Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

  • 1523 lượt thi

  • 34 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/11/2024

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.

Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và kiểu gen trong quần thể qua các thế hệ, dưới tác động của các nhân tố tiến hóa như đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên (như biến động di truyền).

Tiến hóa nhỏ là cơ sở để hình thành loài mới, khi các quần thể của cùng một loài tích lũy đủ khác biệt di truyền và trở nên cách ly sinh sản với nhau. Tuy nhiên, tiến hóa nhỏ không phải lúc nào cũng dẫn đến hình thành loài mới, mà có thể chỉ dừng lại ở mức độ thay đổi trong nội bộ quần thể.

- Các đáp án khác,không phải là đặc điểm của tiến hóa nhỏ.

→ C đúng.A,B,D sai.

* QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA

- Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (tiến hóa tổng hợp) là sự kết hợp cơ chế tiến hóa bằng CLTN của thuyết tiến hóa Đacuyn với thành tựu của di truyền học đặc biệt là di truyền học quần thể.

1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn

Tiêu chí

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

Định nghĩa

- Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Quy mô

Phạm vi phân bố tương đối hẹp.

Quy mô rộng lớn.

Thời gian

Thời gian lịch sử tương đối ngắn.

Thời gian địa chất rất dài.

Phương thức nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học.

Kết quả

Hình thành loài mới.

Hình thành các nhóm phân loại trên loài.

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể

- Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

- Các biến dị di truyền gồm:

+ Đột biến (nguyên liệu sơ cấp).

+ Biến dị tổ hợp (nguyên liệu thứ cấp).

+ Sự di nhập gen từ quần thể khác vào do sự di chuyển của các cá thể hoặc phát tán giao tử (nhập gen).

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA

- Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.

1. Đột biến

a. Khái niệm

- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), có thể dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.

b. Vai trò của đột biến đối với tiến hóa

- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:

+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến sẽ rất quan trọng đối với sự tiến hoá vì nó cung cấp nguồn biến dị di truyền là các đột biến gen – nguyên liệu tiến hóa sơ cấp và chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.

+ Đột biến gen tạo ra các alen mới → Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.

- Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên vì:

+ Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.

+ Qua giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến cho alen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen vô hại, trong môi trường mới có thể đột biến lại trở nên có sức sống và thích nghi cao hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại


Câu 2:

22/07/2024

Theo quan niệm hiện tại, thực chất của tiến hóa nhỏ:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hóa nhỏ là:Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể => kết quả mới là hình thành loài mới.


Câu 3:

21/07/2024

Kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ:

Xem đáp án

Đáp án A

Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là: hình thành loài mới.


Câu 4:

18/07/2024

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình

Xem đáp án

Đáp án C

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới


Câu 6:

18/07/2024

Khẳng định nào sau đây về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại là đúng

Xem đáp án

Đáp án A

Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới, hay quần thể mới cách ly sinh sản với quần thể cũ.

B, C, D sai, đây là các đặc điểm của tiến hóa lớn


Câu 7:

14/11/2024

Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới → A sai.

*Tìm hiểu thêm: "Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn"

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Tiêu chí

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

Định nghĩa

- Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Quy mô

Phạm vi phân bố tương đối hẹp.

Quy mô rộng lớn.

Thời gian

Thời gian lịch sử tương đối ngắn.

Thời gian địa chất rất dài.

Phương thức nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học.

Kết quả

Hình thành loài mới.

Hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

 


Câu 8:

18/07/2024

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu, gồm 5 bước:

(1) Phát sinh đột biến

(2) Chọn lọc các đột biến có lợi

(3) Hình thành loài mới

(4) Phát tán đột biến qua giao phối

(5) Cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc

Trật tự đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Thứ tự các sự kiện của qúa trình hình thành loài từ quá trình biến đổi tần số alen và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: (1),(4),(2),(5),(3)


Câu 9:

18/07/2024

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là: biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.


Câu 10:

21/07/2024

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể gồm:

Xem đáp án

Đáp án D

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là: biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.


Câu 11:

23/07/2024

Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa?

Xem đáp án

Đáp án A

Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa theo quan điểm hiện đại là biến dị tổ hợp, còn nguyên liệu sơ cấp là đột biến gen.


Câu 12:

20/07/2024

Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là

Xem đáp án

Đáp án D

Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là biến dị đột biến.


Câu 13:

19/07/2024

Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu sai là D, chọn lọc tự nhiên không làm xuất hiện các alen, kiểu gen mới trong quần thể.


Câu 14:

05/08/2024

Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn quần thể sinh vật lưỡng bội.

A sai.

- CLTN đào thải được hoàn toàn alen trội có hại ra khỏi quần thể.

