Trắc nghiệm Sử 10 Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án
Trắc nghiệm Sử 10 Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án
-
271 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/11/2024Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
Đáp án đúng là: A
Lịch sử cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
→ A đúng
- B sai vì lịch sử tập trung nghiên cứu quá khứ xã hội loài người và các sự kiện liên quan đến con người.
- C sai vì tri thức lịch sử giúp con người hiểu và rút kinh nghiệm từ quá khứ, chứ không trực tiếp thay đổi hiện thực lịch sử đã xảy ra; nhận thức lịch sử chỉ có thể được nâng cao, không thay đổi sự thật lịch sử.
- D sai vì tri thức lịch sử không trực tiếp thay đổi cuộc sống xã hội mà giúp con người rút ra bài học và hiểu rõ hơn về quá khứ để cải thiện tương lai. Nó ảnh hưởng gián tiếp qua việc hình thành nhận thức và quyết định.
Giúp hiểu rõ nguồn gốc, quá trình phát triển và các quy luật của xã hội. Qua lịch sử, con người rút ra bài học kinh nghiệm từ những thành công và sai lầm của quá khứ để định hướng hành động trong hiện tại và tương lai. Lịch sử còn giúp nâng cao tinh thần yêu nước, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc. Đồng thời, tri thức lịch sử góp phần làm phong phú thêm nhận thức về thế giới, khơi dậy ý thức trách nhiệm với xã hội, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, hòa bình và hợp tác toàn cầu.
- Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:
+ Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
Câu 2:
19/07/2024Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?
Đáp án đúng là: D
- Từ thuở xa xưa, con người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đồng thời, họ cũng luôn tìm cách lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống, tri thức, khát vọng,… bằng nhiều hình thức khác nhau như khắc họa trên vách đá, đồ vật; gửi gắm trong sử thi; thực hành nghi lễ; lập gia phả; về sau còn có các ghi chép lịch sử, thư tịch và công trình nghiên cứu lịch sử. (SGK - Trang 15)
Câu 3:
29/10/2024Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta
Đáp án đúng là: B
- Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
+ Chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử vì những nguyên nhân sau:
+ Lịch sử cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích về quá khứ của chính mình và xã hội loài người. Nhờ đó, chúng ta biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
+ Hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi để tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng, dân tộc. (SGK - Trang 16).
→ B đúng.A,C,D sai.
* Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử
- Thu thập sử liệu:
+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…
+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…
- Xử lí thông tin và sử liệu:
+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được
+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử
+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu
+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá
+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…
2.3. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.
- Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.
- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.
=> Như vậy: Tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 4:
08/11/2024“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101)
Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Căn cứ vào cụm từ khóa “đều dùng làm gương răn cho đời sau”, có thể khẳng định nhận định trên đề cập đến ý nghĩa giúp con người đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ của tri thức lịch sử.
*Tìm hiểu thêm: "Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử"
- Cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ tìm hiểu tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.
- Lịch sử cung cấp những hiểu biết về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.
- Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Câu 5:
21/11/2024Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần hiểu biết và vận dụng tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng trong tương lai.
- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn, do đó cần tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung và làm giàu tri thức lịch sử.
*Tìm hiểu thêm: "Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử"
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà, trên từng con phố, trong mỗi bản làng,...
- Nếu muốn, em có thể tìm hiểu:
+ Những nhà thờ, đình làng, chùa, đền, miếu ở quê em được xây dựng khi nào? Ai xây dựng nên chúng? Ai được thờ trong đó?...
+ Ngay cả ngôi trường của các em nữa: ngôi trường này được xây dựng từ bao giờ? Tại sao lại có tên như vậy? Hiệu trưởng đầu tiên là ai? Những học sinh nổi tiếng của trường là ai?...
+ Khi tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,... cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Câu 6:
23/09/2024Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội; tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,...
→ B đúng.A,C,D sai.
* Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử
- Thu thập sử liệu:
+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…
+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…
- Xử lí thông tin và sử liệu:
+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được
+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử
+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu
+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá
+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…
2.3. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.
- Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.
- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.
=> Như vậy: Tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Cánh diều
Câu 7:
19/07/2024Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là
Đáp án đúng là: A
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.
Câu 8:
18/10/2024Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
Đáp án đúng là: C
Có nhiều hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử như tham quan các bảo tàng, khu tưởng niệm, các di tích, đọc sách, truyện, xem phim lịch sử, nghe các bài hát lịch sử,...
C đúng
- A sai vì sách cung cấp thông tin chi tiết, phân tích sâu sắc về các sự kiện, nhân vật và bối cảnh lịch sử, giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá khứ. Ngoài ra, sách lịch sử thường được viết bởi các chuyên gia, đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin, từ đó hỗ trợ quá trình nghiên cứu và học tập hiệu quả hơn.
- B sai vì nó cho phép người học trực tiếp trải nghiệm và quan sát những hiện vật, công trình, và bối cảnh lịch sử, từ đó tạo ra sự kết nối sống động với quá khứ. Điều này giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết về lịch sử một cách sinh động hơn, vượt ra ngoài thông tin lý thuyết.
- D sai vì âm nhạc có khả năng truyền tải thông điệp một cách cảm xúc và dễ nhớ, giúp người nghe tiếp cận và ghi nhớ các sự kiện và nhân vật lịch sử. Ngoài ra, những bài hát này thường phản ánh quan điểm và cảm xúc của thời đại, tạo ra một bối cảnh sống động cho việc hiểu biết về quá khứ.
