Trang chủ Lớp 4 Toán Trắc nghiệm Toán 4 Bài 6: (có đáp án) hình bình hành - diện tích hình bình hành

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 6: (có đáp án) hình bình hành - diện tích hình bình hành

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 6: (có đáp án) hình bình hành - diện tích hình bình hành

  • 165 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

03/07/2024

Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

Xem đáp án

Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất và hình thứ tư từ trên xuống có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên các hình đó là hình bình hành.


Câu 2:

18/07/2024

Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành đó là

Xem đáp án

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Do đó, bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h thì diện tích hình bình hành đó được tính theo công thức:  

S=a×h


Câu 8:

12/11/2024

Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Diện tích khu rừng đó là:

Xem đáp án

Lời giải

*Phương pháp giải:

- Tính độ dài đáy ta lấy chiều cao nhân với 2.

- Tính diện tích khu rừng đó ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao.

*Lý thuyết:

1. Phép nhân hai số tự nhiên

            a x b = c

(thừa số) x (thừa số) = (tích)

Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60

Quy ước:

+ Trong một tích, ta có thể thay dấu nhân “x” bằng dấu chấm “.”

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:

+ Giao hoán:             a . b = b . a

+ Kết hợp:                 (a . b) . c = a . (b . c)

+ Nhân với số 1:       a . a = 1 . a = a

+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a . (b + c) = a. b + a . c

a . (b – c) = a . b – a . c

Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:

a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)

Xem thêm

TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép nhân, phép chia các số tự nhiên (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6 

Lý thuyết Phép nhân và phép chia các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều 

 

 


Câu 12:

21/07/2024

Một mảnh vườn dạng hình bình hành có tổng độ dài của chiều cao và độ dài đáy là 233m, chiều cao kém độ dài đáy 17m. Người ta trồng ngô trên mảnh vườn đó, tính ra cứ 100m2 thì thu được 60kg ngô. Hỏi đã thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô trên mảnh vườn đó?

Xem đáp án

Ta có sơ đồ:

Độ dài đáy của mảnh vườn đó là:

            (233+17):2=125(m)

Chiều cao của mảnh vườn đó là:

            125−17=108(m)

Diện tích mảnh vườn đó là:

            125×108=13500(m2)

13500m2 gấp 100m2 số lần là:

            13500:100=135 (lần)

Trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được số ki-lô-gam ngô là:

            60×135=8100(kg)

            8100kg=81 tạ

                                       Đáp số: 81 tạ

Đáp án A


Câu 13:

22/07/2024

Điền số thích hợp vào ô trống:

Biết hình bình hành ABCD có AB = 35cm và BC = 30cm, đường cao AH = 42cm.

Vậy độ dài đường cao AK tương ứng với cạnh BC là?

Xem đáp án

Vì ABCD là hình bình hành nên AB=CD=35cm.

Diện tích hình bình hành đó là:

           35×42=1470(cm2)

Độ dài đường cao AK là:        

           1470:30=49(cm)

                                 Đáp số: 49cm.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 49


Câu 14:

12/11/2024

Điền số thích hợp vào ô trống:

Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy 145m, chiều cao kém độ dài đáy 29m. Người ta dự định dùng 1/4 diện tích đất để trồng xoài, diện tích còn lại dùng để trồng cam.

Vậy diện tích đất trồng cam là ... m2 

Xem đáp án

Lời giải

Chiều cao của mảnh vườn đó là:

            145−29=116(m)

Diện tích mảnh vườn đó là:

            145×116=16820(m2)

Diện tích đất để trồng xoài là:

            16820:4=4205(m2)

Diện tích đất để trồng cam là:

            16820−4205=12615(m2)

                                    Đáp số: 12615m2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 12615.

*Phương pháp giải:

Tính chiều cao của mảnh vườn

Tính diện tích mảnh vườn

Tính diện tích để trồng xoài 

Tính diện tích trồng cam

*Lý thuyết:

Phép trừ hai số tự nhiên

                a – b = c     (a  b)

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

Ví dụ: 12 – 7 = 5; 23 – 3 = 20

 2. Lưu ý

+ Nếu a – b = c thì a = b + c và b = a – c.

+ Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.

Xem thêm

Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều 

 


Bắt đầu thi ngay