Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 Bài 9 (có đáp án): Dấu hiệu chia hết cho 9

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 9 (có đáp án): Dấu hiệu chia hết cho 9

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 9 (Thông hiểu)

  • 376 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết phát biểu nào là đúng.

Xem đáp án

Ta có 1 + 9 + 5 + 3 = 18 chia hết cho 9 nên 1 953 chia hết cho 9, nhưng 1 + 9 + 7 + 5 = 22 không chia hết cho 9 nên 1 975 không chia hết cho 9.

Suy ra 1 953 + 1 975 không chia hết cho 9. Do đó A sai.

2 020 và 938 là số có chữ số tận cùng lần lượt là 0 và 8 nên cả hai số đều chia hết cho 2.

Suy ra 2 020 – 938 chia hết cho 2. Do đó B đúng.

Ta có 1 942 có tận cùng là 2 không chia hết cho 5, còn 1 930 có tận cùng là 0 nên chia hết cho 5. Như vậy 1 942 – 1 930 không chia hết cho 5. Do đó C sai.

Ta có 2 + 2 + 2 + 5 = 11 không chia hết cho 3, 1 + 1 + 1 + 3 = 6 chia hết cho 3.

Suy ra 2 225 + 1 113 chia hết cho 3. Do đó D sai.

Chọn B.


Câu 2:

Tìm x, y để số 3 x 5 y¯ vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 9

Xem đáp án

Để số đó chia hết cho 5 thì chữ số tân cùng là 0 hoặc 5.

+) y = 0

Khi đó số đã cho là 3x50¯ có tổng các chữ số: 3 + x + 5 + 0 = 8 + x.

Để số này chia hết cho 9 thì 8 + x phải chia hết cho 9.

Suy ra x = 1, x = 10, …

Vì x và y là các chữ số nên x và y thuộc {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} nên x = 1.

Vậy x =1; y = 0.

+) y = 5

Khi đó số đã cho là 3x55¯ có tổng các chữ số: 3 + x + 5 + 5 = 13 + x.

Để số này chia hết cho 9 thì 13 + x phải chia hết cho 9.

Suy ra x = 5, x = 14, …

Vì x và y là các chữ số nên x và y thuộc {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} nên x = 5.

Vậy x = 5, y = 5.

Chọn C.


Câu 3:

Dùng ba chữ số 3; 0; 4 để viết các số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 2. Hỏi có bao nhiêu số như vậy

Xem đáp án

Số chia hết cho 2 thì chữ số tận cùng chỉ có thể là 0 hoặc 4.

Nên các số ba chữ số khác nhau lập từ ba chữ số 3; 0; 4 mà chia hết cho 2 là: 304; 340.

Vậy có 2 số như vậy.

Chọn C.


Câu 4:

Từ các chữ số 5; 0; 4; 2. Viết các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau sao cho mỗi số đó chia hết cho 3.

Xem đáp án

Ta có: 5 + 0 +  4 = 9 chia hết cho 3 nên các số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 3 lập từ ba chữ số này là: 504; 540; 405; 450.

Ta có: 0 + 4 + 2 = 6 chia hết cho 3 nên các số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 3 lập từ ba chữ số này là: 402; 420; 240; 204.

Vậy có tất cả 8 số.

Chọn D.


Câu 5:

Cho số 32a3¯. Ta có thể thay a bởi bao nhiêu chữ số để số 32a3¯ chia hết cho 3.

Xem đáp án

Ta có: 3 + 2 + a + 3 = 8 + a.

Để số 32a3¯ chia hết cho 3 thì 8 + a phải chia hết cho 3.

Suy ra a = 1; a = 4.

Vậy có 2 giá trị của a để số 32a3¯ chia hết cho 3.

Chọn C.


Câu 6:

Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I) Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2.

II) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là 4.

III) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0.

IV) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 5.

Xem đáp án

Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2. Suy ra (I) đúng.

Số chia hết cho 2 có thể có chữ số tận cùng là các số 0; 2; 4; 6; 8 không nhất thiết là số 4. Suy ra (II) sai.

Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0. Suy ra (III) đúng.

Số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 không chỉ mỗi số 5. Suy ra (IV) sai.

Vậy có 2 phát biểu đúng.

Chọn B.


Bắt đầu thi ngay