Thể loại phim này thường tập trung vào các yếu tố giả tưởng, tưởng tượng và không chính xác về mặt lịch sử. Mặc dù phim khoa học viễn tưởng có thể có những chủ đề lịch sử hoặc tham khảo các sự kiện lịch sử, nhưng chúng thường xuyên xuyên tạc, biến tấu hoặc tạo ra những câu chuyện hư cấu để phục vụ cho mục đích giải trí.
Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc nhận thức sai lệch về các sự kiện, nhân vật và bối cảnh lịch sử thực sự. Trong khi xem phim viễn tưởng có thể kích thích trí tưởng tượng và tạo ra sự quan tâm đến lịch sử, thì việc học lịch sử cần dựa trên các nguồn tài liệu chính xác, như sách, tài liệu nghiên cứu, bài viết từ các nhà sử học, và các nghiên cứu khoa học. Học lịch sử là một quá trình nghiên cứu và phân tích để hiểu rõ hơn về quá khứ, những nguyên nhân và hệ quả của các sự kiện, từ đó rút ra bài học cho hiện tại và tương lai.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 9:
05/11/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?
Đáp án đúng là: D
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, do đó, định hướng phát triển của trường trong tương lai không phải là lịch sử của ngôi trường mà em đang học.
→ D đúng
- A sai vì người này đại diện cho giai đoạn khai sinh và định hình ban đầu của trường, ảnh hưởng đến tư tưởng, phương pháp giáo dục và truyền thống của nhà trường.
- B sai vì nó ghi lại những giai đoạn quan trọng, các thay đổi và thách thức mà trường đã trải qua, từ đó hình thành nên bản sắc và giá trị giáo dục của nhà trường.
- C sai vì họ đại diện cho những người đã đặt nền móng cho truyền thống học tập và giá trị văn hóa của nhà trường. Họ cũng thường là những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng danh tiếng và phát triển của nhà trường qua các năm tháng.
Nó liên quan đến kế hoạch và mục tiêu trong tương lai chứ không phải quá trình hình thành và phát triển đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử của trường bao gồm những sự kiện, thành tựu và nhân vật đã đóng góp vào sự phát triển của trường, trong khi định hướng phát triển thể hiện tầm nhìn và chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai. Mặc dù có thể lấy cảm hứng từ lịch sử, định hướng tương lai không thể hiện rõ ràng những gì đã xảy ra trong quá khứ mà chỉ là những kỳ vọng và kế hoạch cho những gì sẽ đến. Do đó, định hướng phát triển không thể là yếu tố phản ánh chân thực lịch sử của ngôi trường.
Định hướng phát triển thường dựa trên các yếu tố như xu hướng giáo dục hiện tại, nhu cầu của thị trường lao động, và các chính sách giáo dục quốc gia, chứ không phải là sự kế thừa hay mô tả lịch sử của trường. Lịch sử của ngôi trường thường phản ánh quá trình hình thành, phát triển, và các thành tựu trong quá khứ, như những cột mốc quan trọng, các sự kiện đã diễn ra và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng học sinh. Ngược lại, định hướng phát triển chỉ ra con đường tương lai mà trường muốn hướng tới, tập trung vào việc cải tiến chương trình học, nâng cao cơ sở vật chất, và phát triển đội ngũ giảng viên, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển của học sinh trong bối cảnh thay đổi của xã hội. Do đó, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau về thời gian và nội dung phản ánh.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 10:
29/11/2024“Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm
Đáp án đúng là: D
- “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử.
- Cần phải học tập, tìm hiểu và khám phá lịch sử suốt đời. Vì:
+ Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
+ Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù đã có những cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
+ Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm...
+ Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá của các nước, các khu vực và thế giới giúp chúng ta: mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng… từ đó có thể hội nhập thành công.
+ Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,... Do đó, việc học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Câu 11:
13/12/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người:
- Cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Từ đó giúp con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
- Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó. (SGK - Trang 16).
*Tìm hiểu thêm: "Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử"
- Cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ tìm hiểu tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.
- Lịch sử cung cấp những hiểu biết về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.
- Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Câu 12:
03/10/2024Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?
Đáp án đúng là: C
- Tri thức lịch sử có điểm tương đồng với nhận thức lịch sử là Là những hiểu biết của con người về quá khứ.
Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về lịch sử thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.
Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ.
Dựa vào hai khái niệm trên, có thể khẳng định phương án “Là những hiểu biết của con người về quá khứ” là điểm tương đồng giữa nhận thức lịch sử và tri thức lịch sử.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
II:Nhận thức lịch sử
- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
- Ví dụ:
+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu
+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm
+…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Câu 13:
11/11/2024Tri thức lịch sử mang đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Đặc điểm của tri thức lịch sử:
- Rất rộng lớn và đa dạng.
- Biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,...
- Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan của con người.
*Tìm hiểu thêm: "Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử"
- Cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ tìm hiểu tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.
- Lịch sử cung cấp những hiểu biết về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.
- Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Câu 14:
21/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
Đáp án đúng là: C
Những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:
- Giúp con người vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
- Góp phần tìm hiểu, giải thích những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử, làm giàu tri thức lịch sử.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khám phá lịch sử giúp con người biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ta những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm,…
- Hiểu biết lịch sử và văn hóa của các dân tộc giúp hội nhập thành công, góp phần tôn trọng giá trị văn hóa của các nước, tôn vinh, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
- Đưa lại những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị. (SGK - Trang 17).
Câu 15:
19/07/2024Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?
Đáp án đúng là: D
Bộ phim Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long có sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử. Bộ phim xoay quanh nhân vật Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn là người văn võ song toàn, đúng vào thời khắc đất nước gặp nguy nan, ông đã lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều Lý. Vào năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, chính thức mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam.