Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 19 (có đáp án): Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 19 (có đáp án): Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến (phần 3)
-
1706 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, vì sao?
Đáp án: D
Cônxixin được ứng dụng gây đột biến đa bội do chất này cản trở sự hình thành thoi phân bào là cho nhiễm sắc thể không phân li.
Câu 2:
15/07/2024Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?
Đáp án: B
Từ một cây hoa, người ta nuôi cấy mô để nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây ban đầu
Câu 3:
22/07/2024Xét 2 cá thể thuộc 2 loài thực vật lưỡng tính khác nhau: Cá thể thứ nhất có kiểu gen là AabbDd, cá thể thứ 2 có kiểu gen HhMmEe. Cho các phát biểu sau đây, số phát biểu không đúng là
(1). Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cá thể sẽ thu được tối đa là 12 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen
(2). Bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sinh dưỡng riêng rẽ của từng cá thể sẽ không thể thu được dòng thuần chủng
(3). Bằng phương pháp dung hợp tế bào trần chỉ có thể thu được một kiểu gen tứ bội duy nhất là AabbDdMmEe.
(4). Bằng phương pháp lai xa kết hợp với gây đa bội hóa con lai sẽ thu được 32 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen
Đáp án: A
Giải thích :
(1) đúng
Cá thể thứ nhất tạo tối đa 4 loại giao tử khi nuôi cấy tạo tối đa 4 dòng thuần
Cá thể thứ hai tạo tối đa 8 loại giao tử khi nuôi cấy tạo tối đa 8 dòng thuần
Vậy có tất cả 12 dòng thuần
(2) đúng, nuôi cấy mô tạo các cơ thể có kiểu gen giống cá thể ban đầu
(3) sai, nếu dung hợp tế bào trần tạo ra tế bào có kiểu gen : AabbDdHhMmEe
(4) đúng ,nếu kết hợp lai xa và đa bội hoá sẽ thu được tối đa 4x8=32 dòng thuần về tất cả các cặp gen
Câu 4:
20/11/2024Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
Đáp án đúng là :A
- Phương pháp Nhân bản vô tính tạo ra nhiều cơ thể có cùng kiểu gen và giống với cơ thể ban đầu.
- Công nghệ cấy truyền phôi là phương pháp tách trứng đã thụ tinh (phôi) trong đường ống dẫn trứng ra ngoài tử cung của con bò mẹ (con cho), cấy vào vòi trứng hoặc tử cung của con mẹ khác (con nhận) có trạng thái sinh lý tương đương (đồng pha) để phôi có thể tiếp tục phát triển trong tử cung con ..
→ B sai.
- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo: là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lí và hóa học, nhằm làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích của con người. - Thực vật : Được áp dụng đối với hạt khô, hạt nảy mầm, hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hay hạt phấn, bầu nhụy của hoa.
→ C sai.
- Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần là kĩ thuật góp phần tạo nên giống lai khác loài, áp dụng với thực vật.
→ D sai.
* Công nghệ tế bào động vật
a. Nhân bản vô tính động vật
Quy trình nhân bảo cừu Dolly
- Tách nhân tế bào của cơ thể cần nhân bản và chuyển vào trứng đã hủy nhân → tế bào chứa nhân 2n của động vật cần nhân bản → Nuôi tế bào chuyển nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi → Cấy phôi vào tử cung cái giống cho mang thai, sinh sản bình thường.
- Tạo được nhiều vật nuôi cùng mang các gen quý.
b. Cấy truyền phôi
- Phôi được tách thành nhiều phôi → tử cung các vật cái giống → mỗi phôi sẽ phát triển thành một cơ thể mới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Câu 5:
21/07/2024Cho các thành tựu:
(1). Nhân nhanh các giống cây quý hiếm đồng nhất về kiểu gen.
(2). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3). Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu.
(4). Tạo ra giống Táo “má hồng ” từ Táo Gia Lộc.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng công nghệ tế bào là
Đáp án: A
Ứng dụng của công nghệ tế bào là: (1),(3)
(2) là ứng dụng của gây đột biến (4) (4) là ứng dụng của công nghệ gen
Câu 6:
15/07/2024Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến nào?
Đáp án: D
Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến đa bội vì thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng phát triển
Câu 7:
05/11/2024Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
Đáp án đúng là : A
- Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng họp tử về tất cả các gen,là ứng dụng của công nghệ tế bào.
- VD A là ứng dụng của công nghệ tế bào
- B,C,D là ứng dụng của công nghệ gen.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Tạo giống bằng công nghệ tế bào gốc:
1. Công nghệ tế bào thực vật
- Nuôi cấy mô, tế bào trong ống nghiệm → cây mới: Nhân nhanh các giống cây quý, tạo sự đồng nhất kiểu gen của quần thể cây trồng.
- Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm → cây đơn bội (n) cây lưỡng bội (2n).
2. Công nghệ tế bào động vật
a. Nhân bản vô tính động vật
Quy trình nhân bảo cừu Dolly
- Tách nhân tế bào của cơ thể cần nhân bản và chuyển vào trứng đã hủy nhân → tế bào chứa nhân 2n của động vật cần nhân bản → Nuôi tế bào chuyển nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi → Cấy phôi vào tử cung cái giống cho mang thai, sinh sản bình thường.
