Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 37 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 37 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 37 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (phần 2)

  • 1268 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 13 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Phát biểu không đúng là D.

Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể trong quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất, các cá thể sống bầy đàn, khi trú đông, ngủ đông, ...


Câu 2:

26/07/2024

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn sống là một đặc trưng cơ bản của quần thể.

B đúng.

- Phát biểu sai:

+ A sai vì mật độ cá thể của quần thể không ổn định

+ C sai vì tỉ lệ giới tính ở mỗi loài là khác nhau

+ D sai vì Những cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh thường tăng trưởng theo đường cong J.

* Tìm hiểu đặc trưng sự phân bố cá thể trong quần thể

1. Phân bố theo nhóm

- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể tụ họp với nhau theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.

- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù,…).

- Ví dụ: Trâu rừng phân bố theo nhóm, cây bụi phân bố theo nhóm,…

2. Phân bố đồng đều

- Là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

- Ví dụ: Chim Hải Âu làm tổ, cây thông trong rừng phân bố đồng đều,…

3. Phân bố ngẫu nhiên

- Là kiểu phân bố trung gian của 2 dạng trên, thường xảy ra khi điều kiện môi trường phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

- Ví dụ: Các loài sâu sống trên tán cây, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Giải SGK Sinh học 12 Bài 24: Sinh thái học quần thể


Câu 3:

20/07/2024

Nhân tố sinh thái nào khi tác động lên quần thể sẽ bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án: D

Các nhân tố phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể là nhân tố hữu sinh: mối quan hệ giữa các cá thể


Câu 4:

18/07/2024

Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án: B

Phát biểu sai là B, quần thể sẽ bị tuyệt diệt nếu không có nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản


Câu 5:

18/07/2024

Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m2. Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án: C

Sự phân bố cá thể của quần thể. Ở đây các cá thể phân bố tập trung nhiều ở bờ mương nơi có điều kiện thuận lợi và ít tập trung trong khu vực giữa ruộng.


Câu 6:

19/07/2024

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

D đúng vì các điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì mùa nên vào thời điểm có điều kiện môi trường thuận lợi thì trong quần thể có số lượng cá thể trước và sau sinh sản nhiều, khi điều kiện môi trường không thuận lợi thì trong quần thể chủ yếu là nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm tuổi trước và sau sinh sản chiếm tỉ lệ ít. Ngoài ra loài có vùng phân bố càng rộng thì cấu trúc tuổi càng phức tạp do số lượng cá thể lớn và các cá thể trong quần thể có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái.

B sai vì đối với quần thể ổn định hay suy thoái thì nhóm tuổi sau sinh sản cũng ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

C sai vì các cá thể đang sinh sản sẽ tiếp tục sinh ra các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản. Ngoài ra quần thể này có thể đang bị biến động số lượng cá thể theo chu kì.

A sai vì có nhiều loài biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. Ví dụ: các loài giáp xác vào ban đêm số lượng cá thể đang sinh sản nhiều, vào ban ngày số lượng cá thể sau sinh sản nhiều.


Câu 8:

20/07/2024

Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa:

Xem đáp án

Đáp án: C

Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.

Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Ví dụ: Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,...


Câu 9:

20/07/2024

Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: B

Trong quần thể, các cá thể phân bố ngẫu nhiên, đồng đều, hoặc theo nhóm.

Kiểu phân bố phân tầng là kiểu phân bố của các quần thể trong quần xã.


Câu 10:

21/07/2024

Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Theo suy luận lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: C

Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

♦ Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

→ Quần thể ổn định.

♦ Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản.

→ Quần thể phát triển (tăng số lượng cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.

♦ Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

→ Quần thể suy thoái (mật độ cá thể đang giảm dần).

♦ Quần thể 4 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

→ Quần thể suy thoái.


Câu 11:

23/07/2024

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: C

Xét các phát biểu của đề bài:

A sai. Các quần thể khác nhau của cùng một loài thường có kích thước khác nhau.

B sai. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

C đúng.

D sai. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.


Câu 13:

22/07/2024

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.

II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.

III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.

IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.

Xem đáp án

Đáp án: A

Phát biểu I, II, IV đúng.

Quần thể có 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

I đúng vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ tử vong, sinh sản thay đổi làm cho thành phần nhóm tuổi thay đổi. Ví dụ khi điều kiện môi trường thuận lợi thì tỉ lệ sinh sản tăng làm tăng số lượng cá thể con non làm cho nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên.

III sai vì cấu trúc tuổi chỉ phản ánh số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi chứ không phản ánh kiểu gen.

IV đúng vì tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể.


Bắt đầu thi ngay