Câu hỏi:
03/10/2024 363Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?
A. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.
B. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.
D. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Tri thức lịch sử có điểm tương đồng với nhận thức lịch sử là Là những hiểu biết của con người về quá khứ.
Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về lịch sử thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.
Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ.
Dựa vào hai khái niệm trên, có thể khẳng định phương án “Là những hiểu biết của con người về quá khứ” là điểm tương đồng giữa nhận thức lịch sử và tri thức lịch sử.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
II:Nhận thức lịch sử
- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
- Ví dụ:
+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu
+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm
+…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
Câu 2:
Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
Câu 5:
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101)
Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?
Câu 6:
Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
Câu 10:
“Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm
Câu 13:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?