Trang chủ Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 1 (có đáp án): Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 1 (có đáp án): Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 1 (có đáp án): Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (Phần 2)

  • 1786 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 7 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Trong các nguyên nhân sau:

(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.

(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.

(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.

(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.

(7) Lông hút bị chết.

Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân?

Xem đáp án

Đáp án B

- Khi đất bị ngập nước thì các khe đất bị phủ kín bởi nước. Trong nước có hàm lượng ôxi rất thấp nên không đủ cung cấp cho rễ cây hô hấp. Quá trình hô hấp ở rễ diễn ra yếu (hoặc diễn ra theo con đường hô hấp kị khí) dẫn tới tế bào lông hút thiếu năng lượng để vận chuyển chủ động các chất tan vào trong không bào. Khi trong không bào có nồng độ chất tan thấp thì áp suất thẩm thấu thấp ⇒ Nước không thẩm thấu vào tế bào lông hút của rễ ⇒ Cây không hút được nước. Trong khi đó, quá trình thoát hơi nước vẫn diễn ra ⇒ Cân bằng nước ở trong cây bị phá hủy, điều đó làm cho cây bị mất nước dẫn tới cây héo.

- Lông hút thiếu nước, thiếu năng lượng hoạt động cũng sẽ chất dần.


Câu 2:

21/07/2024

Trong rễ, bộ phận quan trọng nhất giúp cây hút nước và muối khoáng là?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong rễ, bộ phận quan trọng nhất giúp cây hút nước và muối khoáng là miền sinh trưởng (ảnh 1)

- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền nước và muối khoáng do miền lông hút hấp thụ được.

- Miền lông hút chứa rất nhiều lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.

- Miền sinh trưởng chứa mô phân sinh đỉnh giúp sinh sản ra tế bào giúp rễ dài ra.

- Miền chóp rễ giúp che chở cho đầu rễ.


Câu 4:

11/12/2024

Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ là các ion khoáng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: - Các ion khoáng có thể được vận chuyển thụ động kiểu khuếch tán (từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp) hoặc vận chuyển chủ động (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao).

- Thẩm thấu là một hình thức vận chuyển thụ động. Các ion khoáng không được vận chuyển theo hình thức thẩm thấu. Chỉ có nước và dung môi mới được vận chuyển theo hình thức thẩm thấu.

*Tìm hiểu thêm: "Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ diễn ra như thế nào?"

Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)

Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thu động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).

Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất

  (ảnh 2)

Vận chuyển nước và các chất trong thân: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

  (ảnh 3)

 (ảnh 4)

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

 


Câu 5:

19/07/2024

Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào không phụ thuộc vào:

(1) Hoạt động trao đổi chất.       (2) Sự chênh lệch nồng độ ion.

(3) Năng lượng.                         (4) Hoạt động thẩm thấu.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Hình thức hấp thụ thụ động là hình thức hấp thụ theo chiều gradient nồng độ (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp), không cần tiêu tốn năng lượng ATP → Sự hấp thụ khoáng thụ động sẽ phụ thuộc vào nồng độ ion; không phụ thuộc vào hoạt động trao đổi chất, năng lượng, hoạt động thẩm thấu.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương