra I thuộc đường thẳng AM.

Do G cũng thuộc AM (G là trọng tâm ∆ABC).

Do đó ba điểm A, G, I thẳng hàng.


Câu 15:

23/07/2024

Một hòn đảo bị chia cắt bởi đường bờ biển tạo thành một hình tam giác. Các đường bờ biển được kí hiệu là các đường m, n, p (như hình vẽ). Người ta đặt một ngọn hải đăng trên hòn đảo để quan sát xung quanh. Vị trí của hải đăng để khoảng cách từ đó đến 3 đường bờ biển bằng nhau là:

Một hòn đảo bị chia cắt bởi đường bờ biển tạo thành một hình tam giác. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Một hòn đảo bị chia cắt bởi đường bờ biển tạo thành một hình tam giác. (ảnh 2)

Gọi A, B, C là giao điểm của các đường bờ biển.

Gọi D là vị trí ngọn hải đăng cần đặt.

Để hải đăng cách đều ba đường bở biển thì D phải cách đều ba cạnh AB, BC và AC.

Khi đó D là giao điểm ba đường phân giác của ΔABC.

Vậy vị trí của hải đăng để khoảng cách từ đó đến ba đường bờ biển bằng nhau là giao điểm ba đường phân giác của tam giác.


Câu 16:

18/07/2024

Cho tam giác MNP có số đo như hình vẽ:

Cho tam giác MNP có số đo như hình vẽ:  Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các (ảnh 1)

Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

(I).  M^= 80°.

(II). Tam giác MNP là tam giác nhọn.

(III). Tam giác MNP là tam giác vuông.

(IV). NP là cạnh huyền của tam giác MNP.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Áp dụng định lý về tổng số đo ba góc của tam giác ta có:

 M^+ N^  + P^  = 180°

Suy ra M^  = 180° − N^  P^  = 180° − 37° − 53° = 90°

Suy ra tam giác MNP vuông tại M

Ta có cạnh NP là cạnh đối diện với góc vuông M nên NP là cạnh huyền

Suy ra các khẳng định (III), (IV) đúng. Các khẳng định (I), (II) sai.

Vậy có 2 khẳng định đúng.


Câu 17:

18/07/2024

Tính số đo x trong hình sau:

Tính số đo x trong hình sau:  A. 38độ ;  B. 52 độ;  C. 36 độ;  D. 62 độ. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: HGK^ + KGI^  =HGI^

Suy ra KGI^  =  HGI^  HGK^  = 90° − 38° = 52°

Vì tam giác GKI vuông tại K nên KGI^  + GIK^  = 90°

Suy ra GIK^  = 90° − KGI^  = 90° − 52° = 38°

Vậy x = 38°.


Câu 18:

20/07/2024

Trong các bộ ba đoạn thẳng dưới đây, bộ ba nào có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

+ Xét bộ ba: 2 cm; 3 cm; 6 cm

Ta có 2 cm + 3 cm = 5 cm < 6 cm

Suy ra bộ ba đoạn thẳng có độ dài: 2 cm; 3 cm; 6 cm không lập thành một tam giác.

+ Xét bộ ba: 3 cm; 6 cm; 3 cm

Ta có 3 cm + 3 cm = 6 cm

Suy ra bộ ba đoạn thẳng có độ dài: 3 cm; 6 cm; 3 cm không lập thành một tam giác.

+ Xét bộ ba: 3 cm; 4 cm; 5 cm

Ta có: 4 cm – 3 cm < 5 cm < 4 cm + 3 cm.

Suy ra bộ ba đoạn thẳng có độ dài: 3 cm; 4 cm; 5 cm lập thành một tam giác.

+ Xét bộ ba: 5 cm; 6 cm; 7 dm

Ta có 7 dm = 70 cm.

Vì 5 cm + 6 cm < 70 cm.

Suy ra bộ ba đoạn thẳng có độ dài: 5 cm; 6 cm; 7 dm không lập thành một tam giác.


Câu 19:

22/07/2024

Cho tam giác ABC có AB = 2, BC = 8 cm. Biết độ dài cạnh AC là một số nguyên tố. Chu vi tam giác ABC là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Gọi độ dài cạnh AC là x (x > 0) (cm)

Từ bất đẳng thức trong tam giác, ta có: BCAB < AC < BC + AB

Suy ra 82 < x < 8 + 2

Suy ra 6 < x < 10

Suy ra x {7; 8; 9}

Vì x là một số nguyên tố

Suy ra x = 7

Suy ra AC = 7 (cm)

Chu vi tam giác ABC bằng:

AB + AC + BC = 2 + 7 + 8 = 17 (cm).

Vậy chu vi tam giác ABC là 17 cm.


Câu 20:

18/07/2024

Cho ∆ABC = ∆MNP. Biết AB = 7 cm, MP = 10 cm và chu vi của tam giác 24 cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hướng dẫn giải

Ta có ∆ABC = ∆MNP nên AB = MN = 7cm, AC = MP = 10cm, BC = NP (các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác ABC là: AB + AC + BC = 24 (cm).

Nên BC = 24 – (AB + AC)

= 24 – (7 + 10) = 24 – 17 = 7 (cm).

Suy ra NP = BC = 7 cm.

Vậy MN = 7 cm; AC = 10 cm; BC = NP = 7 cm.


Câu 21:

18/07/2024

Tính số đo x trên hình vẽ sau:

Tính số đo x trên hình vẽ sau: (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hướng dẫn giải

Ta có tam giác ABC cân tại A (vì AB = AC) có A^ = 40° .

nên B^ = ACB^ =180°402= 70°.

Ta có ACB^ + ACD^  = 180° (hai góc kề bù).

suy ra ACD^  = 180° −  ACB^= 180° − 70° = 110°.

Ta lại có tam giác CAD cân tại C (vì CA = CD) có ACD^  = 110°.

Nên x = CDA^ = CAD^ = 180°110°2 = 35°.

Vậy x = 35°.


Câu 22:

18/07/2024

Cho tam giác ABC cân tại A có A^  = 2α. Tính số đo góc B theo α.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hướng dẫn giải

Do tam giác ABC cân tại A nên B^=C^ .

Xét tam giác ABC có:

 A^+B^+C^= 180° (tổng ba góc trong một tam giác).

 B^+C^= 180° −A^

Nên B^ =C^ =180°A^2

=180°2α2 = 90° − α.

Vậy B^ = 90° − α.


Câu 23:

18/07/2024

Cho ∆ABC A^+B^= ∆DEF. Biết  E^= 130°, = 55°. Tính A^,  C^,  D^,  F^ .

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hướng dẫn giải

Ta có ∆ABC = ∆DEF nên: A^=D^;  F^=C^;  B^=E^ = 55°.

Xét tam giác ABC có:

A^+B^ = 130° (gt)

Suy ra A^ = 130° − B^= 130° − 55° = 75°.

Lại có A^+B^+C^  = 180°.

Suy ra C^ = 180° − (A^+B^)  = 180° − 130° = 50°.

Vậy A^=D^ = 75°, F^=C^ = 50°.


Câu 24:

22/07/2024

Trong tam giác ABC có AH vuông góc với BC (H BC). Chọn câu sai.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hướng dẫn giải

Trong tam giác ABC có AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Chọn câu sai. (ảnh 1)

Trong tam giác ABC có AH là đường vuông góc và BH; CH là hai hình chiếu.

Khi đó:

+ Nếu AB < AC thì BH < HC (câu A đúng);

+ Nếu AB > AC thì BH > HC (câu B sai);

+ Nếu AB = AC thì BH = HC (câu C đúng);

+ Nếu BH > HC thì AB > AC (câu D đúng).


Câu 25:

22/07/2024

Quan sát hình bên dưới. Có các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ O xuống đường thẳng c, trong số các đường này đường nào ngắn nhất?

Quan sát hình bên dưới. Có các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ O xuống đường (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hướng dẫn giải

Ta có: OP là đường vuông góc. OM, ON, OP, OQ, OR là các đường xiên.

Vì thế trong số các đường này, OP ngắn nhất.


Câu 26:

18/07/2024

Cho tam giác ABC vuông tại A có ABC^  = 60°, H là trung điểm của BC. Từ H kẻ đường vuông góc với BC cắt AC tại K. Tính KBH^ .

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ABC vuông tại A có góc ABC= 60 độ, H là trung điểm của BC. Từ H kẻ đường (ảnh 1)

Xét ∆KHB và ∆KHC cùng vuông tại H có:

KH là cạnh chung;

HB= HC (H là trung điểm của BC).

Do đó ∆KHB = ∆KHC (hai cạnh góc vuông).

Suy ra  KBH^= KCH^  (hai góc tương ứng).

Ta có : ABC^ + ACB^= 90° (∆ABC vuông tại A) .

Suy ra ACB^ = 90° ABC^  = 90° − 60° = 30°.

Ta có: KCH^ = ACB^= 30°( K Î AC; H Î BC);

 KBH^=  KCH^(cmt).

Suy ra KBH^ = 30°.


Câu 27:

23/07/2024

Cho tam giác ∆ABC có A^  là góc tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O. Đường tròn tâm O bán kính OA đi qua điểm:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ∆ABC có góc A là góc tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau (ảnh 1)

Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC.

Xét ∆ABC có:

OM là đường trung trực của AB;

ON là đường trung trực của AC;

OM và ON cắt nhau tại O.

Suy ra O cách đều ba đỉnh ∆ABC.

Do đó OA = OB = OC

Vậy đường tròn tâm O bán kính OA đi qua các điểm B và C.


Câu 28:

22/07/2024

Cho tam giác ∆ABC có M và N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Từ M và N vẽ 2 đường trung trực cắt nhau tại O. Biết đường tròn tâm O bán kính OA có đường kính bằng 8 cm. Độ dài đoạn thẳng OB bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ∆ABC có M và N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Từ M và N (ảnh 1)

Xét ∆ABC có:

OM là đường trung trực của AB (gt);

ON là đường trung trực của BC (gt);

OM và ON cắt nhau tại O.

Do đó O cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Suy ra OA = OB = OC.

Ta có: Đường tròn tâm O bán kính OA có đường kính bằng 8 cm.

Suy ra: OA = 4 (cm).

Mà OA = OB (cmt).

Nên OB = 4 (cm).

Vậy độ dài đoạn thẳng OB bằng 4 cm.


Câu 29:

23/07/2024

Cho tam giác ∆ABC có đường trung tuyến BD bằng đường trung tuyến CF. Khi đó tam giác ∆ABC là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác ABC có đường trung tuyến BD bằng đường trung tuyến CF. (ảnh 1)

 

Xét ∆ABC có:

BE là đường trung tuyến (E là trung điểm của AC);

CF là đường trung tuyến (F là trung điểm của AB);

BE và CF cắt nhau tại G.

Do đó G là trọng tâm của ∆ABC.

Suy ra BGBD=23 CGCF=23

mà BD = CF (gt) nên BG = CG.

Do vậy FG = GD.

Xét ∆FGB và ∆DGC có:

BG = CG (cmt);

FG = GD (cmt);

FGB^ = DGC^ ( hai góc đối đỉnh).

Do đó ∆FGB = ∆DGC (c.g.c).

Suy ra BF = DC (hai cạnh tương ứng)

Ta có : AB = 12  BF (F là trung điểm của AB);

AC= 12 DC ( D là trung điểm của AC);

BF = DC (cmt).

Do đó AB = AC.

Vậy ∆ABC là tam giác cân tại A.


Câu 30:

22/07/2024

Cho hình vẽ như bên dưới. Biết đường kính của đường tròn nằm trong tam giác là 8 cm. Độ dài của GK bằng:

Cho hình vẽ như bên dưới. Biết đường kính của đường tròn nằm trong tam giác là 8 cm. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Xét ΔABC có G là giao điểm của ba đường phân giác.

Do đó G là tâm của đường tròn ngoại tiếp có bán kính GK.

Suy ra GK = 8 : 2 = 4 (cm).

Vậy độ dài đoạn thẳng GK bằng 4 cm.


Bắt đầu thi ngay