Trang chủ Lớp 10 Địa lý Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 có đáp án

  • 170 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhân tố ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa là dòng biển nóng, dòng biển lạnh. Ví dụ: Ở phía Tây châu Âu có hoạt động của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có mưa nhiều, khí hậu điều hòa, biên độ nhiệt nhỏ còn càng vào sâu trong nội địa biên độ nhiệt càng lớn, khô hạn, ít mưa,…


Câu 2:

20/07/2024

Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời. Khí quyển có vai trò quan trọng đối với muôn loài trên Trái Đất. Không khí bao gồm các thành phần: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%).


Câu 3:

20/07/2024

Từ xích đạo về cực có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Từ xích đạo về cực có nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng do ảnh hưởng của độ lớn góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng và tính chất mặt đệm (lục địa hay đại dương).


Câu 4:

17/07/2024
Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của áp cao cận chí tuyến.


Câu 5:

12/10/2024
Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.

*Tìm hiểu thêm: "Nhiệt độ không khí"

a. Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ

- Thể hiện qua hình thành các vòng đai nhiệt: Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh, vòng đai băng giá vĩnh cửu.

- Ranh giới giữa các vòng đai dựa vào các đường đẳng nhiệt trung bình năm 200C và đường đẳng nhiệt 100C, 00C của tháng nóng nhất.

b. Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương

- Do bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn, tỏa nhiệt nhanh hơn bề mặt nước nên vào mùa hạ, nhiệt độ ở lục địa cao hơn ở đại dương, vào mùa đông nhiệt độ ở lục địa thấp hơn ở đại dương. Các điểm sâu trong lục địa có biên độ nhiệt cao hơn các điểm gần đại dương.

- Điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều phân bố ở lục địa.

- Nhiệt độ còn có sự khác nhau giữa bờ tây và bờ đông của lục địa do ảnh hưởng của dòng biển.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

 


Câu 6:

04/11/2024
Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời và giảm dần từ Xích đạo về hai cực.

*Tìm hiểu thêm: "Các hệ quả địa lí do chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời"

a. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:

+ Ở xích đạo, ngày và đêm luôn luôn bằng nhau

+ Càng xa xích đạo, thời gian ngày đêm càng chênh lệch

+ Từ vòng cực về cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h

+ Riêng ở 2 cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa:

+ Mùa xuân, mùa hạ có ngày dài hơn đêm

+ Mùa thu, mùa đông có ngày ngắn hơn đêm

+ Ngày 21/3 và 23/9 có ngày đêm dài bằng nhau ở tất cả mọi nơi trên Trái Đất

b. Hiện tượng các mùa trong năm

- Mùa là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng 1 góc không đổi với mặt phẳng quỹ đạo

- Mùa ở 2 bán cầu trái ngược nhau

- Ở vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt, ở vùng nhiệt đới có 2 mùa không rõ rệt, ở vùng hàn đới chỉ có mùa lạnh kéo dài

 


Câu 7:

06/07/2024

Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới và dòng biển nóng.

- Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.

- Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo.

- Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.


Câu 8:

14/10/2024

Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.

*Tìm hiểu thêm: "Phân bố nhiệt độ theo địa hình"

- Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu giảm dần theo độ cao, trung bình giảm 0.60C/100m

- Nhiệt độ không khí còn giảm theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi do liên quan đến góc tới của tia sáng mặt trời tới bề mặt Trái Đất

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

 

 


Câu 9:

11/11/2024

Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực.

*Tìm hiểu thêm: "Phân bố mưa"

- Theo vĩ độ: Mưa nhiều nhất ở xích đạo, mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới, mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến, mưa rất ít ở 2 cực.

- Theo khu vực: theo chiều đông tây phân hóa theo khu vực có lượng mưa khác nhau do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển, vị trí xa hay gần biển…

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

 


Câu 10:

22/07/2024
Vùng cực có mưa ít là do tác động của
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng cực có mưa ít là do tác động của áp cao cực.


Câu 11:

08/10/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực,không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam. - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam). Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

- Các đáp án còn lại là đặc điểm lượng mưa trên Trái Đất 

→ A đúng.B,C,D sai.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

- Áp thấp

+ Ở các khu áp thấp, không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa.

+ Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.

- Áp cao

+ Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa.

+ Ở cực và chí tuyến đều là những nơi có áp cao nên mua ít.

2. Gió

- Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn.

- Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.

3. Frông

- Khái niệm: Là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiễu loạn và sinh ra mưa.

- Phân loại: frông nóng và frông lạnh.

- Nguyên nhân: Dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa, đó là mưa frông.

- Dải hội tụ nhiệt đới

+ Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn, đó là mưa dải hội tụ.

+ Lượng mưa dải hội tụ lớn hơn rất nhiều so với mưa frông.

4. Dòng biển

- Những nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều vì phía trên dòng biển nóng không khí thường chứa nhiều hơi nước.

- Những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi nước không bốc lên được.

5. Địa hình

- Cùng một sườn núi nhưng lượng mưa lại không giống nhau theo độ cao. Ở vùng nhiệt đới và ôn đới, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; tới 1 độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm không khí đã giảm nhiều.

- Cùng một dãy núi, lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió.

II. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới

1. Phân bố mưa theo vĩ độ

- Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ.

+ Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất do có áp thấp, nhiệt độ và độ ẩm cao, chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt.

+ Khu vực chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít do có khí áp cao cận chí tuyến, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.

+ Hai khu vực ôn đới có mưa nhiều do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

+ Hai khu vực cực mưa ít nhất do có khí áp cao ngự trị, không khí lạnh khô, nước không bốc hơi lên được.

2. Phân bố mưa trên lục địa

- Phân bố: Lượng mưa trên lục địa không giống nhau giữa các khu vực và hai bán cầu.

- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của biển và đại dương, dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Ở những nơi gần biển hoặc có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều hơn, những nơi sâu trong lục địa hoặc chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh thường mưa ít.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa

 

Câu 12:

14/10/2024
Phát biểu nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực.

*Tìm hiểu thêm: "Phân bố mưa"

- Theo vĩ độ: Mưa nhiều nhất ở xích đạo, mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới, mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến, mưa rất ít ở 2 cực.

- Theo khu vực: theo chiều đông tây phân hóa theo khu vực có lượng mưa khác nhau do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển, vị trí xa hay gần biển…

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

 


Câu 13:

17/07/2024

Càng về vĩ độ cao

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Càng về vĩ độ cao góc chiếu của tia mặt trời càng nhỏ, thời gian có sự chiếu sáng càng ngắn nên nhiệt độ trung bình năm càng nhỏ và biên độ nhiệt độ của năm càng cao.


Câu 14:

18/07/2024

Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ở vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do các khu khí áp cao hoạt động quanh năm ở đây (Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa).


Câu 15:

12/07/2024

Các nhân tố làm cho vùng ôn đới mưa nhiều là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các nhân tố làm cho vùng ôn đới mưa nhiều là gió Tây ôn đới, dòng biển nóng.

- Gió Tây ôn đới thổi về vùng có khí hậu lạnh nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa. Gió Tây ôn đới gây mưa lớn cho Tây Âu.

- Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương