Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

  • 1522 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên

Xem đáp án

Đáp án C

Để trở thành nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên thì gen đột biến phải được biểu hiện ra kiểu hình, hay ở trạng thái đồng hợp lặn. trong trường hợp C : Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh thì tần số kiểu gen đồng hợp sẽ tăng nên đột biến nhanh chóng trở thành nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên


Câu 2:

22/07/2024

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất

Xem đáp án

Đáp án D

A sai, khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc

B sai các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học

C sai, tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa sinh học

D đúng


Câu 3:

23/07/2024

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai là A, với quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể


Câu 4:

22/07/2024

Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra từ trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lự sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ: 

Xem đáp án

Đáp án B

Ta thấy tỷ lệ sống sót của các dòng rất khác nhau chứng tỏ trong mỗi dòng có tỷ lệ những cá thể có khả năng kháng thuốc từ trước khác nhau, đây là những biến dị tổ hợp


Câu 5:

22/07/2024

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Xem đáp án

Đáp án D

Ta thấy tỷ lệ AA; Aa đều giảm; tỷ lệ aa tăng  Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.


Câu 6:

13/08/2024

Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Tuổi của hóa thạch có thể được xác định thông qua lượng đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch hoặc trong đá bao quanh hóa thạch.

Loại A.

- Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy các loài sinh vật đã từng tồn tại, tiến hóa như thế nào theo thời gian cũng như vị trí phân bố của chúng trên Trái Đất.

Chọn B.

- Căn cứ vào tuổi hóa thạch, có thể xác định được loại nào xuất hiện trước, loại nào xuất hiện sau.

Loại C.

- Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất trải qua hàng triệu, hàng trăm triệu năm, ...

Loại D.

* Tìm hiểu về "Bằng chứng hóa thạch"
- Hoá thạch là tàn tích như xương, xác sinh vật trong hổ phách, trong băng tuyết hay dấu vết của sinh vật trong các lớp đá. Hoá thạch cũng có thể là các sinh vật đã hoá đá do xác sinh vật bị các lớp trầm tích bao bọc, chất hữu cơ phân huỷ được thay thế bởi calcium cùng các khoáng chất khác nhưng vẫn giữ được hình dạng, đặc điểm cấu trúc hình thái của sinh vật.

- Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy các loài sinh vật đã từng tồn tại, tiến hoá như thế nào theo thời gian cũng như vị trí phân bố của chúng trên Trái Đất.

- Ở những khu vực có địa tầng ổn định, không bị xáo trộn, hoá thạch càng nằm sâu dưới lòng đất có tuổi càng cao.

- Tuổi của hoá thạch có thể được xác định thông qua lượng đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc trong đá bao quanh hoá thạch. Khi xếp các hoá thạch thành dãy theo tuổi từ già nhất đến trẻ nhất, người ta sẽ có được bằng chứng về sự thay đổi của các sinh vật trong quá trình tiến hoá.

- Một số hoá thạch cho thấy các dạng sống trung gian chuyển tiếp giữa các nhánh sinh vật đã từng tồn tại trong quá khứ. Ví dụ: Hoá thạch chim đầu tiên (Archaeopteryx) được tiến hoá từ bò sát vẫn còn răng của loài khủng long ăn thịt, sống cách đây khoảng 165 triệu năm với đuôi có các đốt sống.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 19: Các bằng chứng tiến hoá


Câu 7:

22/07/2024

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu sai là D, hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa thường xảy ra ở thực vật, không hoặc rất hiếm xảy ra ở động vật


Câu 11:

21/07/2024

Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu không phải của Dacuyn là C, đây là phát biểu của Lamark


Câu 12:

22/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến có ý nghĩa đối với tiến hóa vì nó làm xuất hiện các alen mới. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo biến dị tổ hợp cũng như là chọn lọc tự nhiên giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.


Câu 13:

20/07/2024

Giả thuyết “ra đi từ Châu Phi” cho rằng:

Xem đáp án

Đáp án C

Giả thuyết “ra đi từ Châu Phi” cho rằng:  Loài H.Erectus được hình thành từ H.sapiens ở châu phi, sau đó phát tán sang châu lục khác.


Câu 14:

22/07/2024

Câu nào dưới đây phản ánh đúng nhất nội dung của học thuyết Đacuyn?

Xem đáp án

Đáp án B

A. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa. à sai

B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. à đúng

C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. à sai

D. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. à sai


Câu 15:

21/07/2024

Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?

Xem đáp án

Đáp án C

Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu không chính xác:

C.  Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc.


Câu 16:

18/07/2024

Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
 I. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể.
 II. Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.

        III. Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.

IV. Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật.

Xem đáp án

Đáp án B

I, Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể. à sai, CLTN không tạo ra kiểu gen.

II, Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa. à đúng

III, Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài. à đúng

IV, Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật. à đúng


Câu 17:

22/07/2024

Khi nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua bốn thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,49

0,42

0,09

F2

0,36

0,48

0,16

F3

0,25

0,5

0,25

F4

0,16

0,48

0,36

Quần thể trên đạng chịu sự chi phối của nhân tố tiến hóa là

Xem đáp án

Đáp án C

Khi nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua bốn thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Quần thể trên đạng chịu sự chi phối của nhân tố tiến hóa là chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội. (vì A- giảm dần, aa tăng)


Câu 18:

22/07/2024

Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A. Đột biến gen và nhập cư có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể. à đúng

B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. à sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

C. Yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. à sai, yếu tố ngẫu nhiên không có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

D. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định. à sai, chọn lọc tự nhiên không làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.


Câu 19:

22/07/2024

Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi?

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.


Câu 20:

23/07/2024

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.


Câu 21:

22/07/2024

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại Cổ sinh.


Câu 22:

05/08/2024

Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Chọn lọc tự nhiên không chỉ là nhân tố quy định nhịp độ biến đổ thành phần kiểu gen của quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc (chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa và chọn lọc vận động).

 A đúng.

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen.

B sai.

- Chọn lọc ổn định diễn ra trong điều kiện môi trường không thay đổi.

C sai.

- CLTN tạo ra kiểu hình thích nghi.

D sai.

* Tìm hiểu về "Chọn lọc tự nhiên"

a. Khái niệm

- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.

+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giải Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài


Câu 23:

12/07/2024

Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai, quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật

B sai, cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen của các quần thể

D sai, Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, có sự tác động của CLTN 


Câu 24:

17/07/2024

Cho các nhân tố sau:

I. Đột biến.               

II. Giao phối ngẫu nhiên.

III. Chọn lọc tự nhiên.

IV. Giao phối không ngẫu nhiên.

V. Di - nhập gen.

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, các nhân tố tiến hoá là

Xem đáp án

Đáp án B

Các nhân tố tiến hoá là các nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể

Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hoá.


Câu 25:

06/08/2024

Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp.

→ A đúng.

- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

→ B sai.

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

→ C sai.

- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 2 quần thể.

→ D sai.

* Tìm hiểu về "Các nhân tố tiến hóa"

- Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.

1. Đột biến

a. Khái niệm

- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), có thể dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của đột biến đối với tiến hóa

- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:

+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến sẽ rất quan trọng đối với sự tiến hoá vì nó cung cấp nguồn biến dị di truyền là các đột biến gen – nguyên liệu tiến hóa sơ cấp và chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.

+ Đột biến gen tạo ra các alen mới → Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.

- Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên vì:

+ Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.

+ Qua giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến cho alen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen vô hại, trong môi trường mới có thể đột biến lại trở nên có sức sống và thích nghi cao hơn.

2. Di – nhập gen

a. Khái niệm

- Di nhập gen (dòng gen) là hiện tượng các quần thể có sự trao đổi các cá thể (thường gặp ở động vật) hoặc các giao tử (thường gặp ở thực vật).

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa

- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 2 quần thể đồng thời:

+ Tốc độ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.

+ Nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các alen mới) hoặc có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể). Ngược lại, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể thì cũng làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi.

- Sự di nhập gen có thể làm hợp nhất các quần thể sống cạnh nhau thành một quần thể có cấu trúc di truyền thống nhất, các quần thể sai khác nhau tiến đến giống nhau hơn.

3. Chọn lọc tự nhiên

a. Khái niệm

- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.

+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên

a. Khái niệm

- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa

- Các yếu tố ngẫu nhiên gây ra sự biến đổi đột ngột cấu trúc di truyền của quần thể:

+ Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định (1 alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể).

+ Làm thay đổi cấu trúc di truyền nhanh chóng đặc biệt đối với quần thể có kích thước nhỏ.

- Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kỳ yếu tố nào làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

5. Giao phối không ngẫu nhiên

a. Khái niệm

- Sự giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có chọn lọc là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thường lựa chọn để cặp đôi và giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu hình khác.

- Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên: giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối đối với động vật; tự thụ phấn đối với thực vật.

Những nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần (ảnh 1)

Giao phối có chọn lọc

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Giao phối gần Tự thụ phấn

b. Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp.

- Kết quả tác động của giao phối không ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại


Câu 26:

22/07/2024

Ví dụ nào sau đây là ví dụ cơ quan tương đồng?

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Ví dụ về cơ quan tuơng đồng là D, đều là chi trước của thú.

A: cá mập thuộc lớp cá, cá voi thuộc lớp thú

B: Vòi voi là mũi của con voi

C: ngà voi là răng của voi, sừng tê giác có nguồn gốc biểu bì


Câu 28:

22/07/2024

Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa

Xem đáp án

Đáp án A

Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.


Câu 29:

22/07/2024

Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là đột biến


Câu 30:

22/07/2024

Điều nào sau đây tiến hóa ở sinh vật nhân chuẩn sau khi chúng tách ra từ các sinh vật nhân sơ

Xem đáp án

Đáp án B

So với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực đã có màng nhân


Câu 31:

16/11/2024

Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là quần thể

*Tìm hiểu thêm: "Giao phối không ngẫu nhiên"

a. Khái niệm

- Sự giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có chọn lọc là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thường lựa chọn để cặp đôi và giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu hình khác.

- Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên: giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối đối với động vật; tự thụ phấn đối với thực vật.

b. Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp.

- Kết quả tác động của giao phối không ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

 


Câu 36:

22/07/2024

Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu sai về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là D, cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen đuợc tạo ra do các nhân tố tiến hoá


Câu 38:

12/07/2024

Nhận xét nào dưới đây không phù hợp về vai trò của chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai là B, cá thể kém thích nghi sẽ có khả năng sinh sản kém hơn chứ không phải không có khả năng sinh sản


Câu 39:

22/07/2024

Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen là:

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến, CLTN, di nhập gen, biến động di truyền có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể


Câu 40:

22/07/2024

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá là?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá là đột biến


Bắt đầu thi ngay