Câu hỏi:
26/07/2024 3,124Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể là một đặc trưng luôn giữ ổn định.
B. Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn sống.
C. Tỉ lệ giới tính ở tất cả các quần thể luôn đảm bảo là 1 : 1.
D. Những cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh thường tăng trưởng theo đường cong S.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn sống là một đặc trưng cơ bản của quần thể.
B đúng.
- Phát biểu sai:
+ A sai vì mật độ cá thể của quần thể không ổn định
+ C sai vì tỉ lệ giới tính ở mỗi loài là khác nhau
+ D sai vì Những cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh thường tăng trưởng theo đường cong J.
* Tìm hiểu đặc trưng sự phân bố cá thể trong quần thể
1. Phân bố theo nhóm
- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể tụ họp với nhau theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.
- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù,…).
- Ví dụ: Trâu rừng phân bố theo nhóm, cây bụi phân bố theo nhóm,…
2. Phân bố đồng đều
- Là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Ví dụ: Chim Hải Âu làm tổ, cây thông trong rừng phân bố đồng đều,…
3. Phân bố ngẫu nhiên
- Là kiểu phân bố trung gian của 2 dạng trên, thường xảy ra khi điều kiện môi trường phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.
- Ví dụ: Các loài sâu sống trên tán cây, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới,…
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?
Câu 3:
Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Theo suy luận lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 5:
Một quần thể của một loài có mật độ cá thể 15 con/ha. Nếu vùng phân bố của quần thê này rộng 600 ha thì số lượng cá thể của quân thể là
Câu 6:
Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,5 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 650 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 10%/năm. Trong điều kiện không có di – nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?
Câu 7:
Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m2. Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
Câu 8:
Nhân tố sinh thái nào khi tác động lên quần thể sẽ bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
Câu 10:
Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 11:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
Câu 12:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?