Câu hỏi:
21/11/2024 570Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn.
B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi.
C. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại.
D. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần hiểu biết và vận dụng tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng trong tương lai.
- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn, do đó cần tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung và làm giàu tri thức lịch sử.
*Tìm hiểu thêm: "Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử"
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà, trên từng con phố, trong mỗi bản làng,...
- Nếu muốn, em có thể tìm hiểu:
+ Những nhà thờ, đình làng, chùa, đền, miếu ở quê em được xây dựng khi nào? Ai xây dựng nên chúng? Ai được thờ trong đó?...
+ Ngay cả ngôi trường của các em nữa: ngôi trường này được xây dựng từ bao giờ? Tại sao lại có tên như vậy? Hiệu trưởng đầu tiên là ai? Những học sinh nổi tiếng của trường là ai?...
+ Khi tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,... cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
Câu 2:
Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
Câu 5:
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101)
Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
Câu 10:
“Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm
Câu 13:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?