Trang chủ Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 3 (có đáp án): Thoát hơi nước

Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 3 (có đáp án): Thoát hơi nước

Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 3 (có đáp án): Thoát hơi nước P1

  • 563 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

Xem đáp án

Đáp án D

- A, B, C đúng. Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng xuất hiện những giọt nước đọng ở mép lá. Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá trong điều kiện không khí đã bão hòa hơi nước (độ ẩm không khí cao), khiến cho nước không thoát ra dưới dạng hơi mà đọng lại tạo thành giọt.

Hiện tượng này thường xảy ra ở những cây bụi thấp mà không xảy ra ở những cây gỗ cao. Vì những cây mọc thấp thì không khí dễ bão hòa và áp suất rễ đủ mạn để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.

- D sai. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nước chứ không phải là nhựa của cây.


Câu 2:

18/10/2024

Khi tế bào khí khổng no nước thì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Khi tế bào khí no nước thì thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra làm tăng cường sự thoát hơi nước.

Khi tế bào khí khổng no nước thì thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng (ảnh 1)

*Tìm hiểu thêm: "Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ diễn ra như thế nào?"

Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)

Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thu động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).

Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

 


Câu 3:

22/07/2024

Khi tế bào khí khổng mất nước thì?

Xem đáp án

Đáp án A

Khi tế bào khí khổng mất nước thì thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại (khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn) giúp hạn chế sự thoát hơi nước.

Khi tế bào khí khổng mất nước thì thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng (ảnh 1)

 


Câu 5:

13/07/2024

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là?

Xem đáp án

Đáp án A

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng:

- Có hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua lớp cutin. Tuy nhiên, thoát hơi nước qua cutin chỉ có vai trò quan trọng khi lá còn non – khí khổng chưa phát triển hoàn chỉnh còn khi lá trưởng thành, sự thoát hơi nước được diễn ra chủ yếu qua khí khổng.

- Cường độ thoát hơi nước sẽ được điều chỉnh bởi cơ chế đóng mở của khí khổng: Khi no nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở → hơi nước thoát ra ngoài nhiều. Khi mất nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu hết căng, thành dày duỗi thẳng →  khí khổng đóng lại (khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn) → hạn chế sự thoát hơi nước.


Câu 6:

22/07/2024

Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

- Khi độ ẩm không khí càng thấp → thế nước bên ngoài môi trường càng thấp theo → quá trình thoát hơi nước diễn ra càng mạnh.

- Ngược lại, khi độ ẩm không khí càng cao → quá trình thoát hơi nước càng yếu (chứ không phải là không diễn ra) do không đạt được sự chênh lệch thế nước cần thiết.


Câu 7:

17/07/2024

Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

- Trong giới hạn cho phép, độ ẩm trong đất càng cao thì lượng nước trong đất càng cao, do vậy thế năng nước trong đất cao, trong khi thế năng nước trong cây thấp vì vậy nước sẽ dễ dàng thẩm thấu từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp → Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.

- Tuy nhiên, khi cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày, cây sẽ chết do rễ cây bị thiếu O2 không tiến hành hô hấp tế bào.


Câu 8:

22/07/2024

Cho các nhân tố sau:

(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.

(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.

(3) Nhiệt độ môi trường.

(4) Gió và các ion khoáng.

(5) Độ pH của đất.

Có bao nhiêu nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng? Nhân tố nào là chủ yếu?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở là quan trọng nhất. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dãy duỗi ra là khí khổng đóng lại.

Các yếu tố ảnh hưởng: nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, ion khoáng làm ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.


Câu 9:

12/07/2024

Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là :

Xem đáp án

Đáp án B

- Thoát hơi nước có những vai trò:

(1) Tạo lực hút đầu trên → giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng → đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

- Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí không phải là vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây trồng.


Bắt đầu thi ngay