 B sai.

- CTTN tác động trực tiếp lên kiểu hình.

C sai.

- Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội vì alen lặn còn tồn tại trong kiểu gen dị hợp.

D đúng.

* Tìm hiểu về "Chọn lọc tự nhiên"

a. Khái niệm

- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.

+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giải Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài


Câu 16:

23/07/2024

Phát biểu nào sau đây là đúng về chọn lọc tự nhiên(CLTN) theo quan niệm hiện đại?

Xem đáp án

Đáp án A

A Đúng, CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đối với cả quần thể

B sai, CLTN thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen

C sai vì CLTN chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chống lại alen trội

D- sai, theo quan niệm của tuyết tiến hóa hiện đại CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình từ đó gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể


Câu 17:

19/07/2024

Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò:

Xem đáp án

Đáp án B

Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò: Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi


Câu 18:

23/07/2024

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

Xem đáp án

Đáp án D

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là : Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

Chiều hướng : kiểu hình thích nghi cao

Nhịp điệu : nhanh/chậm


Câu 19:

21/07/2024

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là

Xem đáp án

Đáp án A

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là quần thể.


Câu 20:

20/07/2024

Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là

Xem đáp án

Đáp án B

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại thì đơn  vị cơ sở của tiến hóa là quần thể


Câu 21:

22/07/2024

Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên những nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của:

Xem đáp án

Đáp án A

Kimura đã nghiên cứu sự biến đổi trên phân tử Hêmôglôbin


Câu 22:

18/07/2024

Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi của:

Xem đáp án

Đáp án B

Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi của các phân tử prôtêin


Câu 23:

22/07/2024

Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa cấp độ

Xem đáp án

Đáp án B

Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa cấp độ phân tử.


Câu 24:

19/07/2024

Kimura đề xuất thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính ở cấp độ:

Xem đáp án

Đáp án A

Kimura đề xuất thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính ở cấp độ phân tử.


Câu 25:

19/07/2024

Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dacuyn và quan niệm hiện đại về tiến hóa là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ý đúng là B.

Ý A sai vì: Dacuyn chỉ phân biệt biến dị có hướng và biến dị vô hướng.

Ý C sai vì: Dacuyn cho rằng đối tượng của CLTN là cá thể, còn học thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng là quần thể.

Ý D sai.


Câu 26:

20/07/2024

Quan niệm tiến hóa của Dacuyn và quan niệm tiến hóa tổng hợp hiện đại giống nhau ở:

Xem đáp án

Đáp án B

Ý đúng là B.

Ý A sai vì: Dacuyn cho rằng nguyên liệu là biến dị cá thể, còn học thuyết tiến hóa hiện đại: đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.

Ý C,D sai vì: Dacuyn chưa giải thích được cơ chế tiến hóa, nguyên nhân tiến hóa, hạn chế về 2 học thuyết tiến hóa là khác nhau.


Câu 27:

23/07/2024

Theo quan điểm của Kimura, đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo quan điểm của Kimura, đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là đột biến là trung tính


Câu 28:

23/07/2024

Theo Kimura, đột biến ở cấp độ phân tử thường có đặc điểm gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Theo Kimura, đột biến ở cấp độ phân tử thường có đặc điểm đa số là trung tính.


Câu 31:

19/07/2024

Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các:

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung thuyết tiến hóa trung tính: Sự tiến hóa diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với tác động của chọn lọc tự nhiên.


Câu 32:

18/07/2024

Nội dung cơ bản trong thuyết tiến hóa của Kimura là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung thuyết tiến hóa trung tính: Sự tiến hóa diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với tác động của chọn lọc tự nhiên.


Câu 33:

22/07/2024

Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa của Kimura là

Xem đáp án

Đáp án A

- Cống hiến: Nêu lên sự tiến hóa cấp phân tử. Giải thích sự đa dạng của các phân tử prôtêin, sự đa dạng cân bằng trong quần thể.

- Thuyết tiến hóa trung tính chỉ đề cập tới sự tiến hóa ở cấp phân tử và không cho rằng mọi đột biến đều trung tính. Vì vậy, thuyết tiến hóa trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.


Câu 34:

21/07/2024

Thuyết tiến hóa của Kimura có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án D

- Cống hiến: Nêu lên sự tiến hóa cấp phân tử. Giải thích sự đa dạng của các phân tử prôtêin, sự đa dạng cân bằng trong quần thể.

- Thuyết tiến hóa trung tính chỉ đề cập tới sự tiến hóa ở cấp phân tử và không cho rằng mọi đột biến đều trung tính. Vì vậy, thuyết tiến hóa trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.


Bắt đầu thi ngay