- Tạo được nhiều vật nuôi cùng mang các gen quý.
b. Cấy truyền phôi
- Phôi được tách thành nhiều phôi → tử cung các vật cái giống → mỗi phôi sẽ phát triển thành một cơ thể mới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Câu 8:
21/07/2024Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên?
Đáp án: D
Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào là sự sinh sản của tế bào – tức là nguyên phân
Câu 9:
15/07/2024Cho các ví dụ sau đây:
(1) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.
(2) Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.
(3) Cho hai cá thể thuần chủng tương phản của cùng một loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể tứ bội.
(4) Dùng Conxisin tác động lên giảm phân I của cơ thể dị hợp tạo giao tử lưỡng bội, lai hai giao tử lưỡng bội thụ tinh thành hợp tử tứ bội.
Có bao nhiêu phương pháp trong số các phương pháp trên tạo ra được dòng thuần chủng?
Đáp án: B
(1) Đúng. Khi cho quần thể tự thụ phấn → tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần → tác động chọn lọc → thu được dòng thuần có độ thuần chủng cao.
(2) Đúng. Khi lai khác loài, cá thế con sẽ mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 2 loài.
Khi tác động Cônxisin vào tứ bội hóa sẽ hình thành nên dòng thuần.
Ví dụ: loài A (MmNn) x loài B (PpQq)
→ F1: MNPQ →(Tác động của Conxisin) → MMNNPPQQ → dòng thuần. (Các kiểu gen khác của F1 tương tự).
(3) Sai. Cho hai cá thể thuần chủng của cùng một loài lai với nhau được F1 (AaBb) → tứ bội hóa F1 → AAaaBBbb (dị hợp).
(4) Sai. Dùng Cônxisin tác động lên giảm phân I của cơ thể dị hợp tạo giao tử lưỡng bội (AaBb) lai hai giao tử lưỡng bội → AAaaBBbb (dị hợp).
Câu 10:
21/07/2024Trong lai tế bào sinh dưỡng (xôma), người ta đã tiến hành như thế nào?
Đáp án: D
Dung hợp hai tế bào trần khác loài thuộc Công nghệ tế bào thực vật.
Câu 11:
22/07/2024Mô sẹo là?
Đáp án: D
Mô sẹo là mô chưa biệt hóa và có thể hình thành các bộ phận của cây hay thành cây hoàn thiện.
Câu 12:
15/07/2024Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa ở thực vật người ta làm như thế nào?
Đáp án: A
Cơ thể lai xa ở thực vật bất thụ do không có các cặp nhiễm sắc thể tương đồng giảm phân bị rối loạn.
Từ nguyên nhân đó người ta sẽ gây đột biến đa bội bằng conxisin để tạo nên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng giảm phân bình thường hữu thụ.
Câu 13:
21/07/2024Công nghệ tế bào đã đạt được bao nhiêu thành tựu sau đây?
(1) Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp - caroten trong hạt.
(2) Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
(3) Tạo ra chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin người.
(4) Tạo ra cừu Đôli.
Đáp án: A
(1) Sai. Giống lúa có khả năng tổng hợp -caroten trong hạt là thành tựu tạo giống nhờ công nghệ gen.
(2) Sai. Giống dâu tằm tam bội có năng suất cao là thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
(3) Sai. Chủng vi khuẩn E.Coli có khả năng sản xuất insulin người là thành tựu của công nghệ gen.
(4) Đúng. Tạo ra cừu Đôli là thành tựu của công nghệ tế bào.
Câu 14:
21/07/2024Đề tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống ở thực vật có hoa, phương pháp hiệu quả nhất là?
Đáp án: B
Từ hạt phần (n) người ta sẽ nuôi trong môi trường thích hợp để tạo ra mô đơn bội (n), sau đó lưỡng bội hóa bằng cônxisin để ta thành một cây lưỡng bội hoàn chỉnh mang kiểu gen đồng hợp tất cả các cặp gen.
Câu 15:
15/07/2024Một cá thể thực vật lưỡng bội có kiểu gen AaBbdd. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cá thể trên?
(1) Nếu dùng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ta có thể thu được cây có kiểu gen AaBbdd.
(2) Nếu dùng phương pháp nuôi cấy hạt phấn ta có thể thu được cây có kiểu gen AABbdd.
(3) Nếu dùng phương pháp nuôi cấy và gây đa bội hóa ta có thể thu được tối đa 8 dòng thực vật khác nhau.
(4) Nếu dùng phương pháp tự thụ phấn ta có thể thu được 4 dòng thuần.
Đáp án: B
(1) Đúng .
(2) Sai. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn là các hạt phấn riêng lẻ mọc trên môi trường nhân tạo thành các dòng tế bào đơn bội Lưỡng bội hóa Thu được các cây lưỡng bộ thuần chủng không di hợp như cây có kiểu gen AABbdd.
(3) Sai. Phương pháp nuôi cấy và gây đa bội hóa ta có thể thu được tối đa dòng thực vật khác nhau.
(4) Đúng.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 19 (có đáp án): Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến (phần 1)
-
14 câu hỏi
-
14 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 19 (có đáp án): Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến (phần 2)
-
13 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 19 (có đáp án): Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
-
30 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 19 (có đáp án): Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (1705 lượt